K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vì nó là số của QUỶ

~Mà ai bảo bạn đấy là số may mắn vậy?~

????????????????

#HT

2 tháng 3 2020

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về con số 666. Theo phương Tây, 666 là đại diện cho quỷ Sa Tăng. Vì vậy, nó biểu hiện cho sự không tốt đẹp và đối lập với số 7 là dấu ấn chúa trời. Họ cho rằng, số 666 có khả năng khiến con người rơi vào cám dỗ, lạc lối và làm những điều sai trái không thể cứu vãn.

Tuy nhiên, đối với phương Đông thì có quan niệm hoàn toàn khác. Họ nghĩ rằng, con số 666 mang lại sự may mắn, an lành trong phong thủy. Nó có khả năng giúp con người đạt được những gì mà mình mong muốn. Đây là con số tượng trưng cho phước đức mà chúa trời ban tặng.

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để :

“rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

+) 2 câu đầu: "Hăng" nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt tnrờng giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khán trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi".......

+) 2 câu cuối: "Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.

2 tháng 3 2020

Chứng minh qua các ý:

- Thể thơ: Tự do (hay thể chữ)

+ Mỗi câu thơ có 8 chữ

+ Bài thơ, khổ thơ không giới hạn số câu.

+ Cách gieo vần, ngắt nhịp khá tự do, linh hoạt.

          Thông thường bài thơ làm theo thể thơ này sẽ có 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần với nhau) vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Kế thừa thể hát nói (với một số câu tám chữ) truyền thống nhưng Nhớ rừng (và những bài thơ tám chữ khác trong thơ mới) tự do hơn, linh hoạt hơn (về vần, nhịp, số câu trong bài…). Đây được xem là sự sáng tạo của thơ mới, đóng góp vào sự đổi mới thơ ca dân tộc về mặt thể thơ.

- Xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo (con hổ) -> cái "tôi" của Thế Lữ, đại diện cho một bộ phận thanh niên trí thức bấy giờ. (phân tích bài thơ).

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại...
Đọc tiếp

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a. Hãy tìm các từ láy có trong đoạn trích

b.Tìm câu ghéptrong đoạn trích và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào?

c. Chỉ ra một trường từ vựng có trong đoạn trích?

d. Cho câu chủ đề : Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp (khoảng 10 câu)

1
2 tháng 3 2020

a. Các từ láy có trong đoạn trích là: xơ xác, còm cõi, sung sướng, ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho.

b. Câu ghép:

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

-> Quan hệ song hành.

Hai vế được nối vơi nhau bởi dấu phẩy.

c. Trường từ vựng cảm giác của con người: sung sướng, ấm áp, mơn man

1 tháng 3 2020

BÀI LÀM :

Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các festival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.

    Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.

    Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.

    Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.

    Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên.

    Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng… Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao.

    Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những người yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các festival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ.

    Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn.

1 tháng 3 2020

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

    Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

    Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

    Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

    Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

    Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

   Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn,...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - Có dư đồng nào không con? Tôi đáp: - Còn dư bốn ngàn ba ạ. Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. (Sưu tầm)

a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện ngắn.

b. Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về người cha trong câu chuyện. Chỉ ra 1 chi tiết thể hiện rõ nhất cảm nghĩ của em.

c. Xác định kiểu câu của các câu in đậm trong văn bản.

0
Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
Câu 2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường....
Đọc tiếp

Câu 2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.(Ngữ văn 8, tập 2)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Qua đoạn trích trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học lệch lạc ấy là gì?

c. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của từng câu in đậm trong đoạn trích trên?

3
2 tháng 3 2020

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

3 tháng 3 2020

in đậm là Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ.(Ngữ văn 8, tập 2)

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b. Nêu luận điểm chính của đoạn trích trên? Chỉ ra câu văn chứa luận điểm chính trong đoạn trích?

c. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của từng câu in đậm trong đoạn trích trên?

3

a,Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận kết hợp với biểu cảm

b,Luận điểm chính:Đi bộ ngao du khiến ta được tự do ,làm mọi điều ta muốn

c,Câu in đậm đâu bạn?

3 tháng 3 2020

in đậm là Ta thích thú biết bao khi ngồi vào bàn ăn!; Khi ta chỉ đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ.