K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1

San đều thì phải á

 

san đều

23 tháng 1

Bạn tham khảo trên mạng nhé, cảm ơn bạn!

Với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và bảo vệ nước, Việt Nam có rất nhiều các lễ hội truyền thống như: tết nguyên đán, tết dương lịch, tết táo quân... Trong đó, không thể không kể đến lễ hội trăng rằm - Tết trung thu đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Đây là dịp lễ để các em nhỏ vui chơi, rước đèn, phá cỗ, tạo nên những kỉ niệm đẹp cho tuổi thơ các em.

      Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

       Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6, cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kỳ. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kỹ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với rất nhiều hình đa dạng, rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

       Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

1. Điểm giống nhau ở bài đọc Thánh Gióng và Yết Kiêu như sau:

- Ở hai câu chuyện đều ca ngợi anh hùng đất nước.

-Hai câu chuyện đều có thật và kể về truyền thuyết lịch sử.

-  Hai người đều là cháu con đất Việt, lớn lên trở thành một vị anh hùng xứng đáng làm gương của đất nước đã nhiều lần ghi công chiến thắng giặc.

- Cả 2 nhân vật đều có tài năng và sức khỏe phi thường 

2.Điểm khác nhau ở bài đọc Thánh Gióng và Yết Kiêu:

1. Cả 2 nhân vật đều được ca ngợi nhưng lại ca ngợi những góc riêng ( Ông Yết Kiêu có sức khỏe phi thường,lặn được dưới nước. Thánh Gióng lớn lên như thổi, tài năng ý chí vươn cao)

2.Khung cảnh kể chuyện ( Yết Kiêu cảnh ở biển,Thánh Gióng ở đất liền để đánh giặc)

3.Ngôn ngữ : Yết Kiêu được sử dụng từ ngữ mạnh mẽ,dũng cảm và phi thường. Thánh Gióng đc sd từ ngữ: kì lạ , thông minh,ý chí quyết tâm kì diệu.

22 tháng 1

Các bạn ko những chặt phá rừng mà còn ko biết tiết kiệm điện, nước khiến cho trái đất ngày càng gặp nhiều các biển đổi khí hậu. Nếu con người có ý thức chung tay bảo vệ môi trường thì biến đổi khí hậu sẽ không có. Các bạn xét xem, lỗi này đâu phải do tôi?

giúp mink với mình đg cần gấp * Bài tập 2: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau: “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày...
Đọc tiếp

giúp mink với mình đg cần gấp

* Bài tập 2: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi  người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

(Trích “Cô bé bán diêm”, An-đéc-xen)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Phần trích trên có mấy đoạn văn ? Vì sao?

Câu 3: Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên mà tác giả miêu tả ngày đầu năm mới?

Câu 4: Xác định cụm C-V cho câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu xét theo cấu tạo gì? 

a,“Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười.

b,“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt

Câu 5: “… những cái kì diệu em đã trông thấy” được nói tới trong đoạn trích trên là những điều gì?

Câu 6

Qua việc tìm hiểu truyện, em cảm nhận gì về tình cảm của nhà văn đối với số phận của cô bé bán diêm nói riêng và những đứa trẻ bất hạnh nói chung?

Câu 7.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp tiếng rao chào mời của những cô bé, cậu bé lang thang bán rong trên các ngả đường. Thế nhưng, đáp lại điều đó lại là sự vô cảm, thờ ơ, thậm chí xua đuổi của một bộ phận người dân. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vô cảm trên.

 

 

0
22 tháng 1

Bạn tham khảo nhé!

 

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người tên là Sơn Tinh, chúa tể của miền non cao, tài nghệ phi thường. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người tên là Thủy Tinh, chúa tể của vùng nước thẳm, có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai người đều xứng đáng làm rể vua Hùng nhưng vua Hùng chỉ có một người con gái, nên băn khoăn không biết gả cho ai. Cuối cùng, vua đành phán rằng: Sáng mai, ai đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh mang đủ sính lễ theo yêu cầu của vua Hùng: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vua Hùng ưng ý, cho Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên.

Vì đến muộn nên không lấy được vợ, Thủy Tinh giận dữ, đùng đùng đuổi theo. Chàng hóa phép gây ra mưa to gió lớn, dâng nước sông lên cao hòng nhấn chìm đồng ruộng, núi đồi. Sơn Tinh chiến đấu kiên cường. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức thua trận, đành ôm mối hận tình.

... Mối thù từ ngàn xưa, cho đến nay Thủy Tinh vẫn không quên. Mùa lũ năm 2006, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lấy Mị Nương.

Gần một tuần nay, những đám mây xám đầy hơi nước che kín mặt trời. Tiếng sấm nổ ran. Ánh chớp nhoang nhoáng xé rách bầu trời u ám. Từ thượng nguồn, nước lũ đổ về cuồn cuộn, cuốn phăng mọi thứ bắt gặp trên đường. Sông Hồng sục sôi sóng đỏ, giống như một con ngựa bất kham đang tung bờm phi nước đại. Nước dâng mấp mé mặt đê, con đê sừng sững chạy dọc theo sông, làm nhiệm vụ ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng.

Mặc cho Thủy Tinh điên cuồng, hung hãn báo thù, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh chống trả bằng mọi lực lượng và phương tiện hiện đại. Trên chiếc trực thăng đặc biệt do đại bàng cầm lái đang bay là là sát mặt sông, Sơn Tinh dùng ống nhòm quan sát, phát hiện ra những chỗ Thủy Tinh tập trung nhiều quân nhất để tấn công phá vỡ thân đê. Thôi thì đủ cả thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá... đàn đàn lũ lũ hùng hổ kéo sau Thủy Tinh, tưởng sẽ nhấn chìm đất Phong Châu trong biển nước.

Sơn Tinh sáng suốt chỉ huy trận đánh qua máy bộ đàm. Hàng trăm chiếc máy xúc, máy ủi sẵn sàng chờ lệnh, ở những quãng đê xung yếu, người đông như kiến, hối hả khiêng đất, khiêng đá và móc các khối bê tông đúc sẵn vào cần cẩu. Hàng chục chiếc cần cẩu giống như những cánh tay bằng thép khổng lồ làm việc không biết mệt. Chỉ sau một thời gian ngắn, dãy sà lan có sức chứa hàng ngàn tấn đã được xếp đầy đất đá để dùng cho việc vá đê nếu chẳng may đê bị vỡ. Trên mặt sông, hàng chục xe lội nước dàn hàng ngang, rà lưới sát đáy sông, bắt sống vô số quân tướng của Thủy Tinh, khiến cho hàng ngũ bị rối loạn, mất tinh thần chiến đấu. Cho đến lúc này, dẫu Thủy Tinh đã trổ hết tài nhưng con đê sông Hồng vẫn sừng sững như bức tường thành không gì tàn phá nổi. Hễ Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng con đê lên cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh thì sức cùng lực kiệt, bại trận đành rút quân về.

Khắp mặt đất rộn ràng tiếng trống chiêng và tiếng reo hò mừng chiến thắng. Bầu trời lại xanh trong, chan hoà ánh nắng. Cây cối xanh tươi trở lại, chim chóc líu lo, muông thú tưng bừng mở hội. Người người hân hoan và càng thêm tin tưởng vào tài đức tuyệt vời của Sơn Tinh - vị thần ngự trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi.

Suốt mấy ngàn năm qua, năm nào Thủy Tinh cũng đánh Sơn Tinh nhưng chưa bao giờ thắng. Tuy vậy, Thủy Tinh không nguôi mối hận thù, hằng năm cứ đến tháng bảy, tháng tám lại gây ra giông bão, lũ lụt.

______________________________________________________________

Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết đẹp và hay vào bậc nhất trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Truyện phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa, đồng thời cũng nêu lên chân lí: con người có thể làm được tất cả với ý chí và nghị lực phi thường của mình.

Ý nghĩa: 

- Giải thích nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đều là con của Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên cần phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt.

22 tháng 1

   Để chào mừng cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng hàng năm, trường em phát động các hoạt động thi đấu thể thao giữa các lớp nhằm tìm ra những thành viên và cá nhân xuất sắc cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua rèn luyện, nâng cao sức khỏe của học sinh. Chính vì thế học sinh ai ai cũng sôi nổi, háo hức mong chờ ngày hội bổ ích hằng năm này

   Ở trường có khu sân vận động dành riêng cho học sinh tập thể dục nay được sử dụng làm nơi tổ chức hội thi. Khoảng sân rộng, có đường chạy dành cho môn điền kinh, có sân bóng cỏ nhân tạo để tập và thi đấu bóng đá. Còn có cả khoảng sân dành cho các bạn tập bóng rổ. Có cả phần ghế ngồi trên khán đài dành cho cổ động viên nữa. Tất cả đều chỉn chu, hoành tráng. Chính vì thế mà phần thi đá bóng của lớp em hôm nay nhận được nhiều sự cổ vũ động viên của các thành viên từ các lớp khác. Tất cả đều háo hức như chính lớp mình dự thi. Đội bóng nam của lớp em quy tụ toàn những bạn nam khỏe khoắn có sức bền, trước ngày thi đấu các bạn còn thường xuyên tập luyện nên ai cũng nhanh nhẹn và sẵn sàng cho ngày thi đấu. Mỗi đội có mười một người nhưng lớp em vẫn cử ra ba bạn làm cầu thủ dự bị. Phía bên đội bạn, cũng có những đối thủ đáng gờm khi sức vóc của các bạn ấy nhỉnh hơn đội lớp em. Nhưng với tinh thần fairplay, lớp chúng em đã rất vui vẻ thi đấu. Trận đấu bóng do thầy giáo thể chất làm trọng tài nên ngay từ khi các bạn nam ra sân, thầy rất ân cần nhắc nhở chuẩn bị trang phục thi đấu, thắt lại dây giày cẩn thận và khởi động thật kĩ để tránh những sự cố trên sân. Tiếng còi trọng tài vừa dứt, cả hai đội bóng ra sức chớp lấy bóng, bằng những nỗ lực đáng nể phục. Sự nhanh nhẹn, hoạt bát và sức mạnh thể lực của các cầu thủ khiến người xem như chúng em được những pha hú hét cổ vũ sôi nổi. Trên sân, cầu thủ số 12 Duy Anh (lớp em) đang dẫn bóng, và nhanh chóng chuyền sang cho Quang Hải, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và rất điệu nghệ đã khiến chúng em ai nấy đều nín thở chờ một kì tích xảy ra. Và không để cổ động viên thất vọng, Quang Hải sút dứt điểm bằng chân trái ghi điểm số đầu tiên cho lớp em. Vào…ào…o…. Lớp em lúc này gõ trống vang rộn, trong nhịp cổ vũ “6A3 chiến thắng. 6A3 cố lên” và vỡ òa trong niềm vui sướng nghẹn ngào, bởi trước khi vào trận đấu, ai cũng cho rằng đội bóng “tí hon” lớp em sẽ bị dẫn đầu và có thể thua trong trận này. Nhưng không, mọi sự nỗ lực, đoàn kết đều được đền đáp xứng đáng, các bạn nam trong lớp phối hợp với nhau vô cùng ăn ý. Sau đó, lớp em đã liên tiếp ghi những bàn thắng tiếp theo vào lưới đội bạn. Dưới ánh nắng như chói chang hơn, những cầu thủ trên sân như những người hùng viết nên bản tình ca của sự rèn luyện không ngừng nghỉ. Thỉnh thoảng những làn gió mát ở đâu tới xua đi những giọt mồ hôi nóng hổi, đang lăn trên mặt và lưng của các thủ môn.

 Kết thúc trận đấu, đội bóng lớp em dành chiến thắng 3- 1 trước đội bạn, ai cũng thấy vui mừng cho lớp em vì đó là kết quả xứng đáng cho những cầu thủ thực sự cố gắng và chơi vô cùng đẹp trên sân. Dù sau khi kết thúc, đội bạn có tiếc nuối và nằm trên sân thì đội em vẫn với tinh thần giao lưu học học, đưa những bàn tay để đội bạn nắm lấy đứng lên. Một trận bóng mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, giúp lớp em có sự gắn kết và thấu hiểu nhau nhiều hơn

Đây

Kết thúc trận đấu, đội bóng lớp em dành chiến thắng 3- 1 trước đội bạn, ai cũng thấy vui mừng cho lớp em vì đó là kết quả xứng đáng cho những cầu thủ thực sự cố gắng và chơi vô cùng đẹp trên sân. Dù sau khi kết thúc, đội bạn có tiếc nuối và nằm trên sân thì đội em vẫn với tinh thần giao lưu học học, đưa những bàn tay để đội bạn nắm lấy đứng lên. Một trận bóng mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, giúp lớp em có sự gắn kết và thấu hiểu nhau nhiều hơn.