K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

để họ thấy sai và thay đổi

20 tháng 1 2022

Lá cờ ASEAN có ý nghĩa biểu trưng cho một cộng đồng ASEAN
ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng, vàng trên lá cờ ASEAN thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN.

20 tháng 1 2022

LÁ CỜ ASEAN

Lá cờ ASEAN có ý nghĩa biểu trưng cho một cộng đồng ASEAN
ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng, vàng trên lá cờ ASEAN thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN.
Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định. Màu đỏ thể
hiện dũng khí và sự năng động. Màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu
vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng.
Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập
ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.

20 tháng 1 2022

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- Tháng 10 năm 1426, Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan.

- Để giành thế chủ động, ngày 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ.

- Biết được âm mưu của địch, quân ta phục binh ở Tốt Động, Chúc Động.

- Kết quả: 5 vạn quân bị tử thương, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

2. Trận Chi Lăng - Xương GIang (tháng 10/1427)

- Tháng 10/1427, hơn 10 vạn viện binh được chia làm 2 đạo từ Trung Quốc kéo sang. Một đạo Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. Đạo thứ hai Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang.

- Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng, Lương Minh lên thay tiếp tục dẫn quân xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích và tiêu diệt ở Cầm Trạm, Phố Cát.

- Mộc Thạch biết Liễu Thăng bị giết, hoảng sợ vội rút quân về nước.

- Nghe tin đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước.

- Ngày 3/1/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta.

-> Đất nước sạch bóng quân thù.

20 tháng 1 2022

Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427[3][4] đến cuối tháng 10, năm 1427 [5] giữa nghĩa quân Lam Sơn người Việt do Bình Định vương Lê Lợi cùng Lê Sát, Lưu Nhân Chú và nhiều tướng khác chỉ huy và 2 đạo quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Lam Sơn đánh tan rã các cánh quân Minh, giết Liễu Thăng và nhiều tướng khác, Mộc Thạnh phải bỏ chạy.[6][7]

Tháng 11 năm 1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động, 5 vạn quân Minh bị diệt, hơn 1 vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối.[8] Bản thân Vương Thông bị thương.[9] Kế hoạch dùng 10 vạn quân để phản công của Vương Thông bị sụp đổ khiến viên tướng này phải cố thủ trong thành Đông Quan.

Vương Thông bí thế muốn đầu hàng, bèn viết thư xin giảng hòa để rút toàn bộ quân về. Lê Lợi đã bằng lòng cho, sai người đi làm giao ước. Tuy nhiên lúc đó các tướng người Việt là Trần Phong và Lương Nhữ Hốt sợ khi quân Minh rút về thì bản thân mình sẽ bị giết, bèn nói với Vương Thông:[10]

Trước đây quân Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, mang toàn quân quy hàng, Hưng Đạo Vương bằng lòng cho, nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Đang đêm ra đến ngoài biển, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống đục thuyền, làm cho những người đã quy hàng chết đuối, không ai sống sót trở về được.[11]

Vương Thông nghe vậy hoảng sợ, nghi ngờ Lê Lợi, bề ngoài tuy nói giảng hòa, nhưng bề trong lại sai người đào hào, rắc chông để phòng thủ và viết thư xin cầu viện vua Tuyên Đức (Minh Tuyên Tông) nhà Minh.[12]

Lê Lợi liền sai các quân ra đánh các thành, các thành Điêu Diêu, Thị Cầu, Tam Giang, Xương Giang, Ôn Khâu, chỉ còn bốn thành Đông Quan, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh là chưa bị hạ.[13][14]

Theo sách Việt sử tiêu án, khi quân Minh thua trận ở Tốt Động, Chúc Động, Thượng thư Trần Hiệp tử trận, việc đến tai vua Minh, đình thần Minh tranh nhau nói:

Từ khi Hoàng Phúc bị triệu về, Trung quân Mã Kỳ sang thay, khích thành biến loạn ở Giao Chỉ, xin lại cho Hoàng Phúc sang nhậm chức cũ, thì loạn ở Giao Chỉ tự nhiên yên được.

Vua Minh nghe lời, sai Liễu Thăng đem quân cứu viện thành Đông Quan và sai Hoàng Phúc đi tòng quân, chia làm 2 đạo quân: Liễu Thăng đi ra cửa Pha Lũy (Lạng Sơn) là chính binh, Mộc Thạnh đi ra cửa Lê Hoa (Tuyên Quang) làm quân ứng cứu cho Liễu Thăng

18 tháng 1 2022

ko bao giờ có chuyện đó xảy ra

20 tháng 1 2022

Làm sao có chuyện đó được

18 tháng 1 2022

Lại gần"hoàng thượng" và cầm chải lông chải cho nó

Xong thoải mái vuốt ve há

Và lần sau đừng đăng câu nhưu thế

HT

18 tháng 1 2022

nooooooooooooooo!!!!!!!!

18 tháng 1 2022

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn.

Thời gian: 1288

/HT\

20 tháng 1 2022

Thời Lý: tướng Lý Kế Nguyên

Thời Trần: tướng Trần Khánh Dư

Thời Lê: Mình không biết nha

18 tháng 1 2022

Câu 1 : B

Câu 2 : C

HT 

18 tháng 1 2022

cau 1 em nghi la a/cau 2 em nghi la d

18 tháng 1 2022

Thành bang, thị quốc, thành quốc hay thành phố-quốc gia là một thực thể độc lập hoặc tự trị, không do một chính quyền địa phương khác quản lý cho dù lãnh thổ của chính quyền đó bao gồm thực thể này và có thể là vùng lãnh thổ bao quanh nó

HT

@@@@@@@@

tham khảo

Thành bang (tiếng Anh: city-state), thị quốcthành quốc hay thành phố-quốc gia là một thực thể độc lập hoặc tự trị, không do một chính quyền địa phương khác quản lý cho dù lãnh thổ của chính quyền đó bao gồm thực thể này và có thể là vùng lãnh thổ bao quanh nó.[1][2] Encyclopædia Britannica định nghĩa thành bang là một hệ thống chính trị bao gồm một thành phố độc lập có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp và đóng vai trò là trung tâm và nhà lãnh đạo đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa.[3] Thuật ngữ tiếng Anh city-state bắt nguồn từ xứ Anh[3] và được sử dụng lần đầu vào năm 1847.[4] Thuật ngữ thành bang (城邦) là một từ Hán-Việt.

Trong lịch sử từng tồn tại nhiều thành bang. Cổ xưa nhất phải kể đến các thành bang Uruk và Ur của người Sumer; Thebes và Memphis của người Ai Cập cổ đại; Týros và Sidon của người người Phoenicia; Garamantes của người Berber; các thành bang Hy Lạp như Athens, Sparta, Thebes và Korinthos; Cộng hòa La Mã (từ một thành bang mà vươn lên thành siêu cường); các thành bang của nền văn minh Maya, Aztec và các nền văn minh ở Trung Bộ châu Mỹ giai đoạn tiền Colombo, có thể kể ra đây là Chichén Itzá, al, Monte Albán và Tenochtitlan; các thành bang nằm dọc Con đường tơ lụa ở Trung Á; Venezia; Ragusa,... Các học giả cũng đã phân loại các thành phố thuộc địa thời Trung cổ của người Viking tại đảo Ireland - trong đó quan trọng nhất là Dublin - là thành bang.[5]

Bên trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã Thần thánh ở bên kia dãy Anpơ là Các thành phố Đế quốc Tự do. Đây là những thực thể được hưởng quyền tự trị đáng kể, chưa kể lại còn được luật Lübeck tạo cơ sở về mặt pháp lý. Vào thế kỷ 19, một số thành phố tuy là thành viên của các liên minh khác nhau nhưng vẫn chính thức trở thành thành bang, chẳng hạn Bang Thành phố Basel (1833–48), Thành phố tự do hanse Bremen, (lần đầu: 1806–11, lần sau: 1813–71), Thành phố tự do Frankfurt (1815–66), Bang Genève (1813–48), Hamburg (lần đầu: 1806–11, lần sau: 1814–71) và Thành phố tự do và hanse Lübeck (lần đầu: 1806–11, lần sau: 1813–71). Một thành bang khác (tuy không có chủ quyền) là Tây Berlin (1948–1990), vốn là một bang hợp pháp và độc lập với các bang khác, do Các đồng minh phương Tây cai trị). Các đồng minh phương Tây cho phép Tây Berlin được tổ chức nội bộ dưới dạng một bang đồng thời là một thành phố với tên gọi chính thức là Berlin (Tây). Mặc dù Tây Berlin duy trì quan hệ chặt chẽ với Tây Đức nhưng trong giai đoạn này nó không phải là một bộ phận hợp pháp của Tây Đức.

Hiện nay, nhiều thành bang - mặc dù biên giới có phần đã thay đổi - vừa nhắc đến ở trên vẫn tiếp tục là thành bang bên trong Cộng hòa Liên bang Đức và Liên bang Thụy Sĩ hiện đại.

Khi nhắc đến hình mẫu về nền văn hóa thành bang trong lịch sử loài người, có thể kể đến các thành bang Hy Lạp cổ đại và các thành bang thương mại ở nước Ý Phục hưng. Tuy nhiên, các thực thể chính trị nhỏ bé này thường chỉ tồn tại trong giai đoạn ngắn do chúng thiếu nguồn tài nguyên để tự vệ trước sự tấn công của các nước lớn hơn.

18 tháng 1 2022

- Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ *Nội dung: - Bảo vệ quyền lợi của vua,hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị,địa chủ phong kiến.

tớ cũng cùng với đáp án của bn Bảo Nhi =))))