K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

- BPNT: So sánh

- Chăm sóc bố,...

16 tháng 1 2022

so sánh

chăm sóc,giúp đỡ bố,..

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤNGUYỄN HIỂN LÊTôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

NGUYỄN HIỂN LÊ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

 

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên đã được thể hiện rõ ở phương án nào?

A. Câu mở đầu của văn bản

B. Tiêu đề của văn bản

C. Câu cuối văn bản

D. Câu đầu của các đoạn

Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng tính chất hồi kí của văn bản này?

A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua

B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ

C. Ghi lại các câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng

D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ

Câu 3. Văn bản được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

Câu 4. Tính chất xác thực của văn bản trên được thể hiện ở chi tiết nào sau đây?

A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả….

B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa …

D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó)…

Câu 5. Dòng nào chứa cảm xúc, tâm trạng của người viết?

A. Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.

B. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

C. …thế mà đã sáu chục năm qua rồi.

D. …cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 6. Các sự việc trong văn bản được kể theo trình tự nào?

A.Theo diễn biến của sự việc

B. Theo trình tự không gian

C.Theo hồi ức của người kể

D. Theo trình tự thời gian

Câu 7. Trong câu: “ Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.” từ “ chân” trong “ chân đê” có cùng nghĩa với từ “chân” nào trong các câu sau đây?

A. Thầy u mình với chúng mình chân quê ( Nguyễn Bính)

B. Anh em như thể tay chân ( Ca dao)

C. Chân ta bước lòng ung dung tự hào ( Phan Nhân)

D. Hãy du ngoạn một vòng dưới chân núi Tam Đảo.

Câu 8. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào không sử dụng từ đồng âm?

A. Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu

B. Chiếc bàn này , chân đã gãy/ Tôi muốn bàn với cậu một việc.

C. Tay anh ấy bị đau./ Những tay tre đan vào nhau như bức tường thành.

D. Mẹ mua đường về làm bánh./ Đường đời muôn nỗi chông gai

Câu 9. “ Biết ơn người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo mình từ những điều nhỏ nhất” là nội dung ý nghĩa của thành ngữ nào?

A. Khỏi rên quên thầy

B. Ăn cháo đá bát

C. Tôn sư trọng đạo

D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu 10. Đặt câu với thành ngữ mà em vừa tì

0
27 tháng 12 2021

Trong rất nhiều các loại hoa như: hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa oải hương… thì em thích nhất là loài hoa sen. Một lần về quê chơi, em đã được bà ngoại dẫn ra đầu làng để ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa xinh đẹp này. Đó là một sớm mùa hè tinh mơ và mát mẻ. Một không khí thật đẹp tại đầm sen. Ẩn hiện sau những màn sương sớm mỏng manh là hình ảnh những bông hoa sen. Những bông hoa sen nở trong đầm lầy, có đủ các màu sắc: nào hồng, nào trắng. Xen lẫn vào đó là màu xanh thẫm đến đặc biệt của những chiếc lá sen. Có những bông hoa sen còn chúm chím, xinh xinh trông hệt như những cô thiếu nữ tuổi còn trẻ, còn đang e ấp, ngại ngùng. Có những bông hoa sen lại nở xòe ra rực rỡ, phô hết ra được toàn bộ vẻ đẹp của mình. Bên trong hoa sen lại nhị hoa màu vàng tươi trông thật thích mắt. Hương hoa sen thì không nồng nàn như hoa hồng mà lại dịu nhẹ, thoảng qua nhưng không kém phần quyến rũ. Hương hoa sen quyện vào trong không khí còn ẩm hơi sương vào sáng sớm làm cho con người không khỏi siêu lòng, ngây ngất. Em rất yêu hoa sen!

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà cuối năm đã đến rồi. Trời trở nên rét lạnh, khô hanh. Thoảng trong gió là những tiếng hát mừng xuân rộn ràng. Trên phố, hình ảnh những cây nào hồng thắm đã lác đác xuất hiện. Báo hiệu nàng xuân đã sắp về rồi.

Nói về cây đào, thì cũng như cây mai, nó là loài hoa đặc trưng, biểu tượng cho mùa xuân của đất trời. Nhưng nếu như hoa mai là sự ấm áp, rực rỡ, rộn ràng, thì hoa đào chính là sự dịu dàng, đằm thắm, say sưa của đất trời. Cây đào có rất nhiều chiều cao, cây thấp, có khi chỉ khoảng 1m, những có cây có thể cao đến gần 10m. Tuy nhiên, ở nước ta, người ta thường chuộng và xuất hiện nhiều nhất là những cây đào cao từ 1m6 đến 2m - xấp xỉ với một người đàn ông trưởng thành. Thân cây đào thường không quá lớn, đường kính phần gốc chỉ khoảng 10cm đổ lại. Càng lên cao sẽ càng nhỏ hơn. Không phải là thân của nó không thể to hơn nữa, mà đơn giản là do thị hiếu của người chơi đào đa phần thích dáng vẻ tinh tế, thanh thoát của nó. Phần vỏ ở thân cây có màu nâu sâm, hơi xù xì, lên gần ngọn thì bớt đi. Tùy vào người chăm cây, mà thân cây sẽ được uốn theo nhiều hình thù nghệ thuật khác nhau, mang những ý nghĩa, kì vọng khác nhau. Từ thân cây, các cành, các nhánh đào tỏa ra, nhỏ như cây đũa, được tỉa tót lại cho hài hòa với dáng vẻ của thân. Lá đào nhỏ như lá mai, nhưng dày hơn và màu xanh sẫm.

Điều đặc biệt của hoa đào, là khi hoa nở rộ, thì lá sẽ rụng hết. Chứ không như cây mai, hoa lá đan xen. Chính vì vậy, cả cây đào lúc đó như một ngọn đuốc hồng rực rỡ. Cánh hoa đào mỏng tanh như cánh bướm, màu hồng nhạt, xếp thành nhiều lớp. Ở phần sát gốc, màu hồng đậm hơn. Đến cả nhụy hoa cũng là màu hồng. Những bông hoa mọc chi chít từ cành cây, sát vào nhau trông vô cùng thích mắt. Cứ khi Tết đến, xuân về là đến mùa hoa đào nở. Và nếu như hoa mai thích nơi ấm áp, thì hoa đào chỉ hợp với nơi giá lạnh. Khi đất trời khô ráo, mọi người cuộn chặt trong lớp áo ấm hồ hởi chờ năm mới đến, là lúc mà hoa đào nở rộ.

Từ lâu nay, hình ảnh cành đào hồng tươi thắm đã trở thành biểu tượng của cái Tết Việt Nam ta. Nó cùng với bông mai vàng xuất hiện trên báo đài, các nhãn hiệu quảng cáo, trang phục, bánh kẹo… Nhìn thấy hoa đào là thấy năm mới đã đến sát bên thềm nhà. Chính vì vậy, em yêu quý và mong chờ nó vô cùng. Và mong sao, dù năm sau, năm sau và rất lâu nữa, hoa đào vẫn mãi giữ được vị trí tinh thần quan trọng như vậy trong lòng nhân dân.

27 tháng 12 2021

chiu thoi

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ...
Đọc tiếp

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

 

Câu 1.( 1 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích?

Câu 2.(1,5 điểm) Tìm các chi tiết thể hiện hành động của Nhím khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3.(1 điểm) Cho câu văn

   “ Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

          Xác định một cụm danh từ và phân tích cấu tạo cụm danh từ trong câu văn trên?

Câu 4.(1,5 điểm) Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?Hãy viết thành 3-4 câu văn.

 

0
26 tháng 12 2021

Buổi sáng chủ nhật, em thường theo bà ra công viên tập thể dục.

Tuy trời vừa tờ mờ sáng, nhưng ở đây đã có khá đông người đến tập. Ai cũng ăn mặc gọn gàng, đơn giản, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau. Ở khoảng rộng giữa công viên, các bà, các bác tay cầm quạt, uyển chuyển múa theo điệu nhạc được phát bằng chiếc loa đen. Thỉnh thoảng, bác nhóm trưởng sẽ dừng lại, điều chỉnh động tác cho từng người. Dọc đường đi quanh bờ hồ, vườn hoa, là những cô, bác và bạn trẻ chạy bộ. Từng nhịp chạy đều đặn vang lên, hòa vào tiếng hô 1, 2, 3 của nhóm tập thể dục ở góc cạnh vườn hoa. Lác đác dọc công viên, còn có các nhóm nhỏ chơi cầu lông, tập võ, hay đơn giản là thư giãn cơ thể, ngắm bình binh lên. Điểm chung là ai cũng chăm chú vào việc mình làm, chứ không tụ tập nói chuyện phiếm.

Một hồi lâu sau, mọi người dần thu dọn trở về nhà. Trông ai cũng vui vẻ và phấn khởi hơn hẳn. Bầu không khí ở công viên cũng vì thế mà trở nên sinh động, vui tươi hơn dáng vẻ trầm lắng lúc đầu.

26 tháng 12 2021

Bạn Duy Bảo viết hay đó

Còn bạn Anh Thư làm ơn văn minh một chút nhé!

9 tháng 2 2022

Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.