Nguyễn Đỗ Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Đỗ Linh
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

  Sáu tháng sau, một đêm tháng Mười, tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhễu xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại thều thào:

       – Anh!… Để em xuống đi… Em không sống được nữa đâu.

       Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:

       – Anh chôn em tại đây… Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.

       Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh cuống cuồng:

       – Thế!… Thế! Em có nhắn gì cho Hạnh?

       Minh cố cười:

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình, một dửng dưng...

- Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,

Chí nhớn chưa về bàn tay không,

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm mẹ già cũng đừng mong!

 

Ta biết người buồn chiều hôm trước:

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,

Một chị, hai chị cũng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

Ta biết người buồn sáng hôm nay:

Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

Chị thà coi như là hạt bụi,

Em thà coi như hơi rượu say.

*Giới thiệu: Thâm Tâm (1917 – 1950), tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương, là một trong những gương mặt của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Ông nổi tiếng với bài thơ “Tống biệt hành”.