K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành...
Đọc tiếp

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không

tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra

đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấtrên dưới, giàu nghèo. Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại (…). Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa ngườthông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng. Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng. Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là ngườngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đầđộn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

…Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành ngườquan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.

(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi - Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017, tr.24)

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra những khoảng cách được tác giả nói đến trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào đã tạo ra những khoảng cách đó?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người ?Câu 4. Theo anh/chị, học vấn có phải là yếu tố duy nhất quyết định đẳng cấp sang hèn, giàu nghèo trong xã hội hiện nay không?

0

Đề thi đánh giá năng lực

Đọc hiểu Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui Thomas Friedman (1) viết trong cuốn "Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa đêm - ngày ngày đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở tây bán cầu sẽ nhận lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công việc thì vẫn tiếp tục con...
Đọc tiếp

Đọc hiểu Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui

Thomas Friedman (1) viết trong cuốn "Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa đêm - ngày ngày đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở tây bán cầu sẽ nhận lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công việc thì vẫn tiếp tục con đường của nó. Cuộc sống hối hả như vậy, đang cần chúng ta đến vậy. Làm sao có thể không vội vã? Nhưng đôi khi, bạn vẫn có những phút giây tĩnh lặng, xao lòng bởi những bài hát xưa cũ. Tôi cũng đã ngẩn ngơ như vậy khi nghe lại những “cậu bé” nhà Moffatts (2), hát trong một CD mà tôi đã mua từ rất lâu rồi: “Nếu cuộc đời là ngắn ngủi đến vậy - Tại sao bạn không để tôi yêu thương - Trước khi thời gian của chúng ta chảy cạn".
Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần. Và cuộc sống tuyệt đẹp này, với mỗi chúng ta là duy nhất. Làm sao không tiếc nuối? Lên năm tuổi, tôi được biết là mẹ tôi, người mà tôi yêu nhất và cần nhất, một ngày nào đó sẽ rời khỏi thế gian này. Tôi đã khóc khi xót xa hỏi mẹ về ngày đó. Mẹ tôi phì cười “Sẽ còn rất lâu, rất lâu!”. Nhưng từ đó, nỗi buồn về một ngày, dù sẽ “rất lâu, rất lâu" sau này, không còn mẹ nữa, làm tôi yêu thương mẹ hơn gấp ngàn lần.
Cuộc sống này quả là quá ngắn ngủi để bày tỏ hết lòng yêu thương, dù chỉ với một người. Thử hỏi làm sao chúng ta không vội vã yêu thương? Cuộc sống chẳng hề đợi chúng ta, giữa những kế hoạch bộn bề, những ý định dở dang, những mong ước chưa thành, nó vẫn đòi hỏi chúng ta làm nhiều điều một lúc. Vừa yêu thương vừa sự nghiệp. Vừa cho mọi người vừa cho riêng mình. Vừa vì hiện tại vừa vì mãi mãi...Cuộc sống này vô giá là bởi nó hữu hạn. Điều đó giải thích tại sao con người sải bước nhanh đến vậy trên những con đường, mải mê làm việc đến vậy, say sưa sống và yêu thương đến vậy.
(Ngô Thị Phú Bình - Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 191- 195)
(1)Thomas Fiedman (sinh năm 1953): Nhà báo, nhà bình luận người Mỹ. (2) The Moffatts: Ban nhạc Canada gồm bốn thành viên trong một gia đình.

 

Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Tác giả trích lời bài hát trong đĩa CD cũ của những “cậu bé” nhà Moffatts có mục đích, tác dụng lập luận nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần”

Câu 4. Nếu thông điệp ý nghĩa anh/chị rút ra từ văn bản? Vì sao?

0
Tổ quốc là tiếng mẹ  Ru ta từ trong nôi  Qua nhọc nhằn năm tháng  Nuôi lớn ta thành người                                                                                                                                                                                             Tổ quốc là mây trắng  Trên ngút ngàn Trường Sơn  Bao người con ngã xuống  Cho quê hương mãi còn  Tổ quốc là cây lúa  Chín vàng mùa ca dao  Như dáng người thôn...
Đọc tiếp

Tổ quốc là tiếng mẹ

 Ru ta từ trong nôi

 Qua nhọc nhằn năm tháng 

Nuôi lớn ta thành người

                                                                                                                                                                                            Tổ quốc là mây trắng 

Trên ngút ngàn Trường Sơn 

Bao người con ngã xuống 

Cho quê hương mãi còn 

Tổ quốc là cây lúa 

Chín vàng mùa ca dao 

Như dáng người thôn nữ 

Nghiêng vào mùa chiêm bao"

1. Xác định thể thơ

2. Chỉ ra các danh từ trong đoạn thơ:

Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi

Qua nhọc nhằn năm tháng 

Nuôi lớn ta thành người

3. Nêu nội dung câu thơ:

Bao người con ngã xuống

Cho quê hương mãi còn

4. Nhận xét về hình ảnh Tổ quốc được nêu ra trong đoạn trich

Làm văn: từ nội dung đoạn trích viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiên nay đối vơi Tổ quốc

0
27 tháng 3 2023

Nhắc tới thơ văn trong kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới những nhà văn nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, … và có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc tới nhà thơ Quang Dũng. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đặc sắc và gây ấn tượng nhất của ông là bài thơ Tây Tiến viết năm 1948. Bài thơ đã làm nổi bật lên một hồn thơ lãng mạn, sâu lắng, thấm đượm nghĩa tình, tinh thần dân tộc của Quang Dũng, đặc biệt đoạn thơ cuối của bài thơ đã gói gọn cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ, đó là nỗi nhớ cùng lời thề gắn bó với Tây Tiền và miền Tây Bắc Bộ.

Làm văn: "Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:   - Mày muốn đi chơi à?   Mị không nói. A Sử...
Đọc tiếp

Làm văn:

"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

 

- Mày muốn đi chơi à?

 

Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay hai Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

 

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

1
24 tháng 3 2023

cc

 

23 tháng 3 2023

bn cho mình gửi sắp đến thi học kì 2 rồi. đây là những món quà mà bn sẽ nhận đc:
1: áo quần
2: tiền
3: đc nhiều người yêu quý
4: may mắn cả
5: luôn vui vẻ trong cuộc sống
6: đc crush thích thầm
7: học giỏi
8: trở nên xinh đẹp
phật sẽ ban cho bn những điều này nếu cậu gửi tin nhắn này cho 25 người, sau 3 ngày bn sẽ có những đc điều đó. nếu bn ko gửi tin nhắn này cho 25 người thì bn sẽ luôn gặp xui xẻo, học kì 2 bn sẽ là học sinh yếu và bạn bè xa lánh( lời nguyền sẽ bắt đầu từ khi đọc) ( mình
 cũng bị ép);-;