K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2021

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

 

Bạn Tham khảo nha ( Sorry mik copy)

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.

Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.

Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.

Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.

Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.

Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.

Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.

Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.

Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.

Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.

Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.

Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).

Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.

17 tháng 7 2021

Về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du, Lã Nhâm Thìn nhận xét: “Tả người đẹp mà độc giả cảm thấy đẹp thật, đẹp tuyệt. Đó là thành công mĩ mãn”. Điều đó quả vô cùng chính xác. Không chỉ đối với miêu tả thiên nhiên, mà nghệ thuật tả người của Nguyễn Du cũng vô cùng tài hoa, độc đáo. Dưới đôi bàn tay tài hoa, tấm lòng trân trọng, nâng niu người phụ nữ Nguyễn Du đã phác họa lên chân dung tuyệt đẹp, vượt ra ngoài mọi chuẩn mực của nàng Thúy Kiều.

Trong văn học trung đại, miêu tả chân dung con người thường ít xuất hiện. Ví như Vũ Nương, chỉ được Nguyễn Dữ phác họa bằng một câu văn ngắn ngủi: “Tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Còn riêng đối với Nguyễn Du ông miêu tả chi tiết, kĩ lưỡng.

Thúy Kiều là chị cả, con gái của Vương viên ngoại. Kiều và Vân mang vẻ đẹp toàn vẹn, tuyệt mĩ, những mỗi nàng lại mang những nét đẹp riêng, không thể hòa lẫn. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước. Và thủ pháp này đã tỏ ra vô cùng đắc dụng, sau bốn câu thơ miêu tả chân dung Vân ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Thúy Kiều được miêu tả qua nhận xét của Kim Trọng: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào”, chỉ miêu tả được vẻ bề ngoài, mà không tả được thần thái, phẩm chất bên trong của nhân vật. Còn trong câu thơ của Nguyễn Du miêu tả được cả thần thái nhân vật, Thúy Kiều mang vẻ mặn mà sắc sảo ở cả tài và sắc. Cái “mặn mà” ở Thúy Kiều khiến người ta nhìn thấy là say đắm, giống như uống một thứ rượu lâu năm, dù nhẹ, nhưng ấn tượng lại sâu sắc, dài lâu. Đặc biệt từ “càng” kết hợp với nghệ thuật so sánh nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp nổi trội của Thúy Kiều. Dù chỉ dùng hai câu giới thiệu nhưng cũng đã cho ta hình dung ban đầu về một tuyệt sắc giai nhân, mang vẻ đẹp hiếm có xưa nay.

Nguyễn Du không đi miêu tả chi tiết như khi tái hiện chân dung Thúy Vân, bức tranh vẽ chân dung Thúy Kiều chủ yếu thông qua bút pháp gợi tả cùng hình ảnh ẩn dụ qua đôi mắt:

Làn thu thu thủy, nét xuân sơn

Đôi mắt của Kiều trong vắt, sáng long lanh như làn nước mùa thu, thể hiện một con người thông minh nhanh nhạy. Đôi mắt ấy sâu thẳm, đầy sống động, linh hoạt, cho thấy một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Đôi mắt ấy như biết nói, biết thì thầm, đó là chiều sâu nội tâm của nàng. Hình ảnh ước lệ, ẩn dụ “nét xuân sơn” gợi lên dáng vẻ đôi lông mày thanh mảnh, sắc nét như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày ấy càng tôn lên vẻ đẹp đôi mắt Thúy Kiều, khiến cho cả gương mặt bừng sáng, trẻ trung, tươi tắn. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ngưỡng, vượt qua khỏi chuẩn mực thiên nhiên mà văn học Trung đại vốn lấy để làm quy chuẩn. Bởi vậy mà:

Nghệ thuật nhân hóa qua hai từ “hờn, ghen” đã cho người đọc thấy thiên nhiên sinh sự đố kị, ghen ghét trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đây là điềm báo chẳng lành cho số phận nàng sau này. Đặc biệt trong hai câu kết khi nói về nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành những lợi ca ngợi về vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ: Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” đã nhấn mạnh vẻ đẹp toàn mĩ của nàng, vẻ đẹp ấy không có bút nào có thể lột tả hết, một vẻ đẹp mặn mà, nồng nàn, làm say đắm lòng người. Nhưng sau câu thơ đó là lời dự báo đầy lo sợ về những bất trắc, sóng gió mà đang đợi chờ Kiều ở phía trước.

Để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp toàn mĩ, vượt qua khỏi quy chuẩn thiên nhiên. Đồng thời là biện pháp đòn bẩy, miêu tả Vân trước sau đó miêu tả Kiều cũng góp phần không nhỏ làm nổi bật nhan sắc Thúy Kiều.

Với những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng tinh tế chính xác Nguyễn Du không chỉ dựng lên bức tranh chân dung của nàng Kiều mà còn là bức tranh tinh thần của nàng. Một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp, tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm. Bức tranh ấy còn mang tính chất dự báo về cuộc đời nàng, vẻ đẹp vượt chuẩn mực tự nhiên, khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo tương lai sóng gió, vất vả của Kiều sau này.

  “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kia kìa!Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:- Đây này!Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”a. Đoạn văn trích trong văn bản nào ? Của...
Đọc tiếp

  “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”

a. Đoạn văn trích trong văn bản nào ? Của ai ? Văn bản chứa đoạn văn thuộc thể loại gì ?

 b. Việc trót đã qua rồi được nói đến trong đoạn là việc gì? Từ đó em hiểu gì về xã hội phong kiến?

c. Xét về cấu tạo câu văn: Đây này! thuộc kiểu câu gì?

d. Phân tích cấu tạo của câu văn sau và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu gì?

  Bấy giờ chàng mới tình ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.

e. Viết đoạn văn tổng phân hợp phân tích ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong truyện. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định.

0
14 tháng 7 2021

a. Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

- Đẹp thể chất

+ Hai ả tố nga

+ Mười phân vẹn mười.

- Đẹp tâm hồn

+ Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Êm đềm trướng rủ màn che.

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

⇒ Ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.

b. Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

- Vẻ đẹp Thúy Vân

+ Vẻ đẹp thanh tú, miệng nàng cười như hoa nở, mái tóc nàng đen mượt, làn da trắng mịn như tuyết.

+ Dự báo cuộc đời êm ả sau này nàng (mày thua, tuyết nhường)

- Vẻ đẹp Thúy Kiều

+ Người con gái “sắc sảo, mặn mà”

+ Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu.

+ Dự báo cuộc đời đau khổ sau này. (hoa ghen, liễu hờn).

- Tài năng Thúy Kiều

+ Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

+ “Thiên bạc mệnh” là dự báo tấn bi kịch” hồng nhan bạc mệnh.

đây đúng ko bn?

14 tháng 7 2021

tham khảo nha!!

Hai khổ thơ đầu đã làm hiện lên thật đẹp hình ảnh của vầng trăng trong quá khứ. Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình về tuổi thơ, trong khoảng thời gian ấy con người đã có những phút giây sống chan hòa với thiên nhiên. “Đồng, sông, bể” đã gắn bó với nhân vật trữ tình, một cách thắm thiết, như người bạn thuở ấu thơ thân thương gần gũi. Từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự kết nối con người với những tươi đẹp tuổi thơ, với vầng trăng dung dị của quá khứ. Mỗi lần nhớ đến quá khứ ấy, hình ảnh vằng trăng hiện ra không chỉ có hồn mà còn mang vẻ đpẹ hoang sơ, mộc mạc. Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên" gợi lên sự thành thật, không tô vẽ chan hòa với thiên nhiên không một chút ngần ngại, không có gì phải che dấu. Hình ảnh so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” thể hiện một cách sống thanh thản lại gợi lên vẻ đẹp bình dị, hiền hậu, tình cảm chân thành. Cả hai đến với nhau bằng sự tương cảm, tương giao, nguyên sơ và trong sáng. Tuổi thơ tác giả được gắn bó với vầng trăng, tình cảm gắn bó ba lâu nay chỉ biết hợp thành "tri kỉ".Một tình bạn thật đẹp , thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính 'Ngỡ không bao giờ quên/Cái vầng trăng tình nghĩa". Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

13 tháng 7 2021

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

13 tháng 7 2021

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện thuộc “Truyền kì mạn lục” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Khi xây dựng bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh nhưng bất hạnh thì nhà văn đã tạo ra được một chi tiết then chốt quyết định đến số phận của Vũ Nương, đó là chi tiết “cái bóng”.

Truyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Chi tiết “cái bóng” xuất hiện trong hoàn cảnh sau khi Trương Sinh đi lính, một thời gian sau Vũ Nương sinh hạ một bé trai cáu kỉnh. Trong những ngày tháng không có chồng ở nhà, nàng vừa phải chăm sóc con vừa phải phụng dưỡng mẹ già. Hằng đêm, khi dỗ dành con ngủ, đứa bé thường hỏi về cha của mình. Nàng thường chỉ vào chiếc bóng của mình trên vách tường và bảo đấy là cha Đản.

Chi tiết “cái bóng” trước hết thể hiện được tình yêu thương con sâu sắc của Vũ Nương. Nàng lo lắng rằng con sẽ cảm thấy buồn tủi và thiếu thốn tình cảm nên mới nói dối con. Lời nói dối ấy tưởng chừng như vô hại với đứa trẻ nhưng lại chính nó đã gián tiếp làm hại cuộc đời nàng. Đối với bé Đản, chiếc bóng chính là hiện thân của người cha, của tình cảm cha con thiêng liêng. Đứa bé luôn cho rằng đấy là cha của mình nên khi người cha thực sự trở về mới xa lánh. Trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ lên ba, bé Đản luôn tin rằng có một người cha đêm nào cũng đến với hai mẹ con. Người cha ấy rất yêu thương mẹ: “Khi mẹ ngồi cũng ngồi, khi mẹ đứng cũng đứng” chỉ có điều người cha ấy chưa từng ôm ấp, nâng niu em mà thôi.

Nhưng không chỉ có vậy, cái bóng còn được đặt cho một sứ mệnh ý nghĩa hơn. Đó là chi tiết thắt nút để rồi tạo ra bi kịch cho Vũ Nương. Đứa bé ngây thơ khi gặp lại Trương Sinh đã kể lại hết toàn bộ câu chuyện. Từ đó, Trương Sinh vốn tính đa nghi đã cho rằng “vợ hư”. Hắn mắng nhiếc thậm chí đánh đập vỡ mặc cho dân làng có giải thích hay Vũ Nương biện giải. Trương Sinh đã nhẫn tâm đuổi người vợ hết mực thủy chung của mình đi dù người vợ ấy đã từng hết lòng chăm sóc hết lòng cho mẹ và con trai của mình. Để rồi Vũ Nương phải tìm đến cái chết chứng minh cho tấm lòng chung thủy. Đó cũng là chi tiết mở nút giúp giải oan cho nàng. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh bế con ngồi trước ánh đèn. Bỗng nhiên đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi!”. Trương hỏi đâu thì thấy đứa bé chỉ vào cái bóng của mình. Lúc bây giờ mới biết là vợ bị oan thì cảm thấy vô cùng hối hận. Tuy đó chỉ là sự hối hận muộn màng. Nhưng nó cũng phần nào chứng minh cho phẩm hạnh của nàng Vũ Nương.

Quả thật, chỉ với một chi tiết nhỏ thôi, nhưng đã có vai trò vô cùng quan trọng. Chi tiết “cái bóng” chính là nhãn tự của toàn bộ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Khi qua đó, nhà văn muốn tố cáo chiến tranh cũng như chế độ phong kiến đương thời đã đẩy người phụ nữ vào cảnh gia đình chia ly để rồi phải rơi vào bi kịch. Người phụ nữ trong xã hội xưa, họ không được quyết định cuộc đời của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông:

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân. 

Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên giá trị lớn. Quả thật, nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm rất nhiều ý nghĩa với chi tiết này.