Đinh Thị Vân Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đinh Thị Vân Anh
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự tha thứ đối với cuộc sống.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

*Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Tha thứ: là tha cho, bỏ qua, không trách cứ hay trừng phạt vì lỗi lầm người khác đã gây ra cho bản thân.

+ Tha thứ không có nghĩa là quên hết tất cả, cũng không có nghĩa là giả vờ rằng đã không có những hành động lỗi lầm và tổn thương.

+ Tha thứ thực sự là khả năng buông bỏ sự oán giận và thực thi những ranh giới lành mạnh với người đã gây ra lỗi lầm và tổn thương.

- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Sự tha thứ giúp con người ta từ bỏ những cảm xúc tiêu cực (tức giận, đau khổ, căm ghét…), để nhường chỗ cho những hạnh phúc, tâm hồn bình an thì cuộc sống sẽ tĩnh tại, thanh thản.

+ Sự tha thứ giúp con người dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chính bản thân mình, để hoàn thiện mình hơn.

+ Tha thứ sẽ giúp ta suy nghĩ cởi mở, rút ra những bài học cho chính mình từ người khác, biết sống yêu thương, tử tế và mạnh mẽ hơn.

+ Sự tha thứ sẽ giúp giảm căng thẳng, duy trì trạng thái sức khỏe tốt đẹp, lành mạnh.

+…

- Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…

*Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

*Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

a. Xác định được yêu cầu về hình thức; dung lượng của đoạn văn:

- Khoảng 200 chữ.

- Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,…

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Giải thích bút pháp tả cảnh ngụ tình: bên cạnh việc miêu tả trực tiếp hành động, lời nói, cảm xúc,… của nhân vật, tác giả còn sử dụng lối miêu tả gián tiếp, thông qua việc tái hiện bức tranh thiên nhiên, cuộc sống,… để bộc lộ tâm trạng của con người.

+ Phân tích nghệ thuật sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích:

+) Hình ảnh người đi, kẻ ở trong khung cảnh cuộc chia tay (bốn câu đầu): Chú ý biện pháp nghệ thuật đối, sự di chuyển điểm nhìn vào ánh mắt của người ở lại, từ ngữ miêu tả hành động (lên ngựa, chia bào, nhuốm), hình ảnh (rừng phong, màu quan san, dặm hồng, mấy ngàn dâu xanh), thời gian (mùa thu), không gian (rừng phong, con đường,...). Từ đó cảm nhận được sự lưu luyến, nỗi buồn của chia li xa cách như nhuốm vào thiên nhiên, nhuốm vào lòng người tạo thành một màu sắc đặc biệt – màu của chia phôi, xa cách, nhớ thương.

+) Nỗi cô đơn của người về, kẻ đi và nỗi đau của vầng trăng hạnh phúc bị ai xẻ làm đôi (bốn câu kết): Chú ý phép đối (người về, kẻ đi; chiếc bóng năm canh; muôn dặm một mình xa xôi; nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường); hình ảnh về thời gian (chiếc bóng năm canh); hình ảnh về không gian (chiếc bóng năm canh, muôn dặm một hình xa xôi, gối chiếc, dặm trường) – không gian của người ở lại – chốn khuê phòng, không gian của người ra đi – chốn dặm trường; phép đảo ngữ (muôn dặm một mình xa xôi) nhấn mạnh vào ấn tượng không gian dặm trường đằng đẵng, nghìn trùng xa cách. Giọng điệu bi thương, trách móc, ai oán cho hạnh phúc bị chia cắt. Qua đó, cảm nhận bức tranh thiên nhiên, con người sau cuộc chia tay với nỗi cô đơn, u sầu; liên hệ với phần sau của “Truyện Kiều” để nhận ra những dự cảm không lành về tương lai,...

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt

- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

- Nêu được một thông điệp mà HS thấy có ý nghĩa nhất với cuộc sống:

+ Sự khốc liệt của chiến tranh; những hi sinh lớn lao của những người lính; cái giá của hòa bình và hạnh phúc.

+ Sự sâu sắc, thủy chung của tình đồng đội, bạn bè, chiến hữu.

+ Niềm tin, sự tích cực, lạc quan trong cuộc sống.

+ Khát vọng được đồng cảm, thấu hiểu, trân trọng.

+ Trách nhiệm của bản thân và thế hệ trẻ đối với đất nước.

+…

- Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục.

- Chỉ ra được một vẻ đẹp nổi bật của nhân vật Minh:

+ Khát vọng tình yêu trẻ trung, mãnh liệt.

+ Sự ghìm nén những góc khuất của cảm xúc, tình cảm riêng tư, vượt lên hoàn cảnh để chiến đấu và hi sinh cho tổ quốc; có tình yêu nước lớn lao.

+ Có tinh thần đồng đội gắn bó sâu sắc.

+…

- Nhận xét về phẩm chất nổi bật đã chỉ ra (những biểu hiện của phẩm chất trong văn bản; tác động của phẩm chất đến HS…).

- Chỉ ra được hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là kết hợp từ bất bình thường: “người đồng đội của tôi theo gió ra đi”. Từ theo (động từ): đi kèm với, đi cùng với kết hợp cùng từ gió là một đối tượng tự nhiên không hình hài.

- Tác dụng: thể hiện tâm trạng xúc động, nghẹn ngào của người lính khi chứng kiến đồng đội ra đi; cũng là một cách diễn đạt kín đáo, để nguôi ngoai bớt đi nỗi đau đớn, xót xa, mất mát khi nói về cái chết bi tráng của người lính tử trận.

   

Hạnh có đôi mắt sáng lấp lánh như vì sao.

 

người kể chuyện ngôi thứ nhất.

- Nêu được một thông điệp mà HS thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống:

+ Lí trí và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng trong nhiều tình huống, lí trí và tình cảm không thống nhất, khiến con người sẽ hành động, cư xử theo các cách khác nhau, thậm chí đối lập nhau, buộc phải lựa chọn.

+ Con người và nhất là người trẻ cần phải tự lập và có trách nhiệm với cuộc đời của mình.

+ Mỗi người cần có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và biết cố gắng phấn đấu vì những ước mơ, khát vọng, lí tưởng ấy.

+ Những cuộc chia li không tránh khỏi buồn thương, nhưng sẽ cho ta hiểu hơn về những tình cảm thật sự chân thành của con người.

+…

- Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục.

Hình ảnh “tiếng sóng” xuất hiện trong hai câu thơ:

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

- “Tiếng sóng” trong lòng tượng trưng cho tâm trạng xáo động, bâng khuâng, lưu luyến và vấn vương cùng nỗi buồn man mác khó tả tựa như những lớp sóng đang trào dâng vô hồi vô hạn trong lòng người tiễn đưa.

- Gợi ra khung cảnh những cuộc chia li thời cổ. Góp phần thổi vào câu thơ hơi thở Đường thi.

- Chỉ ra được hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là kết hợp từ bất bình thường: “đầy hoàng hôn trong mắt”; “đầy” (tính từ): ở trạng thái không còn chứa thêm được nữa, có nhiều và khắp cả; “hoàng hôn” chỉ thời điểm mặt trời lặn, ánh sáng yếu ớt và mở dần. Tác giả đã để cho hoàng hôn rộng lớn, man mác buồn đong đầy đôi mắt của người ra đi.

- Tác dụng: góp phần thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của người li khách; thể hiện nỗi buồn man mác vấn vương của li khách một cách đầy lãng mạn; cho ta thấy dường như con người đang cố gắng dùng lí trí kìm nén những xúc cảm trong lòng mình; gợi ra khung cảnh những cuộc chia li thời cổ, góp phần thổi vào câu thơ hơi thở Đường thi.