Có người khi đọc xong ba câu thơ trên, nực cười nên và nói: “Sống dễ mà lấy đâu ra mà khó cơ chứ?” Nhưng thực ra cái ”sống” mà tác giả nói đến ở đây lại rất khó không như bao người nghĩ; Sự sống ở đây là một thông điệp hay cũng là quan điểm của Lò Ngân Sủn: “Sống nhưng làm sao phải có ích cho đời, để cho cuộc đời này thêm tươi đẹp ý nghĩa hơn”. Để mọi người hiểu rõ hơn về thông điệp ấy của tác giả thì ta sẽ bắt đầu tìm hiểu ngay với câu thơ đầu tiên: 

          “Có người sống mà đã chết”

Ở đây ta thấy ngay biện pháp tu từ đối lập “người sống” với “đã chết”nhằm nhấn mạnh ý thơ. Và câu thơ đầu cũng sẽ khiến người đọc đặt ra nhiều thắc mắc: “Tại sao người sống mà tác giả nói rằng đã chết?”. Và hai từ “đã chết” đó cũng là một cách nói tránh đi cho lỗi lầm và tội lỗi không thể tha thứ. Điều đó càng nói nên đó chính là một con người mang tội lỗi, gây tội ác với đời không thể tha thứ hay chấp nhận người đó tồn tại. Với mọi người xung quanh họ như những người đã chết, coi họ như không hề nhìn thấy hay biết hoặc nhìn bởi sự căm ghét, coi thường. Bằng việc sử dụng biệp pháp đối lập lẫn nói tránh tác giả đã nói rất rõ nên một kiểu người trong xã hội một cách ngắn gọn trong 1 câu thơ. Cũng với biệp pháp đối lập đó nhưng lại là một điều hoàn toàn mới trong câu thơ thứ hai: 

       “Có người chết mà vẫn sống” 

Không giống câu thơ đầu tác giả sử dụng từ “đã chết” mà câu thơ này là “vẫn sống”. Từ vẫn chỉ một sự tồn tại lâu dài, dai dẳng và vĩnh cửu của một sự sống. Có người vốn đã chết không còn tồn tại trên đời vậy mà lại được tác giả cho là vẫn sống. Hẳn đó là một người mang lại ý nghĩa lớn cho cuộc đời, sự tồn tại của họ mãi là một tia sáng mang niềm tim hi vọng cho mọi người, dù họ đã chết nhưng cái tư tưởng cảm hứng động lực họ truyền đi tồn tại mãi trong lòng mọi người. Ta có thể thấy vị tổng thống thứ 32 của Hoa kì Roosevelt đã là một tia sáng mãi ở trong lòng của mọi người về một người nghị lực mang ý chí kiên cường vĩ đại. Và đó là kiểu người thứ hai mà tác giả muốn nhắc đến “người sống mang ý nghĩa cho đời”. Hai câu thơ đầu chỉ với biện pháp đối lập và xen lẫn hai từ “sống” và ”chết” đã nói nên được rất rõ sự tồn tại của hai kiểu người trong xã hội để rồi Lò Ngân Sủn đã phải thốt nên: 

      “Ở đời khó nhất là: sống”

Đó không phải là một người chỉ biết sống và tồn tại trên cuộc đời này! Sự sống mà tác giả muốn nói là sống sao cho cuộc đời có ý nghĩa, sao cho trong lòng mọi người nhìn với hình bóng tốt đẹp mà ta mang lại. Và đó mới là một cuộc sống thật sự. Chúng ta đang sống, đang bình thường và phải biết lựa chọn cho mình một cách sống đúng đắn sao cho không phụ lòng mọi người nói chung và người thân ta nói riêng. Là một học sinh em vẫn luôn ngày đêm lỗ lực học tập, tu rèn đạo đức để sau này là một con người có ích, sống vui vẻ với đời; hơn hết ở hiện tại em vẫn luôn tuyên truyền với mọi người cách sống tích cực để họ noi theo. 

-Bài văn gửi lúc 9h10p ngày 30/12/2023. Để không bị nhầm lẫn với bài văn em không thụt vào đầu dòng ở mỗi câu thơ và chỉ tách câu thơ cho đoạn văn nhìn dễ hơn