K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2022

Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

18 tháng 12 2022

Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hòa vùng trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm "hai cây phong"là một trong những tác phẩm rất suất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong "người thầy đầu tiên",trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa.

Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sây lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn.

Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiện trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ và trong số đó chắc hẳn có nhân vật chính của tác giả hay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hòa gắn bó tình thương nhớ hai cây phong đầu làng. Mỗi lần về thăm quê nhà thì họa sĩ đã đưa mắt nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lòng mình "ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi để được đến với hai cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về được đứng mãi ở dưới gốc cây để được nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất. Đúng là một mối quan hệ khăng khít của tác giả đối với quê hương đối với tuổi thơ mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ đối với tất cả chúng ta hãy nhớ đến quê hương nhớ đến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta ngày hôm nay.

Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.

Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi nào nó bỗng hiện lên một cách vô thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn. Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy -sen và cô bé An-t -nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-t-Nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ.

Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.

 

Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu...
Đọc tiếp

Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ-men.''  (Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung ) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2 (0,5 điểm): Nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu sau: “Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người ” Câu 4 (1,0 điểm): Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên? Xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

1
18 tháng 12 2022

giup em voi a 

 

16 tháng 12 2022

I. Mở bài

Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam

VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

(*) Nguồn gốc, xuất xứ

  • Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
  • Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
  • Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
    • Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động => áo tứ thân và ngũ thân.
    • Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.... Bởi vậy áo dài đã có từ rất lâu.

(*) Hiện tại

  • Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
  • Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

(*) Hình dáng

  • Cấu tạo
    • Áo dài từ cổ xuống đến chân
    • Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
    • Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
    • Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
    • Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
    • Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo tới cổ tay.
    • Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
    • Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng.... với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
  • Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
  • Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
  • Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
  • Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tùy theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết đỏ thẫm…

(*) Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

  • Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
  • Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

III. kết bài

cảm nghĩ của em về tà áo dài. 

13 tháng 12 2022

I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả - tác phẩm
- Vương Trọng sinh năm 1943, quê ở huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An.
- Trong những năm chiến tranh thơ ông viết nhiều về người lính. Sau chiến tranh thơ ông mở rộng ra nhiều đề tài khác với một bút lực đồi dào, sắc sảo, thông minh và đặc biệt thành công ở mảng thơ thế sự.
- Hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hợi.
2. Đọc, chú thích:

Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Vương Trọng » Về thôi nàng Vọng Phu (1991)

☆☆☆☆☆173.53 Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
Từ khoá: hy sinh (91) ngã ba Đồng Lộc (11) thanh niên xung phong (10) Chia sẻ trên Facebook 1 Trả lời In bài thơ

Một số bài cùng từ khoá

- Lòng chiến sĩ (Trần Huyền Trân)
- Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
- Đề thơ nơi Đội Hoàng Sa ngày trước đã đi qua(Trần Đông Phong)
- Giao thừa này, Báu ở đâu (Lưu Trùng Dương)
- Sau trận chiến nó đã không về (Vladimir Vysotsky)

Một số bài cùng tác giả

- Hai chị em
- Nhớ con
- Mỵ Châu
- Bên mộ cụ Nguyễn Du
- Chị dâu Đăng bởi Nguyễn Dũng vào 01/06/2009 11:09

- Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi
Còn hương nữa dành phần cho đất
Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp
Như Cỏ trong thung, như nắng trên đồi.

- Kìa, Cỏ May khâu nặng ống quần
Ơi các em tuổi quàng khăn đỏ
Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá
Thương các Chị phải không? Thì hãy quay về
Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống
Các Chị nằm còn khát bóng cây che.
- Hai mươi tám năm trôi qua, chúng tôi không thêm một tuổi nào
Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc
Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
Bữa ăn cuối cùng, mười chị em không có gạo
Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường.

- Cần gì ư? Lời ai hỏi trong chiều
Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây Bồ Kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang.


Đồng Lộc, 5-7-1995

 

. Bố cục : 4 khổ
- Khổ đầu : Nhắc nhở những người đến nghĩa trang nhớ thắp hương cho những liệt sĩ khác.
- Khổ thứ 2 : Khuyên các em thiếu nhi trồng cây.
- Khổ thứ 3 : Khuyên các bạn thanh niên cố gắng lao động sản xuất.
- Khổ thứ 4 : Riêng các cô chỉ ước nơi đây mọc dậy vài cây bồ kết.
III. Đọc -tìm hiểu bài thơ :
Ý nhĩa nhan đề : - Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng lộc : Gợi lên sự trang trọng, thiêng liêng. Lời thỉnh cầu là lời yêu cầu , là lời cầu xin được nói lên một cách thiết tha, trân trọng.
- Lời thỉnh cầu của những người đã khuất nói với những người đang sống( mười cô gái nói lời thỉnh cầu với những đoàn khách đến thăm viếng các cô).

1. Lời nhắc nhở mọi người :
- Các cô khiêm tốn tự nhận hương cắm thế đủ rồi và khuyên mọi người đừng quên đồng đội của các cô.( Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc).
2. Lời khuyên các em thiếu nhi :
- Thể hiện sự âu yếm, mến thương.
- Sử dụng câu cảm thán, câu hỏi tu từ.
- > Khen ngợi các em vì tưởng nhớ, thương các chị.
- Khuyên các em biến tình thương ấy bằng một việc làm thiết thực, tác dụng lớn lao : trồng cây non.
3. Khuyên các bạn thanh niên :
- Xem họ là những người cùng trang lứa( Mãi mãi tuổi hai mươi...Hai mươi bảy năm qua... Dù đã ba lần ...) nói lời tâm sự cảm thông, lời an ủi, lời khuyên.
- Câu thơ rắn rõi mà cảm động- xin đừng bi lụy, điều cần nhất cho tình thương lúc này là chăm lo sản xuất.
- Thời chiến tranh thiếu thốn, gian khổ : Không có gạo- nắm mì luộc chia nhau.
Một chi tiết cảm động ngầm so sánh hiện tại với tương lai.
Mong ước cho riêng mình.
- Chưa chồng- chưa ngõ lời yêu ; bom vùi tóc bết đất- nằm dưới mộ tóc chưa gội được.
- Cầu ở nghĩa trang mọc vài cây bồ kết( cách nói theo trí tưởng của nghệ thuật thơ) : Các cô tuổi thanh xuân phơi phới lòng yêu đời, vốn yêu cái đẹp, cái thanh sạch, thích trau tria cho mái tóc thanh xuân đẹp đẽ, thơm tho. Chuyện hi sinh chỉ là chuyện thường tình trong chiến tranh.



III. Tổng kết :
1.Nghệ thuật :
- Bằng hư cấu, tưởng tượng để cho người đã khuất trò chuyện với người còn sống.
- Hình ảnh, chi tiết, lời thơ xúc động.
2.Nội dung :
Mọi chính sách, chế độ đối với người đã hi sinh đều thuộc về chúng ta. Bởi vậy, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, làm cho nhân dân ấm no, hạnh phúc là cách đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất..

14 tháng 12 2022

I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả - tác phẩm
- Vương Trọng sinh năm 1943, quê ở huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An.
- Trong những năm chiến tranh thơ ông viết nhiều về người lính. Sau chiến tranh thơ ông mở rộng ra nhiều đề tài khác với một bút lực đồi dào, sắc sảo, thông minh và đặc biệt thành công ở mảng thơ thế sự.
- Hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hợi.
2. Đọc, chú thích:

Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Vương Trọng » Về thôi nàng Vọng Phu (1991)

☆☆☆☆☆173.53 Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
Từ khoá: hy sinh (91) ngã ba Đồng Lộc (11) thanh niên xung phong (10) Chia sẻ trên Facebook 1 Trả lời In bài thơ

Một số bài cùng từ khoá

- Lòng chiến sĩ (Trần Huyền Trân)
- Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
- Đề thơ nơi Đội Hoàng Sa ngày trước đã đi qua(Trần Đông Phong)
- Giao thừa này, Báu ở đâu (Lưu Trùng Dương)
- Sau trận chiến nó đã không về (Vladimir Vysotsky)

Một số bài cùng tác giả

- Hai chị em
- Nhớ con
- Mỵ Châu
- Bên mộ cụ Nguyễn Du
- Chị dâu Đăng bởi Nguyễn Dũng vào 01/06/2009 11:09

- Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi
Còn hương nữa dành phần cho đất
Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp
Như Cỏ trong thung, như nắng trên đồi.

- Kìa, Cỏ May khâu nặng ống quần
Ơi các em tuổi quàng khăn đỏ
Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá
Thương các Chị phải không? Thì hãy quay về
Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống
Các Chị nằm còn khát bóng cây che.
- Hai mươi tám năm trôi qua, chúng tôi không thêm một tuổi nào
Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc
Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
Bữa ăn cuối cùng, mười chị em không có gạo
Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường.

- Cần gì ư? Lời ai hỏi trong chiều
Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây Bồ Kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang.


Đồng Lộc, 5-7-1995

 

. Bố cục : 4 khổ
- Khổ đầu : Nhắc nhở những người đến nghĩa trang nhớ thắp hương cho những liệt sĩ khác.
- Khổ thứ 2 : Khuyên các em thiếu nhi trồng cây.
- Khổ thứ 3 : Khuyên các bạn thanh niên cố gắng lao động sản xuất.
- Khổ thứ 4 : Riêng các cô chỉ ước nơi đây mọc dậy vài cây bồ kết.
III. Đọc -tìm hiểu bài thơ :
Ý nhĩa nhan đề : - Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng lộc : Gợi lên sự trang trọng, thiêng liêng. Lời thỉnh cầu là lời yêu cầu , là lời cầu xin được nói lên một cách thiết tha, trân trọng.
- Lời thỉnh cầu của những người đã khuất nói với những người đang sống( mười cô gái nói lời thỉnh cầu với những đoàn khách đến thăm viếng các cô).

1. Lời nhắc nhở mọi người :
- Các cô khiêm tốn tự nhận hương cắm thế đủ rồi và khuyên mọi người đừng quên đồng đội của các cô.( Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc).
2. Lời khuyên các em thiếu nhi :
- Thể hiện sự âu yếm, mến thương.
- Sử dụng câu cảm thán, câu hỏi tu từ.
- > Khen ngợi các em vì tưởng nhớ, thương các chị.
- Khuyên các em biến tình thương ấy bằng một việc làm thiết thực, tác dụng lớn lao : trồng cây non.
3. Khuyên các bạn thanh niên :
- Xem họ là những người cùng trang lứa( Mãi mãi tuổi hai mươi...Hai mươi bảy năm qua... Dù đã ba lần ...) nói lời tâm sự cảm thông, lời an ủi, lời khuyên.
- Câu thơ rắn rõi mà cảm động- xin đừng bi lụy, điều cần nhất cho tình thương lúc này là chăm lo sản xuất.
- Thời chiến tranh thiếu thốn, gian khổ : Không có gạo- nắm mì luộc chia nhau.
Một chi tiết cảm động ngầm so sánh hiện tại với tương lai.
Mong ước cho riêng mình.
- Chưa chồng- chưa ngõ lời yêu ; bom vùi tóc bết đất- nằm dưới mộ tóc chưa gội được.
- Cầu ở nghĩa trang mọc vài cây bồ kết( cách nói theo trí tưởng của nghệ thuật thơ) : Các cô tuổi thanh xuân phơi phới lòng yêu đời, vốn yêu cái đẹp, cái thanh sạch, thích trau tria cho mái tóc thanh xuân đẹp đẽ, thơm tho. Chuyện hi sinh chỉ là chuyện thường tình trong chiến tranh.



III. Tổng kết :
1.Nghệ thuật :
- Bằng hư cấu, tưởng tượng để cho người đã khuất trò chuyện với người còn sống.
- Hình ảnh, chi tiết, lời thơ xúc động.
2.Nội dung :
Mọi chính sách, chế độ đối với người đã hi sinh đều thuộc về chúng ta. Bởi vậy, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, làm cho nhân dân ấm no, hạnh phúc là cách đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất..

_HT_ 

#ThaoNguyen#

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
7 tháng 12 2022

Em tham khảo dàn ý sau đây, sau đó chuyển thành văn nói của mình.

1. Mở bài

Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.

2. Thân bài

a, Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về quê ngoại thăm ông bà:

Quê ngoại rất đẹp: cánh đồng lúa, đàn cò trắng, trâu mẹ và nghé con.Ông bà ngoại đã già, tóc bạc nhưng vẫn rất nhanh nhẹn: chăm đàn gà, trồng luống rau, yêu thương cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc.Có đông anh chị em họ hàng và trẻ con trong làng chơi cùng: thả diều, bắt dế, chơi ô ăn quan.

⇒ Cảm nghĩ: về quê rất vui vì có nhiều trò chơi mới lạ, được nghe ông bà kể chuyện lịch sử, chuyện đồng áng, chăn nuôi.

b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ

Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: vào một buổi trưaDiễn biến của câu chuyện: (tùy nội dung chuyện em có thể hình dung về diễn biến, nó là kỉ niệm vui hay buồn. Ví dụ như: em đã cùng bạn nói dối ông bà để lén ra ngoài đi chơi, bị hàng xóm bắt gặp ở ruộng bắp)Câu chuyện kết thúc: ông bà tha lỗi, răn dạy về cái hại của việc nói dối, cần có sự trung thực trong cuộc sống.Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện: cảm thấy hối hận, tự hứa sẽ luôn trung thực, không khiến người thân thất vọng.

3. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý.Bản thân cảm thấy thêm kính trọng, yêu thương ông bà.
2 tháng 12 2022

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.

-.-

Tick mik