Nguyễn Đăng Khoa

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Đăng Khoa
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)
Nói chung các từ điển tiếng Việt không phân biệt mã tà và ma tà. Có từ điển thu nhận cả hai (Hoàng Phê,2006:605). Có từ điển chỉ ghi mã tà (Huình Tịnh Paulus Của, 1896b:1, Gustave Hue, 1937:541 ; Lê Văn Đức, 1970a:806, Nguyễn Kim Thản, 2005:1010). Có từ điển chỉ ghi ma tà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:329). Nhưng từ điển nào cũng giảng nghĩa là cảnh sát người Việt thời Pháp thuộc. Có người không đồng ý. Bảo Định Giang (1977:43) giảng Mã-tà là lính đánh thuê, người Mã Lai, trong hàng ngũ quân đội Pháp. Nguyễn Dư cho rằng mã tà là lính tácchiến người Việt, khác với ma tà là cảnh sát.   Có lính đánh thuê người Mã Lai trong hàng ngũ quân đội Pháp không? Trong đội hình liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Sài Gòn Rigault de Genouilly chỉ huy (lúc đông nhất, năm 1859, không quá 3000 quân), ngoài số người Âu còn có 750 lính người Tagal, gọi là chasseur tagal. Không có lính đánh thuê người Mã Lai nào gọi là mata.