K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.

30 tháng 9 2021

Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và những bài học làm người quý giá. Nếu tình cha con thường được khắc họa một cách mạnh mẽ, hùng tráng, có phần đanh thép, cứng rắn, tình chị em máu mủ ruột rà sẻ chia, bao bọc giúp đỡ nhau thì tình mẫu tử luôn mang màu sắc thiêng liêng, cao quý mà gần gũi, thân thương. Với đại thi hào Ta - go, tình mẫu tử của ông xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp, trước quê hương, con người trong cuộc sống. “Mây và sóng”, một kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của ông chính là bản hòa ca ngọt ngào, là lời tâm sự thủ thỉ của một em bé với mẹ, qua đó thể hiện cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, đồng thời là tình cảm thắm thiết, mặn nồng của người con dành cho mẹ.

Bài thơ mang giai điệu trữ tình, ngọt ngào như một bài hát về vùng đất thần tiên mơ mộng, sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú dưới suy nghĩ non nớt của trẻ thơ. Những sự vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang hình hài, sắc thái của con người, mang đến cảm giác trong trẻo, đáng yêu.

Tác giả xây dựng bài thơ dưới hình thức một cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con, là lời em bé kể cho mẹ về sóng nước, mây trời mà em đã gặp khi đi chơi. Dưới góc nhìn non nớt và trí tưởng tượng phong phú của em, mây trời biết nói, biết cười, biết rủ em tham gia những cuộc vui bất tận.

Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất


 
Em bé gọi “Mẹ ơi” để bắt đầu kể chuyện nghe thật gần gũi, đáng yêu. Tiếng “Mẹ ơi” đầu đời chẳng cần uốn nắn, dạy bảo mà tự bộc phát như một sự hiển nhiên. Bên em luôn có mẹ, mẹ nghe em kể chuyện, mẹ bên em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những lời ê a thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Ánh mắt em ngước nhìn lên trời, bắt gặp những đám mây trắng bồng bềnh, mềm mại. Đám mây được nhân hóa mang những đặc điểm, tính cách, hành động giống như con người. Chúng gọi em đi chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”, “giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”. Với một em bé thông minh, thích khám phá vạn vật mới lạ xung quanh thì lời mời gọi của mây quả thật hấp dẫn khó thể chối từ. Em bé muốn được đi chơi, đi đến những miền đất mới lạ để khám phá, đó cũng là một điều dễ hiểu cho câu hỏi “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”. Nhưng thật bất ngờ, em bé ngay lập tức từ chối lời mời ấy của mây khi biết rằng, để được đi chơi, em phải rời xa mẹ, phải để mẹ của em ở nhà. Em bé không đánh lòng “đi đến hết cõi đất” nếu mẹ em phải đợi em. “Tôi có lòng nào bỏ được mẹ”, câu nói xuất phát từ tình cảm thẳm sâu trong trái tim con người, tình mẫu tử cao quý không gì có thể chia cắt. Dường như, câu nói ấy không phải của một đứa trẻ ngây ngô đơn thuần mà là của một tâm hồn tràn đầy yêu thương, trân quý tình cảm gia đình bất diệt. Em bé sao nỡ đi đến nơi “tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời”, được “nhấc bổng lên tận tầng mây” khi mẹ tôi đợi tôi ở nhà”. Tình cảm đối với mẹ đã níu giữ em lại, em không thể rời xa mẹ dù hầu như đã hoàn toàn bị chinh phục bởi lời mời gọi hấp dẫn. Nhưng với em, chẳng cuộc vui nào, chẳng mây trời nào có thể so sánh với mẹ của em

“Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh”

Ta - go đã nâng tầm tình mẫu tử lên ngang hàng với vũ trụ, với mây gió. Hình ảnh mẹ trong mắt em giống như mặt trăng dịu hiền với luồng ánh sáng thanh mát, còn em là những đám mây nhỏ mềm mại quẩn quanh bên mẹ. Mẹ và em luôn luôn gắn liền với nhau. Mây và trăng không thể tách rời hay chính tình mẫu tử trong tim luôn tồn tại, chẳng khó khăn cách trở nào có thể chia rẽ tình cảm ấy. “Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh” gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ yên bình, quấn quýt bên mẹ hiền. Chỉ cần có mẹ bên cạnh thì mọi cuộc vui với em bé chẳng còn quan trọng nữa, em bé cảm thấy vui nhất, hạnh phúc nhất là khi được chơi cùng mẹ của mình. Tình mẫu tử dẫu có đơn sơ, giản dị thì vẫn luôn bỏng cháy và trường tồn.


 
Không chỉ có mây trời mà ngay cả những con sóng biển rì rào, dưới lăng kính của em bé cũng trở thành những người bạn đến từ đại dương mênh mông

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào
“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”
Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”
Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa

Ngắm mây trời, rồi em bé lại được nghe tiếng sóng hò reo bài ca của biển cả, sóng vẫy gọi em bé đi chơi thật xa. Lời thủ thỉ của sóng thật hấp dẫn với một đứa trẻ thông minh, tâm hồn phong phú như em, “ca hát sớm chiều”, “đi mãi mãi”, “không biết là đi qua những đâu”. Em bé cũng muốn chạy đi theo những cuộc chơi của sóng, những cuộc viễn du bất tận, nhưng em bỗng khựng lại vì nghĩ đến mẹ. “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”. Nỗi lo của em là lo mẹ sẽ nhớ em khi em không về. Em sợ mẹ buồn, sợ mẹ nhớ em, sợ mẹ ở một mình, sợ phải rời bỏ mẹ. Tuy mộng mơ là thế, khao khát được đi khám phá thế giới mãnh liệt đến vậy, nhưng với em, chúng chẳng có nghĩa lý gì nếu em chỉ thực hiện những điều ấy một mình, phải để mẹ ở nhà. Chân trời góc bể hay những chuyến du ngoạn ngoài kia cũng chẳng thể lấp đầy khoảng trống thiếu mẹ trong tâm hồn em. Hạnh phúc của em là được ở bên mẹ, là nụ cười của mẹ. Những điều ấy tuy giản dị, đơn sơ, nhưng với em, có mẹ chính là có tất cả.

Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển” không chỉ đơn thuần là câu nói của trẻ thơ mà còn mang tầng nghĩa sâu sắc. Thuận theo tạo hóa tự nhiên, không có biển sẽ chẳng có sóng, không có mẹ thì cũng chẳng thể nào có con. Vì thế mà mỗi bước chân con đi không thể thiếu ánh mắt dõi theo trìu mến của mẹ, niềm vui của con cũng không thể thiếu đi nụ cười hạnh phúc từ mẹ. Tiếng “con cười giòn tan vào gối mẹ” hay tiếng sóng biển rì rào vỗ rì rào bờ cát, đồng thời là lời gợi nhắc những kỉ niệm tuyệt đẹp thời ấu thơ của con bên mẹ. Tác giả rất khéo léo khi cả bài thơ không hề thốt ra một câu “con yêu mẹ” hay những lời thể hiện tình cảm trực tiếp, nhưng qua lời nói của em bé, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình mẫu tử đến từ cả mẹ và em bé. Người mẹ cũng không xuất hiện trong bài thơ, nhưng trải dài cả tác phẩm là lời em bé tâm tình, kể chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con chỉ cần có nhau để sống hạnh phúc, “không ai trên đời này biết được mẹ con ta đang ở đâu”, không có nỗi đau, không có buồn tủi gì chia cắt được hai mẹ con. CÓ lẽ, thứ tình cảm thiêng liêng ấy chẳng thể hiện ra bằng lời, nhưng đó là động lực, là lẽ sống, là nơi để mỗi người con trở về khi mệt mỏi thương trường.


 
Sử dụng cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, đồng thời là cuộc nói chuyện của em với mây, với sóng, dưới lăng kính ngây thơ trong sáng mà rực rỡ sắc màu, một thế giới cổ tích hiện ra một cách hài hòa, tinh tế. Nơi đó có em, có mẹ, có mây, có sóng, có mái nhà em yêu thương. Với trí tưởng tượng phong phú, tư duy thông minh cùng trái tim đong đầy tình yêu thương, qua lời nhà thơ, em bé đã thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử, đồng thời bày tỏ ước mơ được khám phá thiên nhiên, chinh phục thế giới bao la rộng lớn.

Bằng ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dào dạt tình yêu thương, Ta - go đã viết nên một bài thơ thắm đượm tình người. Chẳng cần tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui ở đâu xa xôi hào nhoáng, chỉ cần những điều chân phương, ở cạnh người mẹ thân yêu, sống một cuộc sống không lo âu giữa mây gió, biển cả, đó chính là định nghĩa của hạnh phúc. Lời của em bé cũng như lời của tác giả, rằng bản thân con người chỉ thật sự an nhàn khi được sống trong tình yêu thương của mẹ, tình mẫu tử nồng cháy, bất diệt.

30 tháng 9 2021

Nghệ thuật

Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.

Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông)

→ Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung. Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.

30 tháng 9 2021

có các chi tiết kỳ ảo
-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :
+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ
+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc
+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết
-Ý nghĩa của hai chi tiết
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình
+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

30 tháng 9 2021

Nghệ thuật
Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lý Thông)
→ Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung. Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.
Ý nghĩa truyện nội dung
Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian.
Thể hiện ước mơ về sự đổi đời.
Ước mơ đạo lí của nhân dân Thiện thắng ác Chính nghĩa thắng gian tà Hòa bình thắng chiến tranh
Các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn làm ăn.

~ Học tốt ~ :(

* Ý Nghĩa : Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.
* Nghệ thuật : có các chi tiết kỳ ảo
-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :

-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :
+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ
+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc
+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết
-Ý nghĩa của hai chi tiết
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình
+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

30 tháng 9 2021

sung so

30 tháng 9 2021

đứng im

30 tháng 9 2021

Câu 5. “Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn.”

a) Giải thích nghĩa của từ “bất động” trong câu văn trên.

=> Không di chuyển, Làm gì cả, ở trạng thái cơ thể không cử động.

b) Tìm từ ngữ có nghĩa giống hoặc tương đương có thể thay thế cho từ “bất động”.

=> cứng đờ, .....

c) Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với “bất động”.

=> linh hoạt, thoăn thoắt,....

d) Đặt câu thích hợp có sử dụng từ ngữ trái nghĩa vừa tìm được.

=> Bạn Nam là một người linh hoạt.

* Sai xin lỗi ạ + mình đặt câu không được hay, bạn thông cảm *

Học tốt ạ;-;"

30 tháng 9 2021

sn của em vào mùa dịch nên ko tổ chức :P

30 tháng 9 2021

chăm học là được

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:Những bạn nào nhút nhátThì giống như thỏ conTrông đáng yêu đấy chứSao không yêu, lại còn...?(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.B. Nhà thơ khuyên...
Đọc tiếp

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:

Những bạn nào nhút nhát

Thì giống như thỏ con

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn...?

(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.

B. Nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người yếu đuối, nhút nhát quanh mình.

C. Thể hiện thái độ lên án, căm ghét hành vi bắt nạt.

D. Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn.

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 3. Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 4. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

0
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên được qua lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô. Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn cô. Cô cuống quýt đạp chân, hi vọng có thể bơi thật nhanh để thoát dòng nước đen đó. Toàn thân bị co rút căng cứng, nhưng cuối cùng cô cũng tới được mép lớp váng dầu và nhoài mình sang vùng nước sạch. Cô chớp mắt liên hồi, cố rửa sạch bằng cách ngâm đầu thật lâu trong nước. Nhưng khi ngước mắt lên bầu trời, cô chỉ nhìn thấy vài cụm mây trôi bồng bềnh giữa mặt biển và vòm trời khổng lồ. Bạn bè của cô trong đàn Hải Đăng Cát Đỏ đã bay đi xa, rất xa rồi. Đó là quy định. Bản thân cô đã từng nhìn thấy những con chim hải âu khác hoảng loạn trước con sóng tử thần màu đen, và dù cả đàn đều muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số nhưng chúng biết rõ rằng điều đó là không thể. Chúng chẳng giúp gì được nữa cả. Bởi vậy, cả đàn của cô cứ thế bay, tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy. Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn. Hoặc chúng phải chờ đợi cái chết từ từ, bị bóp ngạt bởi dầu thấm dần qua lớp lông vũ, bịt kín lỗ chân lông. Kết cục nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi Kengah.

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Kengah trong đoạn trích trên? Hãy tóm tắt lại sự việc xảy ra với Kegah bằng 3 câu văn

Câu 4. Hãy lí giải vì sao đàn Hải Đăng Cát Đỏ của Kengah phải “tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy”?

Câu 5. “Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn.”

a) Giải thích nghĩa của từ “bất động” trong câu văn trên.

b) Tìm từ ngữ có nghĩa giống hoặc tương đương có thể thay thế cho từ “bất động”.

c) Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với “bất động”.

d) Đặt câu thích hợp có sử dụng từ ngữ trái nghĩa vừa tìm được. 

0
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên được qua lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô. Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn cô. Cô cuống quýt đạp chân, hi vọng có thể bơi thật nhanh để thoát dòng nước đen đó. Toàn thân bị co rút căng cứng, nhưng cuối cùng cô cũng tới được mép lớp váng dầu và nhoài mình sang vùng nước sạch. Cô chớp mắt liên hồi, cố rửa sạch bằng cách ngâm đầu thật lâu trong nước. Nhưng khi ngước mắt lên bầu trời, cô chỉ nhìn thấy vài cụm mây trôi bồng bềnh giữa mặt biển và vòm trời khổng lồ. Bạn bè của cô trong đàn Hải Đăng Cát Đỏ đã bay đi xa, rất xa rồi. Đó là quy định. Bản thân cô đã từng nhìn thấy những con chim hải âu khác hoảng loạn trước con sóng tử thần màu đen, và dù cả đàn đều muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số nhưng chúng biết rõ rằng điều đó là không thể. Chúng chẳng giúp gì được nữa cả. Bởi vậy, cả đàn của cô cứ thế bay, tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy. Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn. Hoặc chúng phải chờ đợi cái chết từ từ, bị bóp ngạt bởi dầu thấm dần qua lớp lông vũ, bịt kín lỗ chân lông. Kết cục nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi Kengah.

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Kengah trong đoạn trích trên? Hãy tóm tắt lại sự việc xảy ra với Kegah bằng 3 câu văn

Câu 4. Hãy lí giải vì sao đàn Hải Đăng Cát Đỏ của Kengah phải “tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy”?

Câu 5. “Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn.”

a) Giải thích nghĩa của từ “bất động” trong câu văn trên.

b) Tìm từ ngữ có nghĩa giống hoặc tương đương có thể thay thế cho từ “bất động”.

c) Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với “bất động”.

d) Đặt câu thích hợp có sử dụng từ ngữ trái nghĩa vừa tìm được. 

1
30 tháng 9 2021

Có phải đoạn trích này ở cuốn mèo con dạy hải âu bay à?