Hoàng Thị Thu Hường

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng các con đã đến nhà của cô.
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó nhưng để hình tượng nhân vật đó làm lay động và chiếm trọn trái tim đến bạn đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn Tô Hoài đã làm được điều đó. Nhân vật Dế Mèn của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng đọc giả qua đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên". Nhân vật Dế Mèn được khắc họa qua tính cách kiêu ngạo và dám thách thức nhưng sau đó ân hận, buồn bã qua việc làm của chính mình.

Khi chị Cốc quay về phía hang của Dế Mèn, cậu cất giọng trêu chị Cốc:

" Vặt lông cái Cốc cho tao. Tao nấu, tao nướng, tao xé, tao ăn"

Chị Cốc nghe từ trong đất vang lên, sợ hãi và sẵn sàng để bay. Chị bình tĩnh, suy ngẫm lại . Sau đó chị trợn mắt, giương cánh lên, sẵn sàng đánh nhau. Chị về cửa hang của Dế Mèn, nói:

" Đứa nào trêu tao đấy!"

Dế Mèn chui tít đáy hang, co chân hình chữ ngũ. Nằm im như không biết gì. Cậu nghĩ:

" Chị Cốc có cố gắng thế nào thì vẫn không thể chui vào được hang của mình. Qua đó, ta thấy Dế Mèn kiêu ngạo, cậu dám thách thức chị Cốc để làm chị Cốc bực tức. 

Nhưng bất chợt, một tai họa lớn đã xảy ra. Chị Cốc không nhìn thấy Dế Mèn mà chị nhìn thấy Dế Choắt ở trong hang đang giãy đành đạch. Chị chạy tới, quát lớn:

"Mày vừa nói cái gì?"

Dế Choắt bất ngờ, run lên bần bật

" Em có nói cái gì đâu ạ"

Chị Cốc giăng 2 cái mở lên, đập liên tục vào người Dế Choắt, xong, chị đi xuống cái ao nước gần đó. Từ đó, ta thấy được Dế Mèn đã gây Dế Choắt bị thương và oan uổng.

Khi chị Cốc đi, Dế Mèn lật đật chui ra ngoài hang. Chạy đến hang của Dế Choắt, ân hận việc mình đã làm khiến Dế Choăt bị thương nặng. Trước khi chết, cậu nói với Dế Mèn rằng:

" Tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi muốn nói với anh là ở đời đừng bao giờ quá kiêu ngạo."

Nói xong, Dế Choắt tắc thở, chết. Nghe xong lời nói của Dế Choắt, cậu ân hận, hối lỗi về những việc làm của mình. Thế rồi cậu đem xác Dế Choắt chôn ở vùng cỏ bùm tùm. Đứng lặng lẽ, nghĩ về bài học của mình. Như vậy, ta thấy Dế Mèn đã ăn năn, hối lỗi, buồn bã về việc làm sai trái của mình.

Nhân vật Dế Mèn đã được tác giả khắc họa qua các phương diện như: hoàn cảnh, lời nói, tâm trạng, hành động. Nhờ việc xây dựng nhân vật Dế Mèn thành công, nhân vật Dế Mèn đã được độc giả để lại sự xúc động và trân trọng. 

Gấp lại, thông qua đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" của Tô Hoài đã cho độc giả thấy được Dế Mèn là một nhân vật với cảm xúc xúc động và trân trọng. Chắc chắn với những giá trị về mặt nội dung, phẩm chất đẹp và nghệ thuật, đoạn trích sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc của nhiều thế hệ ấn tượng sâu sắc