Tác giả Lò Ngân Sung nói "có người chết mà vẫn sống" vì có nhiều người khi sống đã có lối sống đẹp, sống ý nghĩa, sống cống hiến, lưu lại tiếng tốt cho muôn đời."có người sống mà đã chết" vì cũng có người sống cuộc đời mờ nhạt, sống vô nghĩa, nhàm chán, vô ích, hại nước hại thân, kìm hãm sự phát triển của đất nước.Tác giả muốn khuyên, nhắn nhủ mọi người hãy biết sống khoẻ sống đẹp, sống hữu ích, sống cống hiến, làm đẹp cho đời.“Chết” là một khái niệm khá phức tạp và có thể được định nghĩa khác nhau tùy theo phương diện tiếp cận. Trong câu nói trên, có hai từ “chết” và được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Từ “chết” thứ nhất là cái chết mang tính chất thể lý, nghĩa là một trạng thái khi con người không còn khả năng hô hấp, mọi cơ chế hoạt động tuần hoàn trong cơ thể con người ngừng lại. Còn từ “chết” thứ hai lại mang ý nghĩa là không còn tồn tại, biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc sống trần gian này. “Sống” trong câu nói của Lỗ Tấn theo một cách hiểu là một con người vẫn còn tồn tại trong con tim của người khác, vẫn còn một vị trí nhất định trong lòng người khác tuy thân xác không còn trên cuộc sống thực tại trần thế này. Có thể hiểu ý nghĩa câu nói của nhà văn Lỗ Tấn như sau: Con người chỉ thực sự chết khi hình bóng của họ không còn hiện diện trong tâm trí người khác, không còn được người khác nhớ đến nữa. Hiểu rộng ra hơn nữa thì cũng có thể hiểu là nếu một người đang sống mà không có chỗ đứng trong lòng của bất cứ ai thì chẳng khác gì họ đã chết. Đến đây, ắt hẳn mỗi người chúng ta đều có một mối băn khoăn: “Làm thế nào để tồn tại mãi trong lòng người khác?”. Khi một người chết đi, điều đó thật đau khổ, nhưng còn đau khổ hơn nhiều khi mọi ký ức về họ không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. Cái chết về mặt thể lý có thể khiến những người thân của chúng ta đau buồn, nhưng nghĩ lại, chúng ta sẽ đau buồn hơn gấp bội khi cái chết về tâm hồn xảy đến. Cuộc sống trần thế của chúng ta không mang lại ý nghĩa gì để những người khác phải nhớ đến, phải trân trọng gìn giữ. Có những người, sau khi chết đi, hình ảnh họ vẫn luôn hiện diện trong đời sống. Lúc sinh thời, họ đóng góp nhiều cho xã hội, họ giúp đỡ những người khác bằng tình yêu và sự quan tâm sẻ chia, họ góp phần xây dựng xã hội bằng tài năng của chính mình. Những phẩm chất cao đẹp ấy tạo dựng nên giá trị của bản thân họ, và chính điều đấy tạo nên sự trường tồn của họ trong mắt người khác.Mỗi chúng ta tuy chết đi nhưng bao lâu những kỷ niệm, những hình ảnh của chúng ta vẫn luôn in đậm trong tâm trí những người yêu thương thì chúng ta vẫn còn tồn tại trên cõi đời này. Chúng ta không còn hiện diện nhưng đối với những người thân trong gia đình, những người bạn chân thành, chúng ta vẫn luôn ở trong trái tim họ, với những kỷ niệm tuyệt vời nhất, những hình ảnh đẹp nhất. Những kỷ niệm, những hình ảnh đấy là những tượng đài mà chúng ta đã cố công xây dựng trong lòng người khác bằng phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình, bằng tình yêu thương đồng loại, bằng sự sẻ chia và quan tâm đến nhau, bằng tấm lòng bao dung, độ lượng. Chúng ta sống bằng tình yêu dành cho người khác, sống bằng quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh ta thì chúng ta sẽ có chỗ đứng trong con tim họ, và vị trí của chúng ta sẽ không mất đi cho dù chúng ta “trở về cát bụi”. Khi còn sống chúng ta luôn dành một vị trí trong lòng chúng ta cho những người khác thì khi “quay về miền cực lạc” thì trong lòng họ chúng ta vẫn luôn ở đấy. Xa mặt cách lòng nhưng những gì chúng ta đã thực hiện cho họ sẽ luôn tồn tại mãi. Giá trị của phẩm cách con người được xây dựng nên từ những sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc nhỏ nhoi như thế. Con người có thể mất đi, nhưng giá trị đấy vẫn luôn trường tồn để từ một nơi xa xôi nào đó, chúng ta vẫn có thể “ngậm cười nơi chín suối”. Bất kỳ giây phút nào khi đặt tay lên ngực trái, ta vẫn nghe thấy trái tim mình đang đập, ngay lúc ấy hãy cho bản thân một cơ hội để “sống đẹp” ở trong lòng của mỗi một cá nhân để có thể khiến cho thế giới ngày càng trở nên tốt đẹp và bình yên hơn.

 

≈❆Nguyễn Ngọc Linh❆≈