Có lẽ khi đọc xong dòng cuối của bài, tôi đã phải suy ngẫm lại về nỗi buồn. Ban đầu khi còn nhỏ, tôi định nghĩa nỗi buồn là một thứ đáng sợ - thứ mà bất cứ ai cũng không muốn có. Nỗi buồn trong đầu tôi lại được xem như là một không gian chật hẹp nhưng trống vắng.

Cho đến khi tâm tư của người viết được hằn sâu vào trong bài ''Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa'' thì tôi đã nhận ra rằng: nỗi buồn không phải một thứ đáng sợ như tôi đã nghĩ từ trước.

Nỗi buồn có thể là của một đứa trẻ buồn bã vì không được đi chơi; nỗi buồn có thể là của cha mẹ vì con cái hư đốn; nỗi buồn có thể là của chúng ta với điểm số thấp... Nhưng chắc rằng nỗi buồn là di sản của quá khứ, nó giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, có nhiều trải nghiệm hơn trong đời mà ta không phải một mình gánh chịu. Đứa trẻ không được đi chơi thì bạn đến nhà; con cái hư đơn thì cha mẹ rút kinh nghiệm để dạy con; điểm số thấp trong môn kiểm tra thì ta lấy đó làm động lực cố gắng... Phải! Chúng ta không cô đơn khi buồn! Chúng ta còn có bạn bè, người thân, mục đích,... cùng san sẻ gánh nặng!

Chính bài văn đã nói rất rõ về vai trò của người bạn lúc họ đau buồn nhưng cũng kiên định rằng họ không an ủi thì không phải bạn chúng ta. Nhưng liệu có thật sự như vậy? 

Câu hỏi đặt trong đầu tôi lúc này bỗng chốc lóe ra:''Tại sao khi buồn đã có bạn bè chia sẻ nhưng Ngọc Thuần lại dùng những câu văn tả tâm trạng trống rỗng như đang trôi dạt trong vũ trụ thắm đợm nỗi cô đơn? Phải chăng bạn bè không thể hiểu được nỗi đau mà ta đang bị đọa đày?'' Chắc lẽ rằng không chỉ nhờ vào những người bạn mà ta còn phải có một ý nghĩ kiên định là chấp nhận sự thật, bỏ sự đau thương vào quá khứ mà dũng cảm tiến về phía trước.