Nguyễn Khắc Việt Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Khắc Việt Anh
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học Việt Nam và thế giới. Tác phẩm đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân tính, và tình cảnh các tầng lớp nhân dân bị dồn đến bước đường cùng không lối thoát. Một trong những thành công lớn của Truyện Kiều là nghệ thuật miêu tả nội tâm đạt đến trình độ sắc sảo hiếm có của thiên tài Nguyễn Du. Tài năng ấy thể hiện rất rõ trong tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tứ Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Sau đoạn này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa và phải chấp nhận làm gái lầu xanh. Đoạn trích nằm giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lại của nàng Kiều.

Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển. Để diễn tả tâm trang Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Đây là tám câu thơ thực tả cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi biểu hiên của cảnh đồng thời là một ẩn dụ về tâm trang người: mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau. Trong khi nỗi buồn đã đầy ắp tâm trang để để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh, khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn, nỗi buồn mỗi lúc một ghê gớm, mãnh liệt hơn,

Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ của nguyễn Du đạt đến trình độ nhuần nhị, điêu luyện. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía, mong ngóng có cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại. Thế nhưng, Thúy Kiều càng trông mong càng vô vọng. Bởi thế, trong tâm trạng hỗn độn ấy, có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng về tương lai của thiếu nữ ngây thơ lần đầu lại bước giữa cuộc đời ngang ngược.

Điệp ngữ “buồn trông” lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu, chủ yếu là những từ láy tượng hình, thúc nhịp dồn dập: “thấp thoáng”, “xa xa”. Nhịp thơ dập dìu như lớp sóng khơi xa, tuy nhẹ nhưng lan tỏa, tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng:

“Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

Cửa biển là nơi gặp gỡ, cùng là nơi chia li. Cánh buồm là biểu tượng của sự kết nối. Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là một hình ảnh rất đắt để thể hiện nội tâm mong nhớ, khát vọng trở về của nàng Kiều. Một cánh buồm nhỏ nhoi đơn độc, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le loi cuối cùng của mặt trời sắp tắt; cũng như Kiều trong không gian vắng lặng của hiện tại nhìn về phương xa với nỗi buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương.

Càng nhìn càng thấy rời xa. Cuối tầm nhìn, con thuyền gần như mất hút vẫn còn lênh đênh giữa dòng đời biết bao giờ mới được trở vẻ sum họp đoàn tụ với những người thân yêu. Quá hụt hẫng, nàng đưa tầm nhìn về với dòng nước trôi:

“Buồn trông ngọn nước mới ra
Hoa trôi man mác mác biết là về đâu?”

Hoa là biểu tượng của cái đẹp và sự mong manh. Nguyễn Du dùng hình ảnh hoa trôi tuy không có gì mới lạ nhưng hết sức kịp thời, đúng lúc. Hoa ấy không nở, không tàn, không ở trên cành cũng chẳng ở trên tay; cánh hoa ấy đang trôi bơ vơ, lạc lõng. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Thúy Kiều càng buồn hơn bởi nàng như nhìn thấy thân phận mình lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi giữa sóng nước cuộc đời, không biết rồi sẽ trôi dạt đi đâu, sẽ bị vùi dập ra sao? Hoảng hốt, nàng nhìn quanh sân vườn mong tìm chút gì đó để tâm hồn an tịnh, để trái tim bớt cường nhịp:

“Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
Chân mày mặt đất một màu xanh xanh”.

Nội cỏ “rầu rầu”, “chân mây mặt đất một màu xanh xanh” là sắc buồn nhuốm đẫm cả không gian. Sắc xanh héo úa, mù mịt, phai tàn trải dài từ “chân mây” đến “mặt đất”. Còn đâu cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm. Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô  vọng về cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. Dường như, dưới ánh mắt của Thúy Kiều, đất và trời chỉ là một màu xám đen bất tận. Quá hãi hùng, nàng trở về nương trú nơi chính mình. Thế nhưng, cả trí óc lẫn con tim nàng giờ đây đã chìm trong giông bão:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng nổi lẽn ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc dời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công.

Tất cả là đợt sóng đang rầm thét, rì rào trong lòng nàng. Lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo sơ, kinh hãi như ĩ dán vào vực thẳm mốt cách bất lực. Nỗi buồn ấy đã dâng đến tột đỉnh, khiến  Kiều thực sự tuyệt vong. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là tượng nhìn qua tâm trạng theo quy luật “Người buồn có đâu bao giờ”.

Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”, "ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh.

Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.

Nguyễn Du cũng đã vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tăng tiến để miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trước đất trời Ngưng Bích. Tâm trạng từ mong ngóng đến đợi trong, rồi hoang mang, hãi hùng đến bế tắc, tuyệt vọng, Kiều đã đi hết một vòng trờn nội tâm. Giây phút cuối cùng của trường đoạn tâm lí dồn dập đến nghẹt thở. Không có giọt nước mắt chảy xuống bởi nàng đã quá đớn đau, nhưng điều đó cũng đủ để người đọc xót xa cho số phận người người thiếu nữ chưa qua xuân trẻ đã vào gian truân.

Tám câu cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích” kết thúc trong sự bấn loạn tột độ của tinh thần Thúy Kiều. Đất trời không có gì thay đổi, chỉ có trong lòng của nhân vật đang cuồng quay giông bão. Nguyễn Du dường như đã đi đến tận cùng biện chứng tâm hồn, tỏ ra thấu hiểu con người khi ông chỉ bằng ngôn ngữ đã làm hiển thị được nỗi lòng và tâm tư của Thúy Kiều. Đoạn trích xứng đáng là một trong những đoạn thơ thành công nhất và khẳng định tài năng thi ca cùng tấm lòng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du.

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn luôn theo đuổi lấy nó, bởi đó chính là mục tiêu sống của mỗi người, trong đó lòng vị tha luôn tha thứ cho người khác, nhân hậu luôn thấu hiểu và quan tâm chia sẻ cùng người khác là muốn quà vô giá và giá trị dành cho mỗi con người.

Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là sự vị tha, sự tha thứ và lòng nhiệt tình giúp đỡ người khác, tình cảm của con người dành cho nhau đã mang lại những tình cảm thiêng liêng và có giá trị nhất, những tình cảm đó chân thành và da diết, tha thứ là luôn biết bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra.

 

Cần phải có trái tim nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc dành cho con người xung quanh mình, đó mới là một con người biết sống đúng với giá trị và niềm tin trong cuộc sống. Giá trị to lớn để lại cho mỗi chúng ta là biết giữ gìn trân trọng những giá trị và niềm tin của mỗi người, những tình cảm đó thật sâu sắc và mang lại những ý nghĩa giá trị và niềm tin yêu mạnh mẽ nhất đối với con người.

Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng cho con người nó không chỉ đem lại những điều tuyệt vời nhất cho họ, mà còn giúp cho tâm hồn của họ được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện. Trong những tình cảm chân thành và trái tim biết yêu thương con người sẽ làm được những điều giá trị và tuyệt vời nhất, có được sự ngọt ngào, tình yêu thương vô bờ bến và những trái tim biết chứa chan những lời yêu thương sâu lắng.

Ai ai cũng luôn luôn mong muốn mình có trái tim bao dung và vị tha hơn, nhưng để làm được điều đó họ cần phải rèn luyện nó mỗi ngày trao tặng những ý nghĩa to lớn và thực sự có ý nghĩa mà cuộc sống đã đem tặng cho mỗi người. Tình yêu thương đó rất bao dung và nó thể hiện được những tình cảm ngọt ngào, chân thành và da diết nhất mà con người đem lại cho nhau, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc con người sẽ ngày càng rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng người sâu sắc.

Trong trái tim của mỗi người tình yêu thương đó luôn luôn được cải thiện và nó sẽ trở nên hoàn hảo, lòng tha thứ bao dung cho người khác đây là một cử chỉ cao đẹp và nó bồi dưỡng tấm lòng biết độ lượng, người nào biết tha thứ cho người khác và luôn luôn biết lắng nghe thì họ sẽ là những con người có trái tim nhân hậu và được nhiều người yêu quý và đặc niềm tin vào nhất, trong cuộc đời của mỗi người giá trị của nó không chỉ để lại những điều tuyệt vời mà còn để lại những niềm tin yêu sâu sắc cho con người xung quanh chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta học hỏi và rèn luyện đạo đức, luôn luôn biết cải tạo bản thân mình ngày càng nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ đem lại những giá trị to lớn mà còn làm cho chúng ta có tấm lòng yêu yêu thương và vị th, biết tha thứ cho con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, để mỗi cn người luôn luôn biết cải tạo lại bản thân mình nhiều hơn, làm những điều có ý nghĩa thì cuộc đời của họ sẽ được mở rộng ra nhiều khía cạnh và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn để lại cho mỗi người.

Những điều mà chúng ta làm luôn luôn để lại những giá trị to lớn nhất, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều giá trị và ý nghĩa và giá trị nhất, bản thân mỗi con người chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng và rèn luyện kiên trì những điều đó trong bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Khi chúng ta làm những điều có giá trị và ban tặng cho người khác nhiều niềm tin về mình thì là lúc chúng ta làm nên được những điều mang lại những giá trị to lớn và vô cùng có ý nghĩa, mỗi người chúng ta hôm nay phải làm được những điều đó và có như vậy cuộc đời của chúng ta mới cảm thấy được yêu thương và có chứa tran tình người bao la chứa đựng trong đó.

Mỗi ngày chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác bởi giá trị mà cuộc sống đem lại cho chúng ta vô cùng lớn và nó có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đến niềm tin yêu mà con người dành cho mình, chúng ta nên biết trân trọng và quý giá với tình cảm đó, có như vậy là chúng ta đã làm được rất nhiều những điều tốt đẹp và trao tặng cho người khác rất nhiều món quà có ý nghĩa hơn cả những thứ về mặt giá trị vật chất.

nhắc nhở chúng ta rằng, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, tình yêu và hy vọng vẫn là những điều quý giá mà chúng ta nên giữ mãi trong trái tim. Chúng ta không bao giờ nên từ bỏ niềm tin vào tương lai tốt đẹp và khả năng của con người để vượt qua khó khăn.

Nhân vật Hạnh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Minh và đồng đội qua hình ảnh cái nụ cười tươi tắn và lạc quan. Khi Hạnh luôn giữ tinh thần lạc quan và sẵn sàng giúp đỡ, đó là điều gì đó mà Minh và đồng đội của anh luôn nhớ mãi