K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4

Qua 2 khổ đầu bài Viếng lăng Bác, đã bộc lộ tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của nhà thơ với Bác. Đó cũng là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

18 tháng 3 2021

bài viếng lăng bác ạ;

18 tháng 3 2021

Tác giả Viễn Phương đã đưa chúng ta đến với lăng Bác một cách chân thật nhất, để ta ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên quanh lăng Bác qua khổ thơ đầu tiên:

 

' Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng 'Câu thơ mở đầu như lời chào chân thành mà tác giả muốn gửi đến Bác rất thành kính và trang nghiêm nhưng đâu đó vẫn có sự thân thuộc, yêu thương qua từ ngữ xưng hô 'con' và 'Bác' lời xưng hô thân mặt như tình cảm của một đứa con ở miền Nam xa xôi sau bao năm xa cách gửi đến người cha thương của mình. Sự ra đi của Bác là nỗi mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam, Người đã hi sinh cả cuộc đời mình vì độc lập tự do dân tộc, đất nước. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh từ ''viếng'' thành từ ''thăm'' để giảm đi nỗi đau xót vô vàn dâng trào trong lòng, Bác đã đi xa mãi mãi nhưng trong tim mỗi người dân Việt Nam luôn có Bác. Khung cảnh ngoài lăng còn được tác giả miêu tả đặc sắc qua những hàng tre xanh xanh. Hình ảnh cây tre đã có từ bao đời nay luôn xuất hiện trong nền thơ ca Việt Nam:'Tre xanh xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy nên thành tre ơi'Nhà thơ chợt nhận cảm thấy rằng hình cảnh cây tre kia như ý chí của con người Việt Nam, bất khuất, kiên cường trong mọi khó khăn, gian khổ. Dù có bao nhiu gian khổ thì họ vẫn cùng nhau đoàn kết lại để thành như nhưng hàng tre cao vút, thẳng hàng, hiên ngang để vượt qua khó khăn cung nhau. Từ láy '' xanh xanh'' sử dụng ở đây như chỉ con người, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn 'xanh' màu xanh của sự bất diệt. Lớp con cháu kế tiếp lớp cha ông ta sẽ luôn bất khuất, dũng cảm, kiên cường để bảo vệ dân tộc. Khổ nhất bao trọn là cảm xúc đầu tiên khi tác giả đến thăm lăng Bác lần đầu, trongkhổ thơ có nỗi sự tiếc thương vô hạn khi Bác đi xa nhưng ẩn chứa trong đó phảng phất là niềm tự hào dân tộc. Qua khổ thơ tiếp theo, chúng ta theo chân Viễn Phương để tiến dần vào trong lăng Bác:'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân''Hình ảnh mặt trời xuất hiện rất nhiều trong nền thơ ca Việt Nam ( nêu thơ ). Hình ảnh mặt trời của tự nhiên luôn soi sáng cho vạn vật. Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói đên Bác, Người như mặt trời vậy hi sinh cuộc đời mình vì cách mạng Việt Nam, soi sáng đường đii đến độc lập tự do cho dân tộc ta. Sự cống hiến to lớn của Bác là tấm gương sáng cho lớp trẻ Việt Nam noi theo. Điệp từ 'ngày ngày' nhấn mạnh luôn có người nhớ đến Bác - vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, sự liên tục của thời gian lặp đi lặp lại của thiên nhiên như lí tưởng, í chí của Người sẽ luôn sáng chói như mặt trời kia vậy. Sự miên man, trải dài vô tận của dòng người vào viếng lăng Bác mang những phút giây trang nghiêm và tĩnh lặng trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn trước sự ra đi của Bác. Dòng người ấy luôn đi mái trong niềm thương nhớ Bác, dòng người ấy đã trở thành một tràng hoa dâng dài vô tận để dâng lên Bác Hồ kính yêu. 'Bảy mươi chín mùa xuân' là số tuổi của Bác. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình. Qua khổ thơ tác giả muốn nhấn mạnh sự hi sinh và cống hiến có ý nghĩa to lớn với dân tộc Việt Nam, sự hi sinh ấy đã giúp chúng ta có nền độc lập, hòa bình hôm nay.

16 tháng 2 2022

Refer

undefined

18 tháng 3 2021

 Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.