K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: 

Từ đơn:  núi, nước, trong, nguồn, chảy, ra 

Từ ghép: công cha, nghĩa mẹ, Thái Sơn

Câu 2: 

Bài ca dao trên là lời nhắc nhở chúng ta về công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Công cha như núi Thái Sơn che chắn cho con bão táp mưa sa khỏe mạnh trưởng thành. Nghĩa mẹ - nước trong nguồn như tình yêu thương con dạt dào không bao giờ vơi cạn. Nhờ núi cao biển rộng mênh mông mới có chúng ta thành người như ngày hôm nay. Cha mẹ cho ta tình yêu vô bờ bến và cả cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vì vậy mỗi đứa con sống cần phải biết báo đáp cha mẹ. Chúng ta cần cố gắng học tập tu dưỡng bản thân để trở thành người có ích cho xã hội để làm cha mẹ yên tâm và vui lòng. 

Nhân hóa: núi Thái Sơn che chắn..

So sánh: Nghĩa mẹ - nước trong nguồn như tình yêu thương con dạt dào không bao giờ vơi cạn.

Ản dụ: Núi cao biển rộng mênh mông - công ơn dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ

 

15 tháng 8 2023

Đoạn văn:

Tình cảm luôn là điều đẹp đẽ và quý giá nhất, nó sẽ càng thấm đậm hơn khi được diễn đạt bằng "Thơ". Ta càng rõ điều ấy qua "Một đời áo nâu" của nhà thơ Nguyễn Văn Song, nổi bật ở đoạn:

"Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?" 

Thể hiện tình cảm thương yêu, thấu hiểu người con dành cho mẹ. Cả đời mẹ giản dị, sống khó khăn liền với màu đất đai, mặc áo nâu làm nông. Không có cho bản thân một bộ đồ đẹp, mẹ sống cằn tiện tiết kiệm với mình. Theo thời gian, có chiếc thì rách đi có chiếc còn lành. Và với sự diễn đạt nghệ thuật của mình, nhà thơ cho đọc giả hiểu rằng ông không chỉ đang nói về chiếc áo mẹ mà từ sự vật đó còn gợi đến cuộc đời mẹ. Mộc mạc, đơn giản những gam màu sờn phai đi mỗi ngày để nuôi lớn con và chăm sóc gia đình. Qua đoạn thơ trên ta thấy được hình ảnh người mẹ giản dị, vất vả cả đời và tình cảm thương mến chân thành của người con hiếu nghĩa!

TLamm

Bài thơ trên là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

Từ láy trong đoạn trích trên là từ "le lói"

Người bạn em nhớ nhất cũng là người bạn thân thiết nhất của em là Trang. Chúng em hồi nhỏ đã làm quen và gắn bó với nhau đến giờ. Khi ấy bạn ấy rất so với bạn cùng tuổi mà giờ đây khi lớn lên bạn đã là một thiếu nữ cao ráo xinh đẹp. Bạn không những học giỏi mà còn rất thân thiện và tốt bụng. Những hoạt động nhà trường tổ chức không bao giờ vắng mặt bạn. Em và bạn có tính cách trái ngược. Em dễ bị tức giận bởi những điều nhỏ nhặt nhưng sự bình tĩnh của em giúp em được xoa dịu. Dần dần em không còn nóng nảy như trước nữa. Em rất yêu quý bạn và mong tình bạn này được bền lâu.

tìm các cụm động từ cụm danh từ cụm tính từ của VIệt Nam trong đoạn văn sau ( gạch chân vào và đánh dấu các cụm) : Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một thung lũng cách rừng rậm . Lấy hết sức mình, cậu thét lớn :"tôi ghét người " .Khu rừng có tiếng vọng lại :"tôi ghét người " . Cậu bé hốt hoảng quay về , sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu bé không...
Đọc tiếp

tìm các cụm động từ cụm danh từ cụm tính từ của VIệt Nam trong đoạn văn sau ( gạch chân vào và đánh dấu các cụm) : Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một thung lũng cách rừng rậm . Lấy hết sức mình, cậu thét lớn :"tôi ghét người " .Khu rừng có tiếng vọng lại :"tôi ghét người " . Cậu bé hốt hoảng quay về , sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu . Người mẹ cầm tay con,đưa cậu trở lại khu rừng . BÀ nói " giờ con hãy hét lên thật to : " tôi yêu người ". Lạ lùng thay , cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : " tôi yêu người " . Lúc đó , người mẹ mới giải thích cho con hiểu : " con ơi , đó là định luật trong cuộc sống chung ta . Cho con điều gì , con sẽ nhận lại điều đó . Ai gieo gió thì ắt gặp bão . Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con "

2
15 tháng 8 2023

Cụm động từ: lấy hết sức mình, thét lớn, vọng lại, trở lại, hét lên, mới giải thích, nhận lại, ắt gặt bão, cũng yêu thương.

Cụm danh từ: một cậu bé, một thung lũng.

Cụm tính từ: hốt hoảng quay về.

15 tháng 8 2023

tìm các cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ của VIệt Nam trong đoạn văn sau ( gạch chân vào và đánh dấu các cụm)

: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một thung lũng cách rừng rậm . Lấy hết sức mình, cậu thét lớn :"tôi ghét người " .Khu rừng có tiếng vọng lại :"tôi ghét người " . Cậu bé hốt hoảng quay về , sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu . Người mẹ cầm tay con,đưa cậu trở lại khu rừng . BÀ nói " giờ con hãy hét lên thật to : " tôi yêu người ". Lạ lùng thay , cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : " tôi yêu người " . Lúc đó , người mẹ mới giải thích cho con hiểu : " con ơi , đó là định luật trong cuộc sống chung ta . Cho con điều gì , con sẽ nhận lại điều đó . Ai gieo gió thì ắt gặp bão . Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con "

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
15 tháng 8 2023

Đổi: 8m72cm = 872cm; \(\dfrac{18}{5}dm\) = 36cm, \(\dfrac{59}{10}m\) = 590cm

a,Nửa chu vi hình chữ nhật là:

872 : 2 = 436 (cm)

Chiều dài hình chữ nhật là:

(436 + 36) : 2 = 236 (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật là 

236 - 36 = 200 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là:

\(236\times200=47200\left(cm^2\right)\)

b, Chiều cao của hình bình hành là:

47200 : 590 = 80(cm)

Đáp số: a, 47200 cm2.

              b, 80 cm.

14 tháng 8 2023

Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, hòa thuận, hòa tấu, hòa ca.

Nghĩa: chỉ đến tính chất yên lặng, thoải mái, sự đoàn kết giữa những cá thể độc lập với nhau.

Nhóm 2: hòa hợp, hòa tan, hòa chung, hòa mình.

Nghĩa: chỉ đến sự gộp lại làm một, gần gũi vào điều gì đó.

14 tháng 8 2023

Cảm ơn bạn Đỗ Tuệ Lâm nha!

14 tháng 8 2023

Đặt câu với từ "chết": Đốt thế này thì có mà chết cả tổ kiến đấy.

Đặt câu với từ "hi sinh": Người anh hùng ấy đã hi sinh thật anh dũng.

Phân biệt hai từ:

+ Từ "chết" dùng để chỉ đến sự mất đi, không tồn tại nữa của con vật hay sự vật nào đó.

+ Từ "hi sinh" mang ý đề cao sự mất đi của sự vật, con vật nào đó. Tỏ ý kính trọng, thương tiếc hơn.

14 tháng 8 2023

con chó bị chết 

chiến sĩ hi sinh