Nguyễn Như Quỳnh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Như Quỳnh
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

+ Sự tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn giấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo, trở nên hoàn thiện hơn, thành công hơn.

+ Sự tự lập giúp con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình, vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó.

+ Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt.

+  Tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người.

+ Những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

+ Một li khách mang chí lớn, ôm ấp khát vọng lên đường (Chí nhớn chưa về bàn tay không,/Thì không bao giờ nói trở lại!/Ba năm mẹ già cũng đừng mong!), cố nén tình cảm để dửng dưng, dứt khoát giã biệt người thân.

+ Một li khách nặng lòng, giàu tình cảm, mang trách nhiệm sâu sắc với gia đình, bước chân ra đi mà thẳm sâu trong lòng là biết bao lưu luyến, bịn rịn, đau đớn, nghẹn ngào, không nỡ rời xa những người thân yêu.

+ Hình tượng li khách được khắc hoạ qua sự thấu hiểu, đồng cảm của nhân vật trữ tình – người ở lại; qua vẻ đối lập giữa thái độ bên ngoài trong buổi chia li và cảm xúc bên trong; qua sự giằng xé giữa chí lớn và trách nhiệm, tình cảm gia đình. Đó là một hình tượng cho thấy vẻ đẹp nhân văn của con người trong mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm.

+ Nghệ thuật: Tác giả đã rất tài tình, tinh tế trong việc sử dụng các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, các biện pháp tu từ đặc sắc (ẩn dụ, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ, đối), giọng điệu thơ độc đáo (rắn rỏi, lãng mạn).

 

+ Mỗi người cần có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và biết cố gắng phấn đấu vì những ước mơ, khát vọng, lí tưởng ấy.

Hình ảnh “tiếng sóng” xuất hiện trong hai câu thơ:

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

- “Tiếng sóng” trong lòng tượng trưng cho tâm trạng xáo động, bâng khuâng, lưu luyến và vấn vương cùng nỗi buồn man mác khó tả tựa như những lớp sóng đang trào dâng vô hồi vô hạn trong lòng người tiễn đưa.

- Gợi ra khung cảnh những cuộc chia li thời cổ. Góp phần thổi vào câu thơ hơi thở Đường thi.

- Chỉ ra được hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là kết hợp từ bất bình thường: “đầy hoàng hôn trong mắt”; “đầy” (tính từ): ở trạng thái không còn chứa thêm được nữa, có nhiều và khắp cả; “hoàng hôn” chỉ thời điểm mặt trời lặn, ánh sáng yếu ớt và mở dần. Tác giả đã để cho hoàng hôn rộng lớn, man mác buồn đong đầy đôi mắt của người ra đi.

- Tác dụng: góp phần thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của người li khách; thể hiện nỗi buồn man mác vấn vương của li khách một cách đầy lãng mạn; cho ta thấy dường như con người đang cố gắng dùng lí trí kìm nén những xúc cảm trong lòng mình; gợi ra khung cảnh những cuộc chia li thời cổ, góp phần thổi vào câu thơ hơi thở Đường thi.

Cuộc chia tay không xác định không gian. Thời gian là trong chiều hôm nay.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “ta” – người đưa tiễn.

- Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Tha thứ: là tha cho, bỏ qua, không trách cứ hay trừng phạt vì lỗi lầm người khác đã gây ra cho bản thân.

+ Tha thứ không có nghĩa là quên hết tất cả, cũng không có nghĩa là giả vờ rằng đã không có những hành động lỗi lầm và tổn thương.

+ Tha thứ thực sự là khả năng buông bỏ sự oán giận và thực thi những ranh giới lành mạnh với người đã gây ra lỗi lầm và tổn thương.

- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Sự tha thứ giúp con người ta từ bỏ những cảm xúc tiêu cực (tức giận, đau khổ, căm ghét…), để nhường chỗ cho những hạnh phúc, tâm hồn bình an thì cuộc sống sẽ tĩnh tại, thanh thản.

+ Sự tha thứ giúp con người dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chính bản thân mình, để hoàn thiện mình hơn.

+ Tha thứ sẽ giúp ta suy nghĩ cởi mở, rút ra những bài học cho chính mình từ người khác, biết sống yêu thương, tử tế và mạnh mẽ hơn.

+ Sự tha thứ sẽ giúp giảm căng thẳng, duy trì trạng thái sức khỏe tốt đẹp, lành mạnh.

+) Hình ảnh người đi, kẻ ở trong khung cảnh cuộc chia tay (bốn câu đầu): Chú ý biện pháp nghệ thuật đối, sự di chuyển điểm nhìn vào ánh mắt của người ở lại, từ ngữ miêu tả hành động (lên ngựa, chia bào, nhuốm), hình ảnh (rừng phong, màu quan san, dặm hồng, mấy ngàn dâu xanh), thời gian (mùa thu), không gian (rừng phong, con đường,...). Từ đó cảm nhận được sự lưu luyến, nỗi buồn của chia li xa cách như nhuốm vào thiên nhiên, nhuốm vào lòng người tạo thành một màu sắc đặc biệt – màu của chia phôi, xa cách, nhớ thương.

+) Nỗi cô đơn của người về, kẻ đi và nỗi đau của vầng trăng hạnh phúc bị ai xẻ làm đôi (bốn câu kết): Chú ý phép đối (người về, kẻ đi; chiếc bóng năm canh; muôn dặm một mình xa xôi; nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường); hình ảnh về thời gian (chiếc bóng năm canh); hình ảnh về không gian (chiếc bóng năm canh, muôn dặm một hình xa xôi, gối chiếc, dặm trường) – không gian của người ở lại – chốn khuê phòng, không gian của người ra đi – chốn dặm trường; phép đảo ngữ (muôn dặm một mình xa xôi) nhấn mạnh vào ấn tượng không gian dặm trường đằng đẵng, nghìn trùng xa cách. Giọng điệu bi thương, trách móc, ai oán cho hạnh phúc bị chia cắt. Qua đó, cảm nhận bức tranh thiên nhiên, con người sau cuộc chia tay với nỗi cô đơn, u sầu; liên hệ với phần sau của “Truyện Kiều” để nhận ra những dự cảm không lành về tương lai,...

+ Niềm tin, sự tích cực, lạc quan trong cuộc sống. Vì trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh nhưng các người lính vẫn rất lạc quan vui vẻ và yêu đời vì tin tin vào một ngày không xa đất nước sẽ đc giải phóng