K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 là một hạng mục từ (hoặc nói chung hơn là các mục từ vựng) có các thuộc tính ngữ pháp giống nhau.

là một hạng mục từ (hoặc nói chung hơn là các mục từ vựng) có các thuộc tính ngữ pháp giống nhau.

 
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau:  Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau: 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới, thivien.net) Chú thích: – Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực Thơ mới đả kích các nhà thơ “cũ”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội. – Me (từ cũ): Mẹ. – Nội: cánh đồng. – Chửa: chưa.
0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.

    (2) Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?

(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 2 cặp từ, cặp cụm từ đối lập được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó?

Câu 5. Anh/Chị rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên?

0
DT
9 tháng 4

1. Yếu Tố Tượng Trưng:

- Hình Ảnh Mẹ: Mẹ không chỉ là người sinh thành mà còn tượng trưng cho sự ấm áp, bảo bọc, và tình yêu vô điều kiện. Mẹ có thể là biểu tượng của quê hương, của nguồn cội và sự nuôi dưỡng tinh thần.

- Hình Ảnh Thiên Nhiên: Có thể được sử dụng để biểu hiện cho sự sống, sự thay đổi không ngừng của thời gian, hoặc là nơi trú ẩn tâm hồn.

- Hình Ảnh Khác: Tùy vào nội dung cụ thể của bài thơ mà các hình ảnh khác được sử dụng như tượng trưng cho những ý nghĩa sâu xa khác nhau.

2. Cấu Tứ và Nghệ Thuật:

- Cấu Trúc Bài Thơ: Xem xét cách bài thơ được tổ chức, từ ngôn từ, câu chữ, đến sự sắp xếp của các khổ thơ.

- Ngôn Ngữ và Hình Ảnh: Ngôn ngữ trong thơ của Ý Nhi thường giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ để tạo nên những lớp nghĩa phong phú.

- Nhịp Điệu và Âm Nhạc: Cách nhịp điệu được xây dựng trong thơ có thể tạo ra âm hưởng riêng, hỗ trợ cho việc truyền tải cảm xúc và thông điệp.

- Cảm Xúc và Sắc Thái: Cảm xúc truyền tải qua từng dòng thơ, cách tác giả dùng từ ngữ để biểu đạt sắc thái cảm xúc.

8 tháng 4

"Bài thơ kính gửi mẹ" của Ý Nhi là một tác phẩm văn học có chủ đề tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo. Chủ đề chính của bài thơ này là tình yêu thương, sự hiếu thảo và sự biết ơn đối với mẹ. 

Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ này là sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc của người con dành cho mẹ. Bài thơ thể hiện sự biết ơn vô hạn của người viết đối với mẹ, người đã hy sinh, dạy dỗ và chăm sóc con trẻ với tình thương mãnh liệt. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những dòng thơ ôn tồn, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc, tạo nên một bức tranh tình cảm ấm áp và sâu lắng về tình mẹ con.

Nhìn chung, bài thơ này thể hiện một cảm xúc biết ơn và tình yêu sâu sắc từ người con dành cho người mẹ, đồng thời làm nổi bật chủ đề quan trọng về tình mẫu tử trong văn học.

4
456
CTVHS
8 tháng 4

cóa

   Đồng Nai là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của nước ta. Không chỉ có những cảnh quan đẹp mà Đồng Nai còn nổi bật với những câu ca dao, tục ngữ được cha ông ta truyền lại từ bao đời nay. Trong đó có câu ca dao mà em ấn tượng nhất là:

 

Biên Hòa có bưởi Thanh Trà

Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh

      Câu ca dao này đã mang đến cho chúng ta một đặc sản nổi tiếng ở Đồng Nai. Đó chính là bưởi Thanh Trà ờ Biên Hòa – Đồng Nai. Bưởi ở đây có một vị ngọt đậm đặc trưng mà không vùng nào có được. Do những gốc bưởi được trồng trên đất phù sa và được người dân chăm sóc tỉ mỉ nên nó mới có chất lượng cao và được nhiều người biết đến. Qua câu ca dao này chúng ta không chỉ biết thêm một đặc sản ở Đồng Nai mà chúng ta còn biết thêm những đặc sản ở vùng khác chẳng hạn như nem nướng ở Thủ Đức và khu núi Điện Bà trên núi Bà Đen ở Tây Ninh. Nếu có dịp chúng ta hãy đến Đồng Nai để đi du lịch, nghỉ dưỡng cùng gia đình cũng như để thưởng thức những món đặc sản ở nơi đây.

tick