K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

 Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh  mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổi lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. Ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

Học tốt

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản

thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc "Thân em" để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: "Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?" Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Tác giả sử dụng một biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ. Nói lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử". Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. "Tấm lòng son" tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con. Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

Trả lời:

 Biện pháp nghệ thuật: Miêu tả về khung cảnh, có từ láy gợi hình, đảo ngữ.

Tác dụng: Miêu tả về khung cảnh làm cho bài thơ không thấy trống vắng, thiếu người ở một nơi hẻo lánh

Từ láy gợi hình làm cho khung cảnh cùng với con người trở nên sinh động, gợi lên tình cảm thiên nhiên cùng con người trong bài

Đảo ngữ là phép đối của tác giả là bà Huyện Thanh Quan, đảo vị ngữ lên đầu và chủ ngữ xuống sau

#Học tốt:))

14 tháng 3 2020

. Biện pháp nghệ thuật: Miêu tả về khung cảnh, có từ láy gợi hình, đảo ngữ.

Tác dụng: Miêu tả về khung cảnh làm cho bài thơ không thấy trống vắng, thiếu người ở một nơi hẻo lánh

Từ láy gợi hình làm cho khung cảnh cùng với con người trở nên sinh động, gợi lên tình cảm thiên nhiên cùng con người trong bài

Đảo ngữ là phép đối của tác giả là bà Huyện Thanh Quan, đảo vị ngữ lên đầu và chủ ngữ xuống sau

Nhớ k Đúng cho mk nha

14 tháng 3 2020

Sơ đồ tư duy các luồng nhập cư vào châu mĩ

14 tháng 3 2020

Bạn vào link này tham khảo nhé https://i.imgur.com/RqNiE6X.png

14 tháng 3 2020
  • Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng
  • Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. Đây là một quan niệm sai trái bởi câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.
14 tháng 3 2020

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam hết sức thanh bình yên ả, đi vào thơ ca nhạc họa của muôn đời. Dịp hè vừa rồi, nhân một chuyến đi thăm quê nội, em đã có dịp ngắm cánh đồng lúa của làng. Cảnh đẹp ấy đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em.

Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.

Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuộc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Em thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.

Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của em mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, em cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.

14 tháng 3 2020

cảm ơn bạn

13 tháng 3 2020

(ko đăng nội quy đâu) Nhắc nhở: ko đăng linh tinh...

#Học tốt.

13 tháng 3 2020

Mình nè

Ko đăng nội quy nha!

Bài 1 

a, . Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú:

 
- “Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”.
- “Gió bất hiu hiu, sếu kêu trời rét”.
- “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”.
- “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đẩy nước”
 
- vân vân.
 
Ở miền Bắc nước ta, vào tháng bảy, tháng tám hàng năm thường có nhiều mưa, mưa rất to, mưa tầm tã, mưa nhiều ngày, gây ra bão, lũ lụt. Chỉ nhìn đàn kiến bò, 10 lượt kéo đi hàng đàn, nhân dân ta biết: sắp có mưa to, lũ lụt lớn sắp xảy ra: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lũ lụt”. Hoặc:
 
- “Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới”.
- “Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to”

b, “Nhất thì, nhì thục” là câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ: “nhất thì” (kịp thời vụ, đúng thời vụ). Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. mất án. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ: “nhì thục”. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.

c,

Câu 1                                 -  Thân em như giếng giữa đàng                   Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.                                -  Thân em như dải lụa đào                              Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.                               -    Thân em như hạt mưa rào                          Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.  Ba...
Đọc tiếp

Câu 1 

                                -  Thân em như giếng giữa đàng

                   Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

                                -  Thân em như dải lụa đào 

                             Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

                               -    Thân em như hạt mưa rào 

                         Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.  

Ba câu trên thuộc chủ đề quen thuộc nào trong nhũng bài ca dao dân ca mà em đã học.

Chép 2 bài ca dao cũng bắt đầu bằng cụm từ " thân em " . 

Câu 2:

Xác định các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ qua đèo ngang và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?

2
14 tháng 3 2020

a. Điểm giống nhau của ba câu ca dao:

- Đều là tiếng than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Mở đầu bằng motif "thân em".

b. Ba câu ca dao thuộc chủ đề ca dao than thân.

c. 2 câu ca dao:

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

- Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân.

14 tháng 3 2020

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

- Đảo ngữ, từ láy, phép đối -> Hiện ra hình ảnh con người thưa thớt, ít ỏi khiến cho cảnh  vật càng vắng lặng, đìu hiu.

Tác dụng:

Việc dùng các từ trái nghĩa ấy có tác dụng là làm cho lời ăn tiếng nói sinh động hơn.

hok tốt!!

Tác dụng:

Nêu ra đặc điểm về chiều rộng và chiều ngang của sự vật

Học tốt

Kiru~~

13 tháng 3 2020

a,1. Điệp ngữ cách quãng  “ thương thay” nhấn mạnh, tô đâm sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng của người lao động.

b,–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

học tốt

Trả lời

- Tác giả sử dụng điệp ngữ " thương thay " nhằm thể hiện sự đồng cảm đối với thân phận của những con vật nhỏ bé và óm yếu cũng như với những con người thấp yếu trong xã hội ngày xưa!!!

           ~Học tốt~