K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3:

Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu. Ðầu những năm 40 của thế kỷ 20, nước ta mới gây dựng phong trào cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Ðông - Nam Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách mạng đó trong bài "Nhóm lửa" (01-8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn?
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân,
Cũng lo sợ lửa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi quạt,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió, chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.
Gió càng cao, ngọn lửa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lửa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con công giáo ở Phát Diệm, Bác nói: "Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui". Những lời nói của người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ ràng, song vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno, Chính phủ bạn dành phòng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi cỏ rộng phía trước, rút dép cao-su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta quây quần quanh Bác. Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) "Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc", trong đó có những câu:
Người không thích ngồi ghế danh dự, suy tôn
Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là "người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tolstoi" (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. "Ngục trung nhật ký" gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942 - 9-1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Ðọc bản dịch thơ Bác cho Bác nghe, Bác không nói gì chỉ tủm tỉm cười. Ðánh bạo hỏi Bác, Bác nói: "Các chú quý thơ, yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng không dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thôi thì các chú cùng Bác sáng tác vậy". Có cái hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kỹ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận mình và người rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng... Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc hiền triết xưa nay, không có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ...; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu... (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”...). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử... Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là, "văn tức là người" là thế.
Còn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa như sự giản dị có ở muôn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ ... ở Bác là do cội nguồn: giản dị của cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: "Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được". Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể: "Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì! Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn:
- Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỷ niệm.
Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì không ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: S - N - K (Suy nghĩ kỹ). Ðến uyên thâm và vĩ đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: "Suy nghĩ kỹ" (bài “Ðóa sen hồng”, báo Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28-4-1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do

26 tháng 2 2019

Câu 1 : "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 

              Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Nội dung: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

Câu 2 : 

- Luận điểm chính : là cái tựa đề " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

- Luận điểm1: "dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước"
- Lí lẽ: đó chính là truyền thống quí bau của nhân dân ta . 
- Dẫn chứng: "Từ xa xưa đến nay................cướp nước"
- Luận điểm chính : là cái tựa đề "  bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ""
- Luận điểm : "lịch sử ta....... nhân dân ta";)
- Dẫn chứng : Bà Trưng , Bà Triệu.....
- Luận điểm :" đồng bào ta ngày ......... ngày trước"
- Dẫn chứng được sắp xếp theo mô hình "từ........ đến"
\(\Rightarrow\) Bố cục mạch lạc

Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

Câu 3 :                     Bài làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

           Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

25 tháng 2 2019

Xin gõ dấu giùm, đề bài dài + ko dấu. Đọc thánh mới hiểu

25 tháng 2 2019

gây cho ta tình cảm ta chưa có: chúng ta sống ở vùng thôn quê yên bình và hạnh phúc , từ l;úc cha sinh mẹ đẻ tới giờ chúng ta luôn cảm thấy cuộc sống nhipk nhàng trôi và chưa cảm nhận được dư vị của sự trải nghiêm. thế nhưng khi đọc song bài vượt thác của võ quảng, chúng ta được biết đến với một anh hùng nơi sông thác và sự kiên trì , mạnh mẽ dường nào. và cũng từ đó mà chúng ta yêu quý thêm những con người lao động và biết thêm về họ

luyện cho ta tình cảm ta sẵn có: chúng ta lớn lên đã biết tình mẹ thật vĩ đại và cao cả. thế nhưng khi đọc song bài mẹ tôi, chúng ta lại thấy yêu thương hơn người mẹ đã sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì chúng ta. hiểu thêm về mẹ. yêu thêm . đó chính là tc mà văn chương bồi đắp cho ta

chị bảo em nè: riêng với bài này em tách 2 ý ra maf cm, lấy ví dụ không nhất thiết phải theo chị nha. chị hơn em một lớp thui nên chị vẫn nhớ kiến thức lớp 7 lắm em à

25 tháng 2 2019

Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)

25 tháng 2 2019

Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.
Đoạn văn tả quê hương:
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

26 tháng 2 2019

1. Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

Từ thuở con người xuất hiện trên Trái Đất, môi trường sống là một điều kiện không thể thiếu cho sự sinh tồn của sự vật và con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.

Môi trường là không gian sống của con người, động vật,...Bao gồm tất cả những gì xung quanh ta và được phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như không khí, nước, đất, rừng,... Là lá phổi xanh của Trái Đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng rạng ngời,... Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình

Môi trường là bầu không khí cho ta hít thở. Nhưng bây giờ thì bầu không khí ấy đang bị ô nhiễm do những nhà máy, xí nghiệp mà ta đã tự hào dựng lên, thả khí độc nghi ngút, làm cho một giây Trái Đất nặng thêm một tấn bụi. Những chiếc xe ô tô, xe máy tấp nập liên tục chạy trên đường, khói xả ra đen bụi cả đường phố. Làm cho không khí trở nên ngột ngạt nặng nề. Từ đó, tầng ô-zôn ngăn cản sức nóng của Mặt Trời cũng đang bị thủng ngày một lớn hơn. Sức nóng ấy làm băng tan ra và tràn vào đất liền gây ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xit làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.

Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc,...dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra.

Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.

Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Ví dụ như: làm nước uống, giao thông đường biển, và nhiều sinh hoạt khác. Hãy nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì mọi vật sẽ ra sao? Sẽ chất dần, héo dần vì mất nước, khô khan. Điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ phung phí, không biết sử dụng hợp lí. Người ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Rồi con người lại sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh bệnh. Ôi, thật kinh khủng! Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối. Như mọi người cũng đã biết, Hồ Gươm là nơi rất sạch đẹp, dành cho mọi người đi tham quan, ngắm cảnh ở đây. Nhưng cách đầy không lâu có một bài báo đưa tin về việc ý thức người dân bị giảm sút làm cho hồ bị ô nhiễm, mất đi vẻ đẹp văn hóa của Hồ Gươm.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật,...Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.

Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.

26 tháng 2 2019

2. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

GIÚP MK NHÉ!!!!!!!!!!

mk đang cần lời chèo (làn điệu vdụ a í a...) cửa đoạn trích nỗi oan hại chồng trong vở chèo quan âm thị kính 

Mk cần gấp

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, kinh tế không đứng vững và ổn định. Chính vì điều đó mà chúng ta phải thực hành lối sống tiết kiệm ngay từ bây giờ.

Theo các bạn, thế nào là tiết kiệm?
Tiết kiệm đó chính là sự chắt chiu giữ gìn của cải vật chất để nó không bị cạn kiệt thậm chí còn sinh sôi nảy nở hay trong cuộc sống chính là chi tiêu mọi thứ một cách hợp lí và không lãng phí của cải vật chất mà con người làm ra. Việc tiết kiệm ấy hết sức là cần thiết đối với mỗi chúng ta.

Vậy vì sao phải tiết kiệm? Tại sao chúng ta lại phải thực hành lối sống tiết kiệm? Bởi tiết kiệm là một đức tính tốn. Trong bối cảnh xã hội còn khó khăn thì tiết kiệm sẽ khiến xã hội có thêm nhiều nguồn vốn tích trữ để chuẩn bị cho các công trình , cơ sở hạ tầng để phát triển xã hội, đối với bản thân mỗi người thì tiết kiệm giúp bạn duy trì một cuộc sống đầy đủ và sung túc mà không phải lo lắng xem hôm nay chúng ta nên ăn gì, ta có nên mua thêm một chiếc áo mới,... Khiến chúng ta có thể kiểm soát của cải vật chất để không bị lãng phí hoặc hao tổn vô ích. Bên cạnh đó, thực hành lối sống tiết kiệm giúp mỗi người rèn luyện được nhiều đức tính tốt trong lao động và dựng xây, đó cũng chính là đức tính tốt đẹp của ông cha ta ngày xưa, của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu, của những người Nhật Bản kiên cường. Những người dân ở Nhật Bản họ sống rất tiết kiệm, sau khi trải qua nhiều trận sóng thần, dò rỉ chất phóng xạ và nhà máy hạt nhân, kinh tế nước Nhật phải đối mắt với nhiều khó khăn , họ dựng xây lại từ đầu mọi thứ. Trong công cuộc dựng xây tái tạo ấy, chính lối sống tiết kiệm đã giúp họ có một đời sống phát triển và chất lượng cuộc sống cao như ngày nay. Bởi lẽ vậy, mỗi con người ta cần sống tiết kiệm.

Vậy chúng ta nên làm gì để thực hành lối sống tiết kiệm? Trước hết hãy tiết kiệm của cải, nguyên liệu trong sản xuất và sinh hoạt. Nhất là tài nguyên thiên nhiên hiện nay cần được tiết kiệm khai thác bởi những mỏ than, quặng đá qua hàng trăm nam bị con người khai thác mạnh mẽ giờ đây đã dần cạn kiệt, chẳng mấy chốc mà dân ta không có than để đốt, bao nhà máy sẽ không còn nhiên liệu để sản xuất công nghiệp. Trong đời sống sinh hoạt, mỗi người nên học cách tiết kiệm cho chính bản thân mình. Từ những thứ hữu hình và cả những thứ vô hình. Hãy biết tiết kiệm đồ ăn, nguồn nước, nguồn điện thắp sáng và nhiều vật dụng khác. Hàng ngày, ta nên tiết kiệm thời giờ, sử dụng giờ hợp lý, có hiệu quả bởi người xưa từng nói " thời gian là vàng là bạc". Vàng , bạc được coi là của cải vật chất, như vậy thời gian đóng vai trò rất quan trọng và cần con người sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh những con người có nhận thức và đang thực hành lối sống tiết kiệm thì vẫn có những kẻ chi tiêu hoang phí, sống trên sức lao động của người khác để hưởng thụ và tiêu tiền. Có kẻ tự cho mình là người khá giả, vung tiền không cần nghĩ, bỏ ra quá nhiều tiền cho những thú vui xa xỉ. Mà những kẻ đó không nghĩ rằng, tiền không phải tồn tại mãi mãi, " miệng ăn núi lở" rồi cũng sẽ có ngày tiền cạn kiệt.

Thực hành lối sống tiết kiệm là một trong những hành động cần con người làm và coi nó là một đức tính bắt buộc trong cuộc sống. Như vậy chúng ta mới có thể phát triển, đất nước giàu mạnh

Việc tiết kiệm không phải bằng mọi giá mà tiết kiệm những gì cần tiết kiệm và cũng phải biết hưởng thụ những cái đáng để chi, không nên quá tiết kiệm chắt chiu tới mức keo kiệt. Việc thực hành tiết kiệm sẽ giúp ích nhiều cho tương lai của bạn và những lúc khó khăn.

6 tháng 3 2019

lai copy mang minh muon cac ban viet bai ma cac ban tu nghi chu khong phai la cop mang cop mang thi minh cung cop duoc dau phai gui cau hoi