K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2017

tự tin là đức tính tốt.

6 tháng 10 2017

tự tin là đức tính tốt của con người và khác với tự kiêu

18 tháng 10 2017

Nguyễn Ngọc Thiện

5 tháng 10 2017

"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", " là chi tiết cho cái "công-dung-ngôn-hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.

Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.

Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).

Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư" , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", " là chi tiết cho cái "công-dung-ngôn-hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.

Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.

Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).

Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư" , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

tk m nhé

4 tháng 10 2017

Mở bài :Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận : lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay. Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài.

Thân bài :

Luận điểm 1 :Phân tích ngắn gọn đoạn thơ để rút ra vấn đề

– Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: con ong, con cá, con chim trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: một thân lúa chín – chẳng thể làm nên mùa vàng, một người – không thể tạo thành nhân gian.

Từ đó, liên hệ và đúc kết  bài  học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.

– Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận:

+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết,  sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.

+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi.

Luận điểm 2 : Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận:

– Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống  yêu thương giữa người với người trong xã hội. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện)

– Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh)

->>phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi

Luận điểm 3 :Rút ra bài học:

Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng:

+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .
+Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu
+ Hiếu nghĩa với người thân
+ Quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .
+ Không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc .

Kết bài : Khẳng định lối sống đoàn kết, gắn bó, bao dung,…

4 tháng 10 2017

1. Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận. Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài.
2. Khái quát về đoạn thơ:
- Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: “con ong”, “con cá”, “con chim” trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: “một thân lúa chín” - chẳng thể làm nên “mùa vàng”, “một người” – không thể tạo thành “nhân gian”. Từ đó, liên hệ và đúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.
- Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận: 
+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.
+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi. 
3. Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận:
- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện) 
- Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh)
4. Rút ra bài học:
- Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.
- Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng.

4 tháng 10 2017

Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:

"Một trai con thứ rót lòng,
Vương Quan là chữ nổi dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân".

Hai chị em Kiều có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", và đã đến "tuần cập kê".

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương". Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương "hộ tang" chú.

Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đấy túi tham". Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá "vàng ngoài bốn trăm" để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiêm báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng". Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Kiều báo ân báo oán.

Hồ Tôn Hiến tổng đốc trọng thần "xảo quyệt lập kế" chiêu an. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ của Phật.

Sau nửa năm về Liêu Dương... . Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.

Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:

"Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

4 tháng 10 2017

Tham khảo :

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được   sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

4 tháng 10 2017

thơ hay wá

4 tháng 10 2017

thơ hay

4 tháng 10 2017

Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này.Dạo này bạn khỏe chứ?Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau.Cuộc sống ở Anh thế nào?Có gì khác so với ở Việt nam không?Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy,người bạn thân yêu à.Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu.Đó là mấy tuần trước,mình về quê thăm họ hàng,tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biế bao kỉ niệm êm đềm,ngôi trường THCS Tân Dân thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang,bầu trời trong xanh cao vời vợi,mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs Tân Dân ấy để bước vào khuôn viên trường.Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều,có ba dãy nhà,hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ.Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già,cổ thụ,tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường.Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi.Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới máii truòng thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đa xgawpj lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà.Mình đã cạy đén ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy.Cô đã béo hơn trước rất nhiều suywts chút nữa thì mình không nhận ra đấy.Mái tóc cô đã điểm bạc,cũng ngàoi 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên.Cô đã đưa mình đi thăm trường vàddax biết trường mình đã đạt chuẩn quốc giddayssa và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh,huyện, và quốc gia.Bọn trẻ bây giờ sướng thật,có trường học tiện nghi thế này,lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình,ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá.Cô Hà đưua mình vào văn phòng Đoàn trường,nơi chứa những thành tích,bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua.Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng,đó là bức ảnh mình,bạn,Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giởi tỉnh hồi đó.Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô dã nghỉ hưu,các thấy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền.CÁc thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đưng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
Người bạn thân yêu
Hoàng thị Ngọc Lan

3 tháng 10 2017

em chả thấy cái j cả vì 20 năm sau trường đã bị san phẳng

1 tháng 10 2017

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

1 tháng 10 2017

lên mạng tra đi

1 tháng 10 2017

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

     Mik xem tại 123doc nha bn