Wushu-Nguyễn Khánh Ly

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Wushu-Nguyễn Khánh Ly
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Trong bài thơ "Chân quê" của Nguyễn Bính, nhân vật "em" là biểu tượng của sự thay đổi và hiện đại hóa, đối lập với vẻ đẹp truyền thống của làng quê Việt Nam. Khi "em" từ tỉnh về, với khăn nhung, quần lĩnh và áo cài khuy bấm, hình ảnh này thể hiện sự hiện đại, rộn ràng và mới mẻ. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại gây ra nỗi buồn và tiếc nuối cho nhân vật "tôi". Những trang phục mới mẻ của "em" đã thay thế cho yếm lụa sồi, áo tứ thân và khăn mỏ quạ - những biểu tượng của nét đẹp mộc mạc, giản dị và thuần khiết của người con gái quê. Qua nhân vật "em", tác giả Nguyễn Bính không chỉ phản ánh sự biến đổi trong lối sống và trang phục, mà còn nhấn mạnh sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống. "Em" đại diện cho sự tác động mạnh mẽ của đô thị hóa và hiện đại hóa, làm phai nhạt dần những giá trị quê hương xưa cũ. Tác giả bày tỏ mong muốn "em" giữ lại những nét quê mùa, giản dị để bảo tồn vẻ đẹp truyền thống và hồn quê. Qua đó, Nguyễn Bính khơi gợi lòng trân trọng và ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa quê hương trong lòng người đọc.

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” – Mong muốn thiết tha giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương và nét đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của con người. Tác phẩm là lời thức tỉnh chúng ta về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trong câu thơ “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” của Nguyễn Bính, biện pháp tu từ được sử dụng là **ẩn dụ**. 

### Phân tích tác dụng của biện pháp ẩn dụ:

- **"Hương đồng gió nội"**: Hình ảnh này ẩn dụ cho những giá trị truyền thống, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và thuần khiết của làng quê Việt Nam. Nó gợi nhớ đến những kỷ niệm đẹp đẽ, yên bình và thân thuộc của cuộc sống nông thôn.

- **"Bay đi ít nhiều"**: Cụm từ này diễn tả sự phai nhạt, mất mát dần dần của những giá trị truyền thống khi phải đối mặt với sự thay đổi và ảnh hưởng của lối sống hiện đại.

Tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong câu thơ này là làm nổi bật sự xót xa, tiếc nuối của tác giả trước sự biến đổi và mai một của những giá trị văn hóa truyền thống. Nó nhấn mạnh rằng những nét đẹp chân quê, một khi bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa và hiện đại hóa, sẽ dần biến mất, và cùng với đó là mất đi một phần quan trọng của bản sắc dân tộc. Qua đó, Nguyễn Bính cũng muốn gửi gắm thông điệp về việc cần trân trọng, giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống để chúng không bị lãng quên trong dòng chảy của thời gian.

Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấmđều là những món đồ tân thời, khác hẳn với trang phục giản dị ở thôn quê. Chính điều ấy đã làm chàng trai phải thốt lên: “em làm khổ tôi!”. Câu thơ có âm điệu tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày với cách xưng hô “em” - “tôi” tình cảm, duyên dáng.

Theo em, Chân quê có nghĩa là miêu tả tính chân thực thật thà của người miên quê. Họ tuy ăn học không nhiều nhưng họ có một tấm lòng nhân hậu cao cả và họ cũng sống rất tình cảm, họ chia sẻ cho nhau những bữa ăn, thức uống hàng ngày.

Đấy chính là bản chất của những người thôn quê vừa thật thà lại còn chất phát.

A)E= 8.75×10^6

B)ion âm bị đấy ra ngoài, F= 2.8×10^-12

  1. Vì khi chúng bị cọ xát sẽ tạo ra điện tích cùng loại làm chúng bị đẩy nhau ra nên ta có thể dễ dàng tách chúng.
  2. cách q1 2cm, q2 4cm q3 =2/3 uc