Nguyễn Ngọc Minh Châu

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng các bạn đến với trang của mình *-*
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Dân cư thưa thớt.

Giải nghĩa từ thưa thớt: rất thưa và phân bố không đều nhau, chỗ nhiều chỗ ít, lúc có lúc không, gây cảm giác rời rạc

Người công dân gương mẫu mà hôm nay tôi muốn kể với mọi người đó chính là chú Ba. Chú quả là tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi và noi theo. Chú Ba ở gần nhà tôi , nhà chú khá là nghèo. Thế nhưng khi cả nước đang rơi vào bệnh dịch Covid 19 nguy nan , chú cũng chẳng ngại góp  chút công sức của riêng mình. Chú tình nguyện tham gia đóng chốt ở đầu làng để kiểm soát người ra vào làng. Hơn thế, chú còn tặng cho UBNN xã số tiền tích cóp 10 triệu đồng của mình để phòng chống dịch. Hành động ấy của chú quả đáng để cho chúng ta ngưỡng mộ biết bao.

Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Yes, I think cooking also a useful. Because after some cases of fire and explosion, cooking also helps us have more cooked and digestible food, which is very good for our health.

- Cấu tạo của nấm độc: mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm

- Thành phần cấu tạo thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được: vòng cuống, bao gốc nấm

- Một số dấu hiệu khác để phân biệt nấm độc trong tự nhiên: Nấm độc thường sẽ mọc dại và có màu sắc sặc sỡ.

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng già nổi tiếng lương thiện nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Cho đến một ngày, người vợ đi ra đồng thì chợt thất một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, người vợ chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã vì con.

Thuở ấy, giặc Ân thế mạnh vô cùng, tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Đứa bé trong nhà nghe tin của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con". Nghe được tiếng con, bà lão ngạc nhiên, mừng rỡ chạy ra mời sứ giả theo lời con nói. Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này." Sứ giả nghe xong vô cùng kinh ngạc nhưng cũng rất vui vì đã tìm ra được người giúp nước. Ông vội về tâu với nhà vua ngay. Nhà vua ngay chấp thuận yêu cầu của cậu bé và sai người ngày đêm làm ra những đồ vật cậu bé đã dặn. Nhưng có điều rất lạ rằng từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo mới mặc đã căn đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ để nuôi con nhưng được bà con xóm làng giúp đỡ, người một ít góp gạo nuôi Gióng, mong cậu ra trận thành công cứu nước.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế nguy như ngàn cân treo sợi tóc, người người nhà nhà đều hoảng sợ bỏ chạy. Đúng lúc đó, sứ giả mang đủ những thứ mà cậu bé dặn đến. Cậu vươn vai, trong phút chốc đã trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa quyết tâm cùng Gióng, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí, quất tan đám giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa bay lên trời, chỉ để lại áo giáp sắt. 

Về sau, để tưởng nhớ công ơn, Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương và đền thờ tại quê nhà. Tại đây, mỗi năm còn có tổ chức hội mang tên hội Gióng. Hội Gióng là 1 trong những lễ hội truyền thống quan trọng của VN, diễn ra hằng năm ở làng Gióng và 1 số địa phương khác nữa. Trong lễ hội này, người dân từ nhiều vùng quê về đây tham dự các nghi lễ truyền thống, nhằm tôn vinh công đức của anh hùng làng Gióng, đồng thời cầu mong cho nghề nông phát triển, đất nước thêm giàu mạnh, thái bình.

 

go

studies

eat

watches

visited

bought

travelled

read

had