K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ. A. Thành phố Hồ Chí Minh.         B. Bình Dương. C. Long An.                   D. Tây Ninh. Câu 2: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là: A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển. B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường. C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái. Câu 3: Các di tích...
Đọc tiếp

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ.
A. Thành phố Hồ Chí Minh.         B. Bình Dương.
C. Long An.                   D. Tây Ninh.
Câu 2: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.
Câu 3: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là:
A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.
Câu 4: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Đất xám và đất phù sa           B. Đất badan và đất feralit
C. Đất phù sa và đất feralit          D. Đất badan và đất xám
Câu 5: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
Câu 6: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:
A. Biên Hòa               B. Thủ Dầu Một
C. TP. Hồ Chí Minh          D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 7: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
C. Ít khoáng sản, rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.
Câu 8: Loại hình du lịch biển đang được khai thác nhiều nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Lặn biển.     B. Ẩm thực.     C. Tắm biển.     D. Lướt ván. Câu 9: Một trong những hoạt động 
đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là:
A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
Câu 10: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc:
A. Bắc Bộ                   B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long       D. Nam Trung Bộ
Câu 11: Khoáng sản biển quan trọng nhất của vùng biển nước ta là?
A. Dầu khí.     B. Muối.       C. Cát thủy tinh.    D. Oxít ti tan.
Câu 12: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhóm đất nào?
A. Đất phèn                      B. Đất mặn
C. Đất phù sa ngọt                  D. Đất cát ven biển
Câu 13 : Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
A. Đồng Nai.     B. Mê Công.     C. Thái Bình.     D. Sông Hồng.
Câu 14 : Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố nào?
A. Thành phố Cần Thơ.               B. Thành phố Cà Mau.
C. Thành phố Mĩ Tho.            D. Thành phố Cao Lãnh. Câu 15: Loại hình giao thông vận tải phát 
triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đường nào?
A. Đường sông   B. Đường sắt    C. Đường bộ      D. Đường biển
Câu 16: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động nào?
A. Thể thao trên biển.                B. Tắm biển.
C. Lặn biển.                     D. Khám phá các đảo.
Câu 17: Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?
A. Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản.  B. Khai thác khoáng sản biển.
C. Khai thác và chế biến lâm sản.         D. Du lịch biển.
Câu 18: Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là khoáng sản nào?
A. cát trắng.       B. titan.       C. dầu khí.        D. muối.
Câu 19: Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Cát Bà.     B. Lý Sơn.      C. Côn Đảo.      D. Phú Quốc.
Câu 20: Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ngãi.   B. Bình Định.   C. Bình Thuận.   D. Ninh Thuận.

 

 

2
18 tháng 4

1. C                                   11.A

2.C                                     12.A

3.B                                       13.B

4.D                                       14.A

5.A                                         15.A

6.C                                        16.B

7.C                                         17.C

8.C                                           18.C

9.A                                             19.D

10.D                                           20.D

1. C                                   

2.C                                     

3.B                                       

4.D                                       

5.A                                         

6.C                                     

7.C                                 

8.C                                          

9.A                                      

10.D 

11.A             

12.A            

13.B         

14.A    

15.A

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
17 tháng 4

Em tham khảo nhé

https://dofa.tuyenquang.gov.vn/gioi-thieu/tinh-tuyen-quang/gioi-thieu-chung/khai-quat-dieu-kien-tu-nhien-tinh-tuyen-quang-20789.html

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
17 tháng 4

Em tham khảo nhé

https://ipa.khanhhoa.gov.vn/tiem-nang-the-manh

14 tháng 4

Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở vùng biển Việt Nam:
- Điều kiện phát triển: Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn. Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
- Tình hình phát triển: Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
- Phương hướng phát triển: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ. Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển. Công nghiệp chế biến hải sản cũng đang được phát triển đồng bộ và hiện đại hóa.

31 tháng 3

Sự phân bố dân cư trong nước ta phản ánh sự tương hợp giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, điều này được chứng minh qua các điểm sau:

1.Phân bố dân cư theo địa hình và điều kiện tự nhiên:

-Dân cư tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và ven biển, nơi mà địa hình phẳng, đồng ruộng màu mỡ và nguồn nước phong phú thuận lợi cho nông nghiệp và đời sống sinh hoạt.

-Các vùng cao nguyên, dãy núi phân bố ít dân cư hơn do điều kiện địa hình khó khăn, thích nghi kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp công nghiệp.

2.Phân bố dân cư theo nguồn tài nguyên và kinh tế:

-Các khu vực có tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng sắt, than đá thường có sự tập trung dân cư do các hoạt động khai thác và chế biến.

-Khu vực ven biển và các cảng biển phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thu hút dân cư đông đúc do tiềm năng phát triển du lịch, thủy sản và thương mại.

3.Phân bố dân cư theo hạ tầng và kết nối giao thông:

-Các trung tâm kinh tế, chính trị như thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, khu vực có hạ tầng giao thông phát triển thu hút dân cư đổ về sinh sống và làm việc.

-Các vùng có hạ tầng giao thông kém phát triển thường có sự phân bố dân cư thưa thớt do khó khăn trong việc di chuyển và tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

4.Phân bố dân cư theo yếu tố xã hội và văn hóa:

-Sự phân bố dân cư còn phản ánh các yếu tố xã hội như văn hóa, truyền thống. Các vùng có nền văn hóa độc đáo, truyền thống phát triển mạnh mẽ thường thu hút sự định cư của người dân.

-Sự phát triển của giáo dục, y tế, văn hóa cũng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, với những khu vực có hạ tầng và dịch vụ xã hội phát triển, dân số thường tập trung nhiều hơn.

30 tháng 3

ng ta là ba tư