K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

- Bi kịch của Vũ Như Tô là: 

+ Ông đã đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ, không nhận ra rằng nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân, không thể đứng trên lợi ích của mình mà hủy hoại đời sống nhân loại. Minh chứng là: Việc xây dựng Cửu Trùng Đài không chỉ hao hụt ngân sách triều đình, tăng thuế cho nhân dân và mà còn mất đi nhiều mạng người, dẫn đến cảnh mẹ mất con, con mất cha do việc xây dựng quá đỗi khó khăn và vất vả. Điều đó đã dẫn đến bi kịch nhân dân khởi loạn, quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực và dẫn quân đến trừng trị Vũ Như Tô. 

+ Tuy nhiên, trước cuộc bạo loạn và lời khuyên nhủ đi trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết khẳng định mình không có tội nên không cần phải trốn. 

+ Khi quân khởi loạn đến bắt ông đi, ông vẫn hiên ngang, ông vẫn mải mê ca ngợi Cửu Trùng Đài, luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình và hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.

+ Bi kịch lớn nhất của ông không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn triệt để hơn khi chính mắt ông chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt, công sức và hoài bão của mình tan tành mây khói và chứng kiến cái chết của Đan Thiềm cùng sự ra đi cuộc đời của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn văn tham khảo 1: Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

Trong văn học, ta đã bắt gặp rất nhiều nhân vật phải gánh trên mình nỗi oan khuất, tủi nhục. Nào là nàng Vũ Nương với cái danh "thất tiết", phải trẫm mình xuống sông tự vẫn. Hay như Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông mà tống vào tù suốt mấy năm trời. Đặc biệt, còn có nàng Thị Kính - một người phụ nữ đức hạnh, thảo hiền nhưng lại có số phận oan nghiệt. Chỉ vì muốn cắt cho chồng chiếc râu mọc ngược, nàng bị vu cho cái tội giết chồng, bị cả nhà bên đó ruồng rẫy. Để không ảnh hưởng đến người thân, Thị Kính đành lòng giả trai lên chùa ở. Nhưng như vậy vẫn chưa hết. Ở chùa, nàng bị Thị Mầu giá họa, đổ tội cho nàng làm ả ta có bầu. Thế là Thị Kính bị người đời dè bỉu, chịu oan ức, tủi hổ đến tận lúc chết. Từ đó, độc giả vừa xót thương cho số phận bạc bẽo của nàng Thị Kính, vừa thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc minh oan. Minh oan chính là giải thích, chứng minh bản thân mình trong sạch bằng lời nói, lí lẽ và cả hành động. Việc này giúp con người lấy lại danh dự, tránh được bao hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng nếu ta lựa chọn im lặng, cữ giữ mãi nỗi oan khuất trong lòng thì chính bản thân ta sẽ là người chịu thiệt thòi. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến cả những người mà ta yêu quý. Vậy nên, trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều cần tự biết bảo vệ bản thân. Nếu lỡ chẳng may bị giá họa, ta cần hành động để chứng minh sự trong sạch cho chính mình. Tựu chung lại, qua câu chuyện về nàng Thị Kính, ta có thể rút ra được bài học rằng: việc minh oan là vô cùng cần thiết đối với con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn văn tham khảo 2: Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

"Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?" là một câu hỏi rất hay. Trước tiên, ta có thể hiểu lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động, thái độ hướng về tương lai một cách tích cực. Người sống có lí tưởng luôn biết cách đặt mục tiêu phù hợp, đúng đắn. Từ đó, nhanh chóng đạt được thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi. Đối với thế hệ thanh niên, việc xác định lí tưởng sống lại càng quan trọng, cấp thiết. Với bối cảnh hội nhập không ngừng của thế giới, rất nhiều cơ hội và thử thách đã được đặt ra. Là những người nắm trong tay tương lai nhân loại, thanh niên cần sớm nhận ra giá trị của bản thân. Chỉ khi hiểu rõ ưu - nhược điểm còn tồn tại, ta mới có phương án phát triển và cải thiện phù hợp. Đặc biệt, việc không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng cũng vô cùng quan trọng. Hãy cứ mạnh dạn thể hiện bản thân, mặc kệ cho khó khăn, thử thách gian nan đến mức nào. Và điều đó sẽ dễ dàng được thực hiện hơn khi con người ta có lí tưởng rõ ràng. Đồng thời, thanh niên cũng cần điều chỉnh suy nghĩ, thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của thời đại. Có như vậy, ta mới ngày một hoàn thiện hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân.

- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự.

- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ.

- Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro bụi: mộng lớn tiêu tan

- Bị giải ra pháp trường: mất mạng sống.

=> Ông rơi vào tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả => kết thúc quen thuộc ở thể loại bi kịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

1. Xung đột mang tính lịch sử

- Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn.

- Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích.

- Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc…

- Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài.

- Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô.

2. Xung đột mang tính nhân loại

Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.

- Khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lí tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lí tưởng của bản thân.

- Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vấn đề nghị luận: xung đột trong bi kịch của Vũ Như Tô.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

+ Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

+ Đưa ra các luận điểm, nêu lí lẽ và phân tích các bằng chứng từ tác phẩm để hỗ trợ cho lí lẽ.

+ …

31 tháng 8 2023

- Phản ứng của quân sĩ: 

+ ...Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ...Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi.

 Phản ứng của quân sĩ là coi thường, tức giận trước những việc mà Vũ Như Tô đã làm. Không muốn nghe những lời Vũ Như Tô nói. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả:

+ Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.

+ Băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người yêu cái đẹp nên quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản cũng có 1 vài lời độc thoại nhưng chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung đột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.