Nguyễn Phùng Đức Hiếu

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Phùng Đức Hiếu
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

 Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vì học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Và hãy thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.

Với tác phẩm "Mẹ và quả", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho độc giả rất nhiều xúc cảm. Bằng việc sử dụng những hình ảnh giản dị, thân thuộc cùng giọng điệu đằm thắm, sâu lắng, nhà thơ đã tái hiện lại bức chân dung người mẹ tảo tần, lam lũ. Một tay mẹ nuôi lớn đàn con thơ, chăm lo cho những mùa quả "lặn rồi lại mọc". Hai câu thơ: "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn bí và bầu thì lớn xuống" đã sử dụng rất thành công biện pháp đối lập. Nhờ sự nuôi dưỡng của mẹ, những đứa con trở nên ngày một cao lớn, trong khi những quả bí, quả bầu lại dần trĩu nặng, chạm xuống mặt đất. Với hình dáng "giọt mồ hôi mặn", những thứ quả đó đã nói lên sự vất vả, cực nhọc mà người mẹ phải trải qua. Tuy nhiên, "thứ quả" mẹ mong muốn được hái nhất lại là các con: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái". Bao công sức, hi sinh đều chỉ để đổi lại sự trưởng thành, khôn lớn của con. Nhìn bóng lưng mẹ ngày một còng xuống, số tuổi thì ngày càng cao lên, người con khéo léo bày tỏ nỗi sợ trong lòng: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Nhân vật trữ tình giật mình thảng thốt, lo lắng rằng đến khi mình "chín" thì mẹ lại không còn ở bên. Qua tác phẩm, ta thấy được tình cảm và sự hi sinh cao cả của mẹ cũng như sự biết ơn sâu sắc của những đứa con với đấng sinh thành.

R. Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những tác phẩm của ông mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là Mây và sóng. Em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Lời mời gọi khiến cho em bé vô cùng tô mò và mong muốn được khám phá thế giới đó: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mặc dù thế giới của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng thú vị, hấp dẫn nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối. Bởi vì em “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi cho thấy sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, em bé đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trò chơi sẽ giúp em được ở bên cạnh mẹ, không phải rời xa. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.