Tôi luôn băn khoăn cái lẽ mà cuốn sách “ Quẳng gánh lo đi mà vui sống” từng nhắc tới:

                              “ Hai người cùng nhìn ra song cửa nhà tù,

                                 Một người nhìn thấy bùn đen

                                 Còn người kia nhìn thấy những vì sao ”

          Đôi mắt được ví tựa như cửa sổ tâm hồn con người , có nhìn vào, có nhìn ra, có nhìn mờ nhạt, có cái nhìn thì  thông suốt, có người nhìn bằng lăng kính u tối, tiêu cực, nỗi buồn bủa vây, có người lại nhìn thấy cuộc đời tươi sáng, tích cực, sâu sắc hơn…Chính vì vậy mà Machiavelli từng nói “ Ai cũng có mắt nhưng ít người có khả năng nhìn thấu suốt”. Câu nói của Machiavelli có ý rằng, đôi mắt cấu tạo theo sinh học thì ai cũng như ai, tuy nhiên để có một đôi mắt nhìn đời “ thấu suốt “, cái nhìn sâu, nhìn đúng thì không phải ai cũng có. Cuộc sống đa dạng muôn màu, nhưng “lăng kính nhìn đời” còn đa dạng hơn thế, bởi có khi, mỗi cá thể con người lại có một “ đôi mắt “ khác nhau ; gần như mỗi người sinh ra lại có một cuộc sống, có thể là một mạch suối ngầm tâm tư sâu sắc, hoặc cũng có thể là một tờ giấy phạc phờ mờ nhạt…Chính vì từ nhiều “đôi mắt” khác nhau ấy , từ đó khắc hoạ được bản chất, cá tính, tư tưởng,…của mỗi người, nghĩa , có người sẽ biết nhìn nhận sâu sắc, như cách mà sư thầy Thích Nhất Hạnh nhìn đời qua những cuốn sách mà mình viết, hay cũng có người có cái nhìn giản đơn hơn, tầm thường hơn, kém cỏi hơn… Cái nhìn thông suốt là gì? Là khi bạn nhìn cái áo đẹp đang mặc, bạn phải nghĩ ngay đến tiền bạc bố mẹ làm lụng cực nhọc để mua cho bạn, chứ chưa chắc gì bố mẹ bạn cũng được mặc đẹp như thế. Nhìn sâu là khi bạn vươn vai thức dậy trong một cuộc sống yên bình, bạn phải cảm ơn những anh hùng đã ngã xuống cho bình yên hôm nay; Là khi bạn ăn được một bữa cơm ngon, bạn phải biết ơn người đã đi chợ, chuẩn bị, nấu từng món ăn bắt mắt như vậy. Nhìn thông suốt có nhiều biểu hiện và cách thức khác nhau, nhưng cơ bản thì trước hết, từ những cái nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, ta cũng tập cách nhìn sâu như vậy. Không những thế ,đôi mắt có nhìn thâu suốt được hay không còn dựa vào việc bạn dùng lăng kính màu gì, có thường xuyên “lau bụi” cho nó hay không còn dựa vào việc bạn dùng lăng kính màu gì, có thường xuyên “lau bụi” cho nó hay không. Tức, việc có được đôi mắt nhìn sáng suốt không phải là bẩm sinh của con người, mà là từng bài học, kinh nghiệm, tư tưởng mà con người học được, thay đổi được qua từng ngày, đương nhiên là những bài học bổ ích tích cực, chứ không phải như một số bạn trẻ hiện nay, chỉ vì đi sai hướng mà không chỉ không thể nhìn nhận đúng mà còn nhìn nhận sai, lệch chuẩn đạo đức con người, ảnh hưởng xấu đến cả một thế hệ tương lai đất nước. Họ liên tục sống trong mơ mộng thiếu thực tế, dựa vào uy quyền, địa vị, tiền tài, hay cả bị sa đà lẫn vào những thú vui , dục vọng vô nghĩa…. Suy cho cùng,” lòng ta là muốn làm đầm sen hay cỏ úa? Đầm sen hay cỏ úa, do lòng ta mà thôi” ( Nếu biết trăm năm là hữu hạn) Từ câu nói của Machiavelli, bản thân tôi cũng đưa ra được cả cách rèn dũa, luyện tập để có cách nhìn “ thấu suốt”. “ Tiên học lễ, hậu học văn”, đầu tiên , ở cái tuổi mà tiến sĩ Đặng Hoàng Giang gọi là “ hậu tuổi thơ”, chúng ta đều cần nhận thức được việc học những đạo đức cần thiết như là ngoan ngoãn, lễ phép, thật thà, chăm chỉ, biết lắng nghe,… Thêm vào đó theo ý kiến ở cá nhân tôi, bạn cần tĩnh tâm lại ở các cuốn sách hay, bởi đọc sách còn là cách chúng ta hiểu thêm nhiều điều hơn trong cuộc sống, có thêm được nhiều góc nhìn, từ đó bổ sung tinh tuý vào “đôi mắt” chúng ta; Học cahs quan sát, sống chậm lại đôi chút,... Lời chấp niệm của nhà triết học và nhà văn thời phục Hưng người Ý quả thật đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho mỗi chúng ta về góc nhìn mà mỗi con người chúng ta đang hướng tới cuộc sống trước mắt. Vậy, ngay lúc này, hãy ngồi lại và thử ngẫm xem , bạn đang nhìn cuộc sống bằng đôi mắt nào?

Cre: Nguyễn Ý Nhi - Chuyên văn PBC