K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2023

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 

Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Ngay từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người trong lĩnh vực khoa học. Để trở thành sinh viên xuất sắc nhất của Trường đại học Sorbonne, bà đã phải trải qua một quãng thời gian khó khăn khi phải gánh vác tài chính và vượt qua định kiến xã hội. Vào đầu năm 1894. Marie nhận lời mời của Hội doanh nghiệp Pháp nghiên cứu từ tính của các loại thép. Ngót chục năm sau, hai vợ chồng Curie phát hiện ra một nguyên tố phóng xạ mới có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Sau bốn năm, hai vợ chồng Curie sáng chế thành công Radi. Trường đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc. Người phụ nữ ấy cống hiến cả sinh mạng cho khoa học hi sinh cả sức khỏe của bản thân. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Và bà được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.

2 tháng 10 2023

Bài làm:

Nhà bác học Marie Curie, người vĩ đại trong lĩnh vực khoa học và nữ đầu tiên nhận được hai giải Nobel, là một người phụ nữ xuất sắc với một cuộc đời đầy ắp nỗ lực và đóng góp to lớn cho khoa học. Nhà của bà là một nơi tràn đầy sự hiện diện của tri thức và đam mê nghiên cứu.
Ngôi nhà của Marie Curie nằm ở Paris, nơi bà sống và làm việc cùng với chồng mình, Pierre Curie. Nhà bà không lớn lắm, nhưng nó trở thành một trung tâm của nghiên cứu khoa học và học hỏi. Bàn làm việc của bà luôn đầy ắp sách vở, ghi chú và thiết bị thí nghiệm. Từng chất xám trên bức tường đã trở thành những khoảng trống dành cho các biểu đồ, công thức và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Marie Curie không chỉ là một nhà khoa học xuất sắc, mà còn là một người mẹ và người vợ đầy tình yêu. Những ký ức ấm áp về gia đình và những bữa tối tại nhà Curie luôn là những giây phút quý báu trong cuộc đời của bà. Bà đã truyền đạt đam mê và kiến thức cho hai con gái của mình, Irène và Ève, người sau này cũng trở thành những nhà khoa học vĩ đại.
Nhà bác học Marie Curie không chỉ là nơi ẩn náu của kiến thức, mà còn là biểu tượng cho tinh thần phi thường và khát vọng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời của bà. Ngôi nhà đóng vai trò quan trọng trong việc ghi dấu những thành tựu to lớn của bà và tạo động lực cho những thế hệ sau trong lĩnh vực khoa học. Marie Curie đã để lại một di sản vĩ đại, không chỉ trong khoa học mà còn trong tâm hồn của con người.

1 tháng 10 2023

Cứu cứu

1 tháng 10 2023

Mik k có bt

1 tháng 10 2023

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã khắc họa những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc Phrăng đi học muộn. Tác giả đã khắc họa ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho Phrăng muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng cậu đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường. Trên đường tới trường, Phrăng cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình cậu đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Đến khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrăng “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phăng đi học muộn nhưng thầy Ha-men lại rất ân cần thay vì giận dữ: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.

Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Ha-men nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng. Từng lời thầy nói trong nghẹn ngào khiến Phrăng đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay. Ban đầu, cậu cảm thấy choáng váng, xúc động vô cùng. Và rồi không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrăng đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.

Những lời bộc bạch của thầy Ha-men chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Trong buổi học cuối cùng này, ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới… nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất. Điều đó khiến nó giống như là một cuốn tự truyện của cậu bé Phrăng. Những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân thật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Bài này cô lớp mình cho viết nếu hay bạn tham khảo nhé!

Hành động khi ếch ở ngoài giếng: đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh.

Suy nghĩ của ếch khi ở trong giếng: Do xung quanh là những con vật con vật như nhái, cua, ốc... và hoàn cảnh sống trong chiếc giếng chật hẹp, ếch ta nghĩ rằng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.

30 tháng 9 2023

Thể thơ 4, 5 chữ được gieo vần lưng hoặc vần chân

    Đất nước Việt Nam để có được nền hòa bình ngày hôm nay đã trải rất nhiều giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng có lẽ giai đoạn có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn cả là một nghìn năm Bắc thuộc. Và cũng vào giai đoạn nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử