K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2022

Hỏi chị Google nha chị biết nhiều lắm

8 tháng 2 2022

mk đang đố mà hỏi Google làm chi

Tuy tôi đến trường muộn nhưng tôi không bị cô giáo phạt.
- Nếu tôi được 10 điểm môn Văn thì mẹ tôi sẽ thưởng cho tôi.
- Vì hôm nay trời mưa nên tôi không sang nhà bà ngoại được

tham khảo  câu này nha

hok tốt .

8 tháng 2 2022

Mẹ em đang giặt quần áo còn em đang rửa bát ; Bố lau nhà, em quét nhà 

Mình đặt dc 2 câu ghép

HT

8 tháng 2 2022
  • LunarKim
  • 14/10/2020

Thuyền nan/ thuyền bè

Về nghĩa:

- Thuyền nan: thuyền được sử dụng trong việc sinh sống, được làm từ tre, nhẹ và không có động cơ.

- Thuyền bè: thuyền dùng để phục vụ khác du lịch, kích cỡ nhỏ gọn nhưng không dùng cho việc sinh sống.

Về cấu tạo từ:

-Thuyền bè là ghép tổng hợp (từ ghép đẳng lập)

-Thuyền nan là ghép phân loại (từ ghép chính phụ)

tham khảo thôi nha 

Đất nước ta hàng năm phải hứng chịu biết bao cơn bão và mỗi khi cơn bão đi qua đã để lại rất nhiều khó khăn cho những người dân vùng lũ. Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề nhưng nhờ có sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, đặc biệt của các nước trên thế giới đã chia sẻ phần nào những tổn thất. Trong đó, đất nước Liên bang Nga đã khiến em cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ bởi sự trợ giúp rất nhiệt tình và cấp thiết.

Ngày 4 tháng 11 năm 2017, cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ bộ vào vùng Nam Trung Bộ và quét qua một phần vùng Tây Nguyên. Cơn bão với sức gió mạnh đã làm 27 người chết, 22 người mất tích, hơn 500 ngôi nhà bị đổ sập cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác. Chỉ qua một đêm càn quét, nhiều người dân đã mất nhà cửa.

Ngày 7/11, Tổng thống Nga Putin sang Việt Nam để tham gia một cuộc họp. Sau khi nghe được tin tức về ảnh hưởng của cơn bão số 12 với người dân Việt Nam, ông đã chỉ thị hỗ trợ Việt Nam khoản tiền 5 triệu đô-la Mĩ để khắc phục thiệt hại do bão Damrey. Không những vậy, một máy bay  của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã chở theo hàng cứu trợ nhân đạo để giúp đỡ những người dân vùng bão lụt tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga còn kêu gọi các quốc gia trong Hiệp hội Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cùng thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam, cứu trợ và giúp đỡ những người dân vùng lũ vượt qua khó khăn. Vì vậy, sau Liên bang Nga còn có các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc... đã cùng trợ giúp về tiền và lương thực.

Qua câu chuyện trên, chúng ta càng thêm cảm phục tinh thần hữu nghị của người dân Nga - "một nắm khi đói bằng một gói khi no". Nước Nga đã thể hiện tấm lòng nhân ái với nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ đó càng khiến bao người dân Việt Nam càng thêm tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ luôn chân thành, bền vững, sâu sắc dù thời gian có đổi thay.

Đoạn thơ được trích trong bài thơ "Việt Nam thân yêu" của tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện được tình yêu, sự ngợi ca dành cho vẻ đẹp của đất nước của tác giả. Bài thơ với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình dân tộc, đã thể hiện được tình cảm tha thiết dạt dào mà tác giả dành cho quê hương, đất nước của mình. Câu thơ đầu tiên tựa như một lời gọi cảm thán với đại từ "ta" thể hiện được niềm tự hào dân tộc tha thiết và dạt dào dành cho đất nước Việt Nam. Câu thơ thứ hai đã ca ngợi vẻ đẹp đặc trưng của Việt Nam đó là những cánh đồng lúa mênh mông tít tắp dài đến tận chân trời. Cùng với đó là hình ảnh của những cánh cò trắng bay lả rập rờn trên những cánh đồng lúa vàng ấy. Chẳng những thế, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam còn được thể hiện ở hình ảnh của đỉnh núi Trường Sơn quanh năm phủ mây mù sương khói. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên của quê hương, đất nước Việt Nam và tình yêu quê hương, niềm tự hào dạt dào da diết của tác giả.

7 tháng 2 2022

Cho mình sửa lại câu hỏi là Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên

7 tháng 2 2022

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, nhưng chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lắng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành.

7 tháng 2 2022

Nhà em có nuôi một con mèo. Nó là thành viên khá quan trọng trong gia đình em.

Con mèo vừa tròn một tuổi. Dáng oai vệ cứ như một con báo nhỏ. Nó là giống mèo tam thể được bác em cho năm ngoái. Mới được một năm mà chú lớn hẳn lên, nằm vừa trong vòng tay em. Em vuốt ve bộ lông dày dày êm êm và khẽ gọi:” Mi Mi – mày đi chơi để chị còn làm văn nhé”.

Chú có vè làm nũng chỉ khi khừ khừ trong cổ họng một cách yêu ớt. Chú mèo khoác lên mình chiếc áo hai màu: trắng và vàng. Lông chú mượt như tơ, nhìn xa như một khối mây biết đi. Lông phía trên lưng màu nâu vàng, còn lông cổ, đầu và chân đều màu nâu trắng. Cái đuôi dài cong cong mềm mại, mượt mà lúc ngoe nguẩy bên này, lúc lắc lư bên kia. Bốn cái chân thon thon. Bên dưới bàn chân là tấm nệm êm của mèo, làm cho những bước chân của chú thêm nhẹ nhàng. Đồng thời chú cũng có hàng móng vuốt sắc nhọn vũ khí lợi hại nhất của chú ta. Đầu mèo ta chỉ to bằng quả cam sành, lắc lư liên tục. Đôi tai nhỏ như hai lá quất dựng đứng để nghe ngóng. Mỗi khi sờ tay vào tai chú, chú có vẻ không thích cứ lắc lắc cái đầu. Cái mũi hồng hít hít ngửi ngửi trông thật dễ thương. Hàng ria mép trắng muốt, cong cong, vẻnh ra hai bên trông oai vệ gớm! Thế nhưng đẹp nhất vẫn là đôi mắt tinh nhanh, xanh sáng như hai viên bi thủy tinh, ươn ướt luôn trông ngang ngó dọc. Mỗi khi chú ngáp để lộ mấy cái răng bé xíu như mấy cái gai nhỏ.

HT

k cho mình nha

@@@@@@@@@@@@@@@@@@

7 tháng 2 2022

Dàn ý:

I. ĐẶT VẤN ĐỂ:

Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiên nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, ca dao có câu:

‘Nói lời phải giữ lấy lời,

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ

1. Giải thích nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:

7 tháng 2 2022

Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiện nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, tục ngữ có câu:

"Nói lời phải giữ lấy lời,

Đừng như con bướm đận rồi lại bay".

"Nói lời phái giữ lấy lời": không được thay đổi, không được lật lọng, trước nói thế nào thì sau phải làm đúng như thế, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu, biết coi trọng và đề cao chữ tín.

Nói lời phải giữ lấy lời

"Đừng như con bướm đậu rồi lại bay" là một hình ảnh diễn tả bướm đi tìm hoa, hút nhụy hoa, bay và đậu từ bông hoa này qua bông hoa khác. "Đừng" nghĩa là chớ, không nên làm như thế. Mượn hình ảnh bướm tìm hoa, nhân dân ta phê phán một thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm trước lời nói của mình.

Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.

Tại sao "Nói lời phải giữ lấy lời?". Vì sao "Đừng như con bướm đậu rồi lại bay?". Lời nói, ngôn ngữ phản ánh sự hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức tư cách của mỗi người. Người thật thà, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người thì ăn nói chân thật, không dám dối trá nửa lời. Nói sao làm vậy, nghĩ như thế nào thì nói như thế ấy, đó là con người có đạo đức, có tư cách. Hứa với ai điều gì, việc gì thì phải giữ đúng. Như thế mới tốt. Trái lại, nói một đằng, làm một nẻo, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, đó là kẻ vô đạo đức, bất tín bất nghĩa. Kẻ bất tín, nói lời lại nuốt lấy lời, sớm muộn cũng lộ chân tướng xấu xa, bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.

Trong mối quan hệ cộng đồng, niềm tin là một trong những cái quý báu nhất. Tinh cha con, mẹ con, tình anh em, bằng hữu, tình vợ chồng, tình đồng đội... thì niềm tin là ngọn lửa thiêng liêng soi sáng tâm hồn. Còn niềm tin là còn tình người, còn hạnh phúc. Khi đã mất niềm tin là mất tất cả, con người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Mối quan hệ "người với người ỉà bạn" bị tan vỡ. Bởi vậy, "Nói lời phải giữ lấy lời - Đừng như con bướm đậu rồi lại bay'' là bài học dạy ta cách làm người, cách sống chân thật, coi trọng tín nghĩa.

Phải học tập, học văn hoá, khoa học kĩ thuật, học cách làm ăn, học điều khôn lẽ phải "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Học nói lời hay ý đẹp, nhưng cốt lõi của sự học hành làm người là tu dưỡng đạo đức để biết sống chân thật, thực thà. Tục ngữ có câu: "Thật thà là cha mách qué".

Niềm tin cho ta tình thương yêu, sức mạnh đoàn kết. Câu nói: "Một điều không tin thì vạn sự cũng chẳng tin" là một điều răn, nhắc nhở chúng ta "nói lời phải giữ lấy lời...".

Bướm đậu

Hứa mà không thực hiện là đáng chê trách. Dối trá, lừa bịp, lật lọng... là biểu hiện về sự sa đoạ tâm hồn, đạo lí, dẫn đến những việc làm bất lương, tội ác. Biết giữ lời hứa là một nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Cha mẹ, con cái trong gia đình ngoài tình thương còn cần có niềm tin để phát huy gia phong. Bằng hữu lấy niềm tin để thắt chặt dây thân ái. Thầy mến trò, trò kính thầy trên niềm tin để dạy tốt, học tốt.

Trong cuộc sống, lời nói có lúc được thể hiện qua các văn bản giao kèo, hợp đồng... do đó, ai cũng phải biết làm đúng, thực hiện đúng. Tính pháp lí gắn liền với tính đạo đức là như vậy.

Câu tục ngữ này vốn là lời cô gái nói với chàng trai đến tỏ tình, cầu hôn, vừa nhắc khẽ, vừa răn đe: trong tình yêu phải biết trọng lời hứa, giữ trọn danh dự, thuỷ chung sắt son, không được bạc tình bạc nghĩa "Đừng xanh như lá bạc như vôi" (Hồ Xuân Hương), "Đừng như con bướm đậu rồi lại bay".

Thủ tín là một đức tính. Có nhân cách trọng danh dự mới biết trọng lời hứa. Vì thế chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời khuyên "Nói lời phải giữ lấy lời...". Tuổi trẻ phải biết sống chân thực. Không được hứa liều, bừa bãi, phải xuất phát từ khả năng thực hiện để đưa ra lời hứa. Đã hứa thì phải làm đúng. Câu tục ngữ đã giáo dục em bài học biết trọng danh dự trong lời hứa.

7 tháng 2 2022

núi thái sơn

7 tháng 2 2022

núi THÁI SƠN nha bạn

7 tháng 2 2022

Lời giải:

Nhân dân Việt Nam ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha từ xưa để lại. Tục ngữ Việt Nam có câu "giấy rách phải giữ lấy lề" Người Việt Nam biết trọng phẩm cách, biết giữ gìn danh dự trong sạch : "Đói cho sạch, rách cho thơm". Dù nghèo khó cũng không thay lòng đổi dạ; cảnhgiàu sang không thể cám dỗ; kẻ thù tàn bạo cũng không khuất phục.

Đối với Tổ quốc và đồng bào, người Việt Nam đã có truyền thống yêu thương nước nòi như câu ca dao xưa còn truyền lại : 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước phải thương nhau cùng.