Đỗ Tuệ Lâm

Giới thiệu về bản thân

Xin chàoooo:")
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Đăng sai môn không ai trả lời cho bạn đâu:")

Còn cần thì đăng câu hỏi mới chọn đúng môn nhe.

Có cái đề thôi mà chị cũng viết sai chính tả được nữa.

Rồi làm đoạn văn, bài văn, hay kiểu trả lời câu hỏi chị.

Rồi chị đưa đề kiểu đấy như kiểu cho mâm đồ ăn mà không có cơm vậy á!!!!!!!!!

Hình như là AN = BC mới đúng á, mình làm câu a trước nha

Xét tam giác ACM và tam giác BNM có:

CM = MN

AM = BM (do M là trung điểm của AB)

góc AMC = góc BMN (2 góc đối đỉnh)

Do đó: tam giác ACM = tam giác BNM (c.g.c)

=> \(\widehat{CAM}=\widehat{NBM}=90^o\left(\widehat{BAC}=90^o\right)\) (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\widehat{ABN}=90^o\)

Hay BN \(\perp\) AB

Giả sử số cua và số ếch bằng nhau, mỗi loại có số con là:

\(200:2=100\) (con)

Số chân cua là: \(100\times10=1000\) (chân) (do coi càng cua cũng là chân cua)

Số chân ếch là: \(100\times4=400\) (chân)

Số chân cua hơn số chân ếch là: \(1000-400=600\) (chân)

Thực tế số chân cua nhiều hơn số chân ếch là 180 chân. 

Số chân giả sử nhiều hơn số chân theo đề là: \(600-180=420\) (chân)

Mà cứ bớt 1 con cua và thêm 1 con ếch thì hiệu số chân sẽ giảm:

\(4+10=14\) (chân)

Do đó cần bớt số con cua là: \(420:14=30\) (con)

Số cua thực tế cửa hàng mua là: \(100-30=70\) (con)

Số ếch thực tế cừa hàng mua là: \(200-70=130\) (con)

Một số ý chính cho bạn.

-  Giới thiệu Tác giả -> bài thơ

- Nội dung bài thơ:

+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.

- Phân tích từng câu thơ:

+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.

+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.

+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.

=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.

+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.

=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.

+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"

-> BPNT: 

--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.

--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.

- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 

+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.

+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.

- Tổng kết:

+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.

+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

1. Em rút ra được bài học mà em tâm đắc nhất là: cần có sự thông minh sáng tạo khi gặp những chuyện khó khăn.

Vì bài học này liên quan đến công việc, thành tựu của con người.

2. Em suy nghĩ rằng: bông hoa cúc trắng trong truyện thể hiện cho sinh mệnh của người mẹ, đồng thời cũng là dấu chốt thể hiện tình yêu thương của em bé với mẹ mình.