K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2022

Bạn tham khảo nhé.

I. Dàn Ý Suy Nghĩ Của Em Về Phong Cách Sống Của Giới Trẻ Hiện Nay 1. Mở bài

- Đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Giới trẻ chính là lực lượng nòng cốt, mà phong cách sống đóng vai trò rất quan trọng để hình thành tư cách, góp phần xây dựng đất nước, xã hội giàu mạnh.

2. Thân bài

- Định nghĩa về phong cách sống: Tất cả những gì thuộc về lối sống, cách đối nhân xử thế, cách làm việc, học tập của một cá nhân. Tiêu biểu là phong cách của Hồ Chí Minh.
- Phong cách sống của đại đa số giới trẻ hiện nay đều rất đẹp và đáng trân trọng
+ Có lý tưởng, nề nếp, năng động sáng tạo.
+ Ham sống, học hỏi, tôn trọng yêu thương gia đình, thầy cô, chăm chỉ tu dưỡng đạo đức…(Còn tiếp)

      II. Bài Văn Mẫu Suy Nghĩ Của Em Về Phong Cách Sống Của Giới Trẻ Hiện Nay

Bước sang thế kỷ XXI, kết thúc những năm tháng chiến đấu đầy đau thương, Việt Nam ta chính thức bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và đổi mới đất nước. Nếu khi xưa toàn dân một lòng kháng chiến, hôm nay nhân dân ta tại cùng chung tay dựng đất nước phát triển theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hồ Chủ tịch đã căn dặn giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ học sinh trong bức thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, những lời hết sức chân thành và thuấn nhuần tư tưởng của Bác như sau: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Như vậy, tầng lớp trẻ chính là cốt lõi của sự phát triển đất nước, trong đó có một phần rất quan trọng để hình thành nên tư cách của thế hệ trẻ, đó là phong cách sống học tập và làm việc trong xã hội, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức.

Phong cách sống có thể hiểu đơn giản là tất cả những gì thuộc về lối sống, cách đối nhân xử thế, cách làm việc, học tập của một cá nhân, làm nên cái gọi là "thương hiệu" hay nét riêng mà khó có có thể nhầm lẫn giữa nhiều cá thể trong một quần thể. Nếu nói về phong cách sống thì có lẽ Hồ Chủ tịch là người có một phong cách sống rất riêng và được nhiều người biết đến nhất, bởi sự đẹp đẽ và mẫu mực vô cùng của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc. Phong cách sống của Bác đã trở thành tấm gương sáng, vô cùng quý giá để cho lớp lớp thế hệ trẻ học tập và noi theo cho đến tận bây giờ và mãi mãi.

Trong xã hội hiện đại, đa số các bạn trẻ đều có một phong cách sống rất đẹp và đáng trân trọng. Đó là phong cách sống có lý tưởng, nề nếp, các bạn rất hăng hái, năng động và sáng tạo trong học tập, làm việc. Ham sống, ham học hỏi, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, coi trọng tình cảm gia đình, kính trọng thầy cô, chăm chỉ tu dưỡng đạo đức, cầu tiến trong học hành và công việc, biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Giới trẻ là tầng lớp có tri thức cao nên việc tuân thủ pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước được các bạn tiếp thu và thực hiện rất tốt. Tất cả những điều ấy tạo nên một thế trẻ thật năng động, bừng sức sống, đó chính là tương lai của đất nước. Đặc biệt đáng trân trọng nhất là các bạn rất chăm chỉ bồi dưỡng viên ngọc tâm hồn bằng những việc làm đáng quý như tham gia các chương trình tình nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tuyên truyền văn hóa giao thông, nhiệt tình năng động trong công tác Đoàn - Đội, phấn đấu, gây dựng những câu lạc bộ trẻ trong nhiều lĩnh vực, như các câu lạc bộ ngoại ngữ, kỹ năng mềm,... Đó là những môi trường vô cùng thích hợp để rèn luyện phong cách sống cũng như những kỹ năng cần thiết để giới trẻ có đủ hành trang vào đời. Hơn thế nữa, ngày càng có nhiều bạn trẻ có hứng thú đọc sách, đó cũng là một các bồi dưỡng tâm hồn và phong cách sống đẹp.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là song song với việc đại đa số các bạn trẻ có phong cách sống cao đẹp thì cũng tồn tại một số ít lớp trẻ đi ngược lại với phong cách sống ấy. Mang trên vai trách nhiệm là trụ cột tương lai của đất nước nhưng họ lại có lối sống buông thả, không chịu cố gắng trong học tập và tu dưỡng đạo đức, thường ăn chơi, quậy phá, đua đòi làm cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng. Thậm chí là cố tình chống đối pháp luật, tham gia vào các tệ nạn của xã hội như trộm cắp, bạo lực học đường, mại dâm, hút chích ma túy,... Một số khác thì không có ý chí cầu tiến, lười biếng, giỏi ăn chơi tiêu pha, nhưng không chịu lao động, dựa dẫm ỷ lại vào cha mẹ. Họ thích cuộc sống xa hoa, phù phiếm, thực dụng, ích kỷ, thường có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và xã hội, không biết thế nào là yêu thương, bao dung người khác, chỉ mong muốn nhận được sự thông cảm mà chưa bao giờ biết cho đi. Một bạn trẻ khác thì luôn tự huyễn hoặc mình bằng lối sống mơ mộng, không chịu bước ra khỏi vùng an toàn, chỉ biết chôn vùi thanh xuân trong những bộ phim, cuốn truyện phi thực tế. Đối với họ việc cố gắng rèn luyện bản thân luôn là những việc khó khăn, họ cảm thấy không cần thiết phải làm vậy, đó chính là một sai lầm nghiêm trọng, họ đang tự giết chết tâm hồn mình bằng những suy nghĩ thiển cận như vậy.

Một vấn đề nữa cần nói đến, đó là việc yêu đương của giới trẻ hiện nay, có thể nói rằng thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp nhất của con người, nếu không có tình yêu tô vẽ nên bức tranh thanh xuân ấy thì cuộc sống cũng mất đi nhiều phần ý nghĩa. Không ai ngăn cấm một tình yêu trong sáng lành mạnh, cùng hỗ trợ nhau, là động lực để cùng nhau cố gắng cho một tương lai tốt đẹp hơn cả nhưng có một nghịch lý rất kỳ lạ, dường như một số bạn trẻ xem tình yêu là trò chơi, yêu nhanh, chia tay cũng nhanh, thật sự không có một chút nghiêm túc nào trong tình cảm. Đó là một phong cách sống xấu, chúng ta cần phải để ý và khắc phục, hãy cẩn trọng trong bất kỳ việc gì, tránh lầm một bước mà đi cả một đời. Đó là mới nói đến yêu đương thông thường, một tình trạng nhức nhối khác đó là việc "sống thử", hãy nhớ rằng chúng ta đang ở Việt Nam không phải một nước phương Tây nào khác, chúng ta có cách biệt văn hóa, đừng lấy đó làm lý do để bao biện cho hành vi của mình. Bởi các bạn đâu nghĩ được rằng, sự "sống thử" ấy đem lại biết bao hậu quả không thể ngờ đến, nạo phá thai, bệnh lây nhiễm, rồi thì phải kết hôn khi mà chưa đủ điều kiện kinh tế, điều đó đã gián tiếp kéo cuộc đời các bạn đi xuống chỉ vì những suy nghĩ nông nổi, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục. Đặc biệt là nữ giới, vốn từ khi sinh ra chúng ta đã rất thiệt thòi, vậy mà các bạn còn không biết tự bảo vệ chính bản thân mình thì tôi nghĩ đó là một phong cách sống rất sai lầm mà các bạn cần phải ý thức và khắc phục.

Có lẽ trên đây tôi đã phát biểu về một phong cách sống đẹp chung nhất, tôi tin rằng mỗi một con người đều có phong cách sống của riêng mình, đó là dấu ấn cá nhân không thể bị nhầm lẫn. Ví dụ như có bạn thích tập thể dục buổi sáng, nhưng có bạn lại thích tập buổi chiều, có bạn thích sách lịch sử, có bạn lại thích sách tâm lý, người sống hướng nội hướng ngoại. Nhưng chắc chắn một điều rằng một phong cách sống đẹp là phải có lý tưởng, mục tiêu, mục đích cuộc sống rõ ràng, ngày một hoàn thiện bản thân, sống có văn hóa, đạo đức, có lối sống tiết kiệm, giản dị phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tôn trọng pháp luật, nhà nước, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó mới là lối sống, phong cách sống cần được gây dựng và phát triển ở mỗi một các nhân không riêng gì tầng lớp trẻ, vì một đất nước, xã hội ngày một đi lên. Một lời khuyên chân thành nhất là các bạn trẻ nên siêng năng hơn nữa trong việc rèn luyện bản thân, đặc biệt là tìm hiểu và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh, đó là tấm gương sáng và phù hợp cho các bạn trẻ, không kể là học sinh hay sinh viên, không kể là tầng lớp tri thức hay lao động chân tay. Những điều mà Bác để lại luôn là những bài học tâm huyết và vô cùng quý giá.

Một người trẻ có phong cách sống tốt, sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý, từ đó tương lai cũng rộng mở hơn nhiều nhờ phong cách sống lề lối và nguyên tắc. Tôi hi vọng rằng bất cứ bạn trẻ nào cũng vậy, phải ý thức và điều chỉnh phong cách sống của mình sao cho thật lành mạnh, đó chính là một trong những nền tảng đưa các bạn đến với thành công sau này.

25 tháng 1 2023

"Giá trị của một người nên được nhìn nhận bởi những gì họ đã cho mà không phải là những gì họ có thể nhận." - Albert Einstein. Hãy làm sáng tỏ nhận định chên qua việc phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"? (Bài văn)

25 tháng 9 2022

Khác nhau :

Đề 1 giới thiệu 1 đồ vật là cái bút bi

Đề 2  bút bi giới thiệu về mình !hỏi chấm đề 3 giới thiệu về chiếc bút bi đối với người hs 

Điểm giống nhau là đi thuyết minh về một đồ vật hay con người

cố lần sau đọc kĩ đề bài mình viết nha :))

25 tháng 8 2022

      tham khảo

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vựng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.

25 tháng 8 2022

Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.

   
16 tháng 8 2022

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta

15 tháng 8 2022

Gợi ý nhá:

Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần ở đầu mỗi cặp lục bát kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để ngụ ý thẻ hiện tâm trạng tê tái, đau thương của nàng Kiều. Tác giả thật khéo dùng hai chữ “Buồn trông”, vì càng buồn thì càng trông, mà càng trông lại càng buồn. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy:

“Buồn trông cửa bễ chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Từ láy “thấp thoáng”, “xa xa” gợi không gian mênh mông, đang dần tối càng làm nỗi bật một chiếc thuyền lẻ loi xa vắng, cánh buồm ẩn hiện mơ hồ lúc chiều tà đã gợi trong lòng, “Kiều nỗi nhớ quê nhà và khao khát được sum họp. Rồi nàng lại trông về phía ngọn nước:

«Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu"

Hình ảnh bông hoa mỏng manh rụng xuống dòng nước, bập bẻnh trôi đi lặng lẽ khiến Kiều liên tưởng đến thân phận lưu lạc của mình. Từ láy “man mác” gợi cảm xúc buồn của Kiều khi nghĩ đến số phận “bèo dạt mây trôi” của mình dường như vô định.
Đây là ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng tron tâm hồn cô gái đáng thương?
Sau một cửa biển, một cánh hoa giữa dòng nước, Kiều lại trông thấy cảnh vật úa tàn
«Buồn trông nội cô rầu rầu"
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.

Từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” gợi không gian đồng cỏ mênh mông xanh nhợt nhạt xa xôi kéo đài vỏ tận như tương lai mờ mịt của Kiều, nó khác với cỏ xanh tươi trong ngày tiết thanh minh, sắc cỏ lúc này chỉ là một màu xanh ảm đạm, “rầu râu”, héo úa khiến Kiều vô cùng buồn chán cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không biết bao giờ mới kết thúc.
Đan xen giữa ảo giác về tương lai mờ mịt của mình thì hình ảnh cuối cùng mà Kiều nhìn
thấy là cảnh con sóng nỗi lên ằm ầm sau cơn gió, dự cảm tai họa sắp đến:

“Buồm trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Từ láy “ầm ầm” gợi không gian dữ dội của sóng, gió như đang vây quanh đe dọa sự sống của Kiều. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho số kiếp mong manh của Kiều? Phải chăng tiếng sóng ấy như báo hiệu trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay đó là tiếng lòng, tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên?

\(Dzit-Hoc24.vn\)