K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2022

Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi eaast thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu.

Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.

Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:

-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con  lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:

 - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:

 - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:

 - Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:

 - Sao cô biết mợ con có con?

Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:

- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.

Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tình yêu từ trái tim cụ già đã chảy trong tim anh"

-Tác dụng:

+ Khiến câu văn dạt dào cảm xúc chạm vào trái tim người đọc

+ Gợi liên tưởng độc đáo

+ Cho thấy tình yêu thương của cụ già đã mang đến ấm áp và hạnh phúc trong trái tim đang dần nguội lạnh của "anh"

26 tháng 9 2022

 Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.Qua đó thẻ hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.

- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng

27 tháng 9 2022

Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ sống vào trước cách mạng tháng tám. Vợ chết, con bỏ đi đồn điền cao su, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Lão không muốn tiêu vào số tiền dành dụm cho cậu con trai nên quyết định bán cậu Vàng, giao lại mảnh vườn và tiền cho ông giáo để ông chuyển đến tận tay người con trai và tự kết liễu đời mình bằng bả chó.

25 tháng 9 2022

 Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

30 tháng 9 2022

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng đinh” trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: Chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm…

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: “Van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị “cự lại” hành động sấn đến bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rồi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “Bà” - người trên, “mày” - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng căm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng “tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà” đầy uy quyền và gọi “mày” rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “Túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái..”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng “chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

 

25 tháng 9 2022

Truyện ngắn Lão Hạc do nhà văn Nam Cao viết, phản ánh hiện thực nước ta trong khoảng thời gian trước cách mạng tháng Tám. Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về. Lão sống cùng cậu Vàng, con chó mà con trai Lão mua về. Lão xem cậu Vàng như người bầu bạn và yêu thương thế nhưng sau một trận ốm nặng Lão đành đi đến quyết định bán chó. Sau khi bán chó xong Lão gửi số tiền bán được cộng với tiền dành dụm trước đó cùng với mảnh vườn cho ông Giáo một người hàng xóm của Lão. Những ngày sau đó Lão chỉ ăn khoai, hết khoai thì chế được cái gì sẽ ăn cái đó. Cuộc sống khó khăn nhưng Lão vẫn không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo. Một ngày Lão xin Binh Tư ít bả chó nói để bẫy con chó lạc sau vườn , Binh Tư kể với ông Giáo chuyện đó. Sau khi biết tin ông Giáo rất thất vọng và về nhà được một lúc lâu thì ông Giáo lại hay Lão chết, cái chết đột ngột và đau đớn, chẳng ai hiểu chuyện gì xảy ra có lẽ chỉ ông Giáo và Binh Tư mới hiểu được.

9 tháng 10 2022

Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con chó mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn. Con trai lão do không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão không còn đủ sức để đi làm thuê. Cùng đường, Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi Lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má. Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng thực ra lão dùng bả chó để kết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông Giáo và Binh Tư.

Trong buổi học đầu năm, cô giáo hỏi các học sinh của mình muốn làm nghề gì trong tương lai. Ngay lập tức, lũ trẻ đồng loạt nhao nhao trả lời. Các cậu con trai thì muốn trở thành cầu thủ bóng đá, bác sĩ, kiến trúc sư... Một vài bạn khác thì muốn trở thành nhà du hành vũ trụ, ca sĩ nhạc rock, vận động viên đua xe, thậm chí cả tổng thống. Các em gái thì đơn giản hơn, ước mơ được làm giáo viên, y tá, thợ...
Đọc tiếp

Trong buổi học đầu năm, cô giáo hỏi các học sinh của mình muốn làm nghề gì trong tương lai. Ngay lập tức, lũ trẻ đồng loạt nhao nhao trả lời. Các cậu con trai thì muốn trở thành cầu thủ bóng đá, bác sĩ, kiến trúc sư... Một vài bạn khác thì muốn trở thành nhà du hành vũ trụ, ca sĩ nhạc rock, vận động viên đua xe, thậm chí cả tổng thống. Các em gái thì đơn giản hơn, ước mơ được làm giáo viên, y tá, thợ làm bánh, nhân viên tư vấn mỹ phẩm... Cả lớp học xôn xao, chỉ trừ có Tommy. Cô giáo nhận thấy cậu bé ngồi yên lặng, chẳng nói lời nào. Cô bước đến gần Tommy và hỏi: - Tommy, mong ước của em sau này là gì? Cậu bé trả lời: - Có thể, thưa cô. - Sao lại là "có thể"? - Cô giáo ngạc nhiên hỏi. - Vâng - Tommy trả lời cô - Các anh của em lúc nào cũng cho rằng em vô tích sự, không làm được việc gì cả. Vì thế khi lớn lên, em muốn mình có thể làm những điều có thể làm được.

1.đặt tên nhan đề cho câu chuyện, vì sao ?

2.thông điệp câu chuyện gửi đến

0
23 tháng 9 2022

loading...  

23 tháng 9 2022

EJGEISKLRGMKERSJGFJW[IQ0EUKLWEFEGOKTIGHWLKRJSDY7A6PT6UEKFIDFAO884PLGKDAPKGDPLVFP'V;LSLC,S,CSPFKBN,LHT.GLVILGVLV4L454