VŨ THỊ YẾN NHI

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của VŨ THỊ YẾN NHI
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

     Chúng ta đều được biết, hôn nhân là một trụ cột tinh thần của xã hội, thường được coi là sự kết hợp giữa tình yêu và sự lựa chọn cá nhân của hai người. Tuy nhiên, quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân từ lâu đã và đang gây nhiều tranh cãi. Từ góc nhìn của một người có sự độc lập tư duy, tôi không thể hoàn toàn ủng hộ quan điểm này. Quan niệm này không chỉ phản ánh một xã hội bị hạn chế, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với tình yêu và hạnh phúc gia đình.

     Trước hết, chúng ta cần hiểu quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân có nghĩa là cha mẹ sẽ lựa chọn người hôn phối cho con cái và con cái buộc phải nghe theo sự sắp xếp ấy. Những cuộc hôn nhân sắp đặt như vậy thường không dựa trên cơ sở tình yếu, và người con gái thường là phía thiệt thòi, phụ thuộc hơn khi hầu như không có quyền quyết định hay phản đối. Thật đáng buồn khi quan niệm này rất phổ biến trong thời kì phong kiến và cho đến nay một số ít vẫn xảy ra. 

     Một hôn nhân không có tình yêu và bị ép buộc bởi bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình thần của con cái, dẫn đến sự căng thẳng, mất niềm tin và cuối cùng là sự tan vỡ của mối quan hệ. Không những thế, hôn nhân sắp đặt còn vô tình chia cắt đôi lứa, không thể tự do theo đuổi tình yêu mà bản thân mong muốn mà phải dành trọn đời với người mình không yêu thương. Khi ấy, con cái gần như bị chi phối với những quan điểm của bố mẹ, những điều đó chưa chắc đã phù hợp và làm mất đi tính chủ động, tự do của họ trong quyết định về cuộc sống cá nhân. Ngoài ra, không phải không nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ là bất hiếu vì hôn nhân không hạnh phúc thì bố mẹ đã vô tình đẩy phần đời còn lại của con mình vào bi kịch. Bố mẹ cần nhận ra rằng sự hạnh phúc của con cái không thể đặt vào tay họ, mà phải dựa vào sự tự chủ và lựa chọn của bản thân. Bên cạnh đó, trẻ em lớn lên trong gia đình rạn nứt sẽ chịu nhiều tổn thương về mặt tâm lí và sức khỏe. Không những thế, một hôn nhân êm ấm mới có thể tạo nên một xã hội phát triển và nhân văn. Hẳn các bạn sẽ đồng ý với tôi, khi chúng ta được yêu đúng với bản thân của mình chúng ta sẽ nhận thấy xung quanh mọi thứ trở nên tốt đẹp, phong phú biết nhường nào vì chúng ta có thể mang lại nhiều giá trị đến chính chúng ta và mọi người.

     Nhìn lại tấm gương soi chiếu bản thân, tôi nhận ra rằng mình cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, chủ động xây dựng xây dựng mối quan hệ lành mạnh và tự chủ trong tình yêu tương lai. Đặc biệt là học cách giao tiếp cởi mở với bố mẹ về mối quan hệ của mình một cách tự tin và có trách nhiệm. Việc này sẽ tôi hiểu được quan điểm của bố mẹ để từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

     Quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân thường mang theo nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và xã hội. Hôn nhân cần phải được xây dựng trên cơ sở của tình yêu và sự đồng ý tự nguyện từ cả hai bên, không phải là sự can thiệp từ bên ngoài. Chỉ khi mọi người có quyền tự do và sự tự chủ trong lựa chọn hôn nhân, chúng ta mới có thể đạt được hạnh phúc và sự thành công trong cuộc sống gia đình.

Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường trong câu thơ "Em nhớ anh nát cả ruột gan" là sự kết hợp từ trái logic giữa hình ảnh " nát cả ruột gan" và "nhớ anh", tạo ra sự ẩn dụ mạnh mẽ và hình ảnh mạnh để truyền đạt cảm xúc. Trong ngôn ngữ thông thường, "nát" dùng để chỉ đối tượng bị tác động cơ học bị vỡ vụn ra hoặc bị giập, mềm nhão hay nhàu đến biến dạng. Còn "nhớ" là trạng thái trừu tượng, không thể tác động cơ học làm nát cả ruột gan. Sự kết hợp từ trái logic trong câu thơ thể hiện sự sâu sắc của cảm xúc, diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt, da diết, đau đáu khôn nguôi, cũng như làm tăng cường sự mạnh mẽ và chân thực của câu thơ.

Trong bài thơ "Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, / Bằng con chẫu chuộc thôi", em có thể cảm nhận được sự đau đớn và tuyệt vọng của cô gái. Biện pháp tu từ so sánh đã được tác giả sử dụng để ví bản thân người con gái ấy như các con vật bé nhỏ "thân con bọ ngựa", "con chẫu chuộc" đầy tội nghiệp. Bên cạnh đó là cách liệt kê giảm dần, thể hiện nỗi buồn khôn nguôi, có khi còn không bằng thân con bọ ngựa như lời ban đầu đã nói. Những con vật ấy rất yếu đuối, thường bị xem thường và bị áp đặt ý chí, qua đó thấy được tiếng thở dài, than trách đầy tuyệt vọng cho số phận của người con gái khi bị ép duyên, không thể cầu cứu, bấu víu vào đâu, chỉ còn biết xót xa, thở than. Điều này khiến cho người đọc không chỉ đồng cảm và xót thương với nhân vật vốn không có quyền tự do trong tình yêu, cuộc sống mà còn cảm thấy oán trách các hủ tục khắt khe đã chia rẽ tình yêu của đôi trẻ.

Một câu ca dao nói về người phụ nữ mở đầu bằng cụm từ thân em:

Thân em như tấm lụa điêu/ Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

 

Một câu ca dao nói về người phụ nữ mở đầu bằng cụm từ thân em:

Thân em như tấm lụa điêu/ Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!