K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Việc tốt mà em đã làm đến bây giờ vẫn cảm thấy tự hào là em đã giúp đỡ một cụ già gặp tai nạn. Hôm đó trên đường đi học về em thấy có một chiếc xe máy va chạm với một bà cụ đang đi xe đạp. Bà cụ bị xô ngã ra đường nhưng người lái xe máy ngay lập tức bỏ đi. Dù lúc ấy đường đông nhưng nhiều người quá vội vã nên không ở lại giúp bà cụ. Em quyết định chạy tới giúp bà, đỡ bà ngồi bên vệ đường. Sau đó em hỏi số điện thoại và địa chỉ liên lạc để đưa bà về nhà. Thật may nhà bà ở gần đó. Lúc em đưa bà về đến nhà, bà cảm ơn rối rít và khen em ngoan. Em rất vui vì điều đó. Em tự hứa với lòng mình trong tương lai phải làm nhiều việc tốt hơn nữa. 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:    Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!    Một thiếu niên đi xa đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: "Anh đang gặp chuyện gì vậy?".    Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: "Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
   Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!
   Một thiếu niên đi xa đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: "Anh đang gặp chuyện gì vậy?".
   Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: "Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho anh được, vì vậy đây và chiếc xe duy nhất của bọn anh".
   Cậu thiếu niên đưa điện thoại của cậu cho tôi và nói: "Anh hãy gọi cho vợ anh đi, bảo với chị ấy là em sẽ đến lấy chìa khóa".
   "Quãng đường cả đi và về là hơn 11km đấy", tôi kêu lên.
   "Đừng lo điều đó ạ", cậu trấn an tôi.
   Một giờ sau, cậu thiếu niên đã trở lại với chìa khóa trong tay. Tôi tặng cậu một ít tiền nhưng cậu đã từ chối. "Hãy coi như là em vừa tập thể dục đi", cậu nói. Rồi giống như một chàng cao bồi trong các bộ phim, cậu nhảy lên xe và biến mất sau ánh hoàng hôn.
   (https://www.dkn.tv/doi-song/những câu chuyện tử tế trong đời thườngkhiến lòng người ấm lại -p-1.html)

Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính cho văn bản trên?
Câu 2: Thông điệp nào được gọi ra từ câu chuyện trên?
Câu 3: Các nhân vật trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm phương châm hội thoại đó?
 

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 

Câu 2: 

Thông điệp gợi ra từ câu chuyện là: trân trọng sự cho đi mà không mong cầu được nhận lại hay hồi đáp. Đó cũng là điều mỗi chúng ta cần phải học tập. 

Câu 3: Các nhân vật trong truyện đã tuân thủ phương châm lịch sự. 

Khái niệm: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. 

1 tháng 11 2023

Ngày hôm đó trên lớp, tôi đã rất hứng thú với tiết học Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày” và tôi cũng vô cũng khâm phục chàng Lang Liêu. Về nhà, tôi đã đem câu chuyện đó kể cho bố mẹ. Sau khi cả nhà ăn cơm xong, tôi nghỉ ngơi và đi ngủ ngay. Đang lơ mơ không biết mình đang ở nơi đây thì tôi ngạc nhiên vô cùng khi trước mặt tôi là một cung điện rất nguy nga, lộng lẫy, bên trong dát vàng. Lần đầu tiên, tôi thấy một nơi đẹp như vậy. Tôi thấy các cung nữ đang bưng đồ ăn ngon, vật lạ ra cho nhà vua. Những cung nữ đó vô cùng xinh đẹp. Tôi thấy được những cô cung nữ thì đang nhảy múa trông rất dẻo nữa. Bên dưới cung điện là các quan đang nhìn về phía nhà vua với dáng vẻ tôn kính. Trông họ ăn mặc vô cùng kì quái, tôi nhìn trông rất giống các quan thời xưa. Tôi đang không biết tại sao mình lại ở đây thì nhìn lên ngai vàng đó chính là chàng Lang Liêu. Tôi mới sực nhớ ra. Hay là mình đã lạc vào trong cung điện của vua khi giờ Lang Liêu đã làm vua rồi. Niềm sung sướng tột cùng, tôi đánh liều mình đến với ông vua. Lúc đó, tôi đã rất hoảng sợ khi quân lính định bắt tôi. Nhưng với dáng vẻ hiền từ, Lang Liêu đã bảo dừng lại và ân cần hỏi tôi. Tôi đã trả lời thành thực và không biết tại sao mình lại lạc vào đây. Nhưng tôi vô cùng ngưỡng mộ ngài. Vì từ lâu, món ăn mà ngài đã làm ra tôi vô cùng thích thú và tự hỏi không biết nó có từ đâu. Ngài còn hỏi tôi: “Vậy giờ dân ta vẫn đang làm món ăn đó hả cháu”. Tôi đã trả lời: “ Dạ vâng, dân ta đã lấy món ăn đó làm món ăn truyền thống của ngày Tết. Ngày của tụ họp gia đình”. Tôi hỏi nhà vua: “ Vậy ngài ơi, tại sao ngài lại chọn gạo nếp và làm được hai thứ bánh ngon như vậy ạ?”. Vua ân cần trả lời tôi tất cả. “Vì lúc đó, khi nghe yêu cầu của vua cha, ta đã rất lo lắng. Vì hồi đó, ta có được như các anh đâu. Ta sống với đồng ruộng, gắn bó với cuộc sống của nhân dân nên hiểu được nỗi vất vả của họ. Nhưng trên đời này, thứ gì là quý giá nhất. Ta đã trăn trở mấy đêm liền”. Nhà vua nói tiếp với tôi: “ May ta được thần bao mộng chọn gạo nếp đó. Ta làm ra hai thứ bánh đó, bằng nguyên liệu gạo nếp. Bánh hình vuông tượng trưng cho đất, bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Nhưng nguyên liệu khác thì hầu như là sản phẩm của nền nông nghiệp ra. Không ngờ, nhờ vậy mà ta đã được vua cha truyền ngôi và đặt tên cho hai thứ bánh đó là bánh chưng, bánh giày”. Nhà vua thật gần gũi, giọng cũng rất nhẹ nhàng. Bỗng dưng tôi có cảm giác sắp phải rời xa nơi đây. Tôi chào tạm biệt nhà vua. Nhà vua đã dặn dò tôi. Cháu hãy học thật tốt, để sau này xây dựng đất nước mình giàu mạnh nhé. Để không phụ công ta và các bậc vua Hùng đã dựng nước “Con ơi! Tỉnh dậy đi, đến giờ đi học rồi”.Tôi òa lên tỉnh giấc, hóa ra là một giấc mơ. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vui, vì đã gặp được Lang Liêu. Người mà tôi vô cùng kính phục. Giá như tôi còn được gặp nhiều những vị vua Hùng như trong truyền thuyết thì tốt biết mấy?

 

1 tháng 11 2023

em sẽ nói với chàng Lang Liêu là bánh chưng và bánh dày rất ngon mình rất thích, *bánh dày* nha, 

 

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn văn trên.
Câu 2: Nhân vật trữ tình hỏi người câu: "Người sống với người như thế nào?" ba lần. Như vậy, nhân vật trữ tình có vi phạm phương châm về lượng không? Vì sao?
Câu 3: Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời? Đoạn thơ đã nhắc nhở người đọc về cách sống như thế nào?

0

Biện pháp so sánh bằng cặp từ quan hệ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu"

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Nỗi nhớ sâu sắc của người cháu dành cho ông bà đã khuất của mình.

- Nhắc nhở người đọc đạo lý "uống nước nhớ nguồn", trân trọng người ông, người bà của mình.

Câu 1: 

- Lời của bài ca dao thứ nhất là lời của cô gái lấy chồng xa dành cho mẹ của mình. 

- Lời của bài ca dao thứ hai là lời của người cháu dành cho ông bà của mình.