K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2022

. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào đoạn thơ (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

- Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:​

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

- Nhận xét, đánh giá

+ Về nội dung: đoạn thơ là lời tâm tình, những cảm xúc dâng trào của tác giả khi được viếng lăng Bác

+ Nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ chọn lọc, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân

28 tháng 2 2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào đoạn thơ (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

- Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:​

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

- Nhận xét, đánh giá

+ Về nội dung: đoạn thơ là lời tâm tình, những cảm xúc dâng trào của tác giả khi được viếng lăng Bác

+ Nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ chọn lọc, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân

I.  ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                           Tiếng vọng rừng sâu       Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào...
Đọc tiếp

I.  ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                          Tiếng vọng rừng sâu

      Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

       Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

                                    (Theo Quà tặng cuộc sống, Nxb Trẻ, 2004)

 

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”

Câu 3 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tại sao cậu bé lại hoảng hốt, sà vào lòng mẹ khóc nức nở?

Câu 4 (0,5 điểm): Theo em, người mẹ nắm tay cậu bé đưa trở lại khu rừng với mục đích gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Từ lời của người mẹ nói với con “Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” giúp em hiểu như thế nào về quy luật cho và nhận trong cuộc sống?

Câu 6 (1,0 điểm): Thông qua nội dung đoạn trích trên, hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của tình yêu thương với cuộc sống con người. (trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu)

24
21 tháng 2 2022

câu 1: Tự sự

câu 2:Thành phần gọi đáp :'con ơi'

câu 3:Trong đoạn trich , cậu bé lại hoảng hốt , sà vào lòng mẹ khóc nức nở vì từ khu rừng có tiếng vọng lại ' tôi ghét người'

câu 4:Để cậu bé nói đc 1 điều tích cực vào khu rừng,từ đó giải cho cậu hiểu về 1 quy luật cho và nhận tất yếu trg cuộc sống.

câu 5:Khi bạn cho những người xung quanh những điều tích cực,giá trị tốt đẹp bạn sẽ nhận điều ấy từ những người bạn đã cho.

câu 6:Thông qua đoạn trích , em thấy tình yêu thương vs cuộc con người là những giá trị tích cực, lan tỏa lòng nhân ái đến xã hội,cộng đồng gắn kết giữa con người vs con người.Tình thương yêu giúp con người hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt của chính mình.

14 tháng 5 2021

đây là đề phòng ạ

17 tháng 5 2021

        Mùa xuân-mùa hội tụ của cái đẹp,là mùa mở đầu của một năm,mùa mà vạn vật sinh sôi nảy nở....Có lẽ ,vì thế mà các thi nhân muôn đời yêu mến mùa xuân .Xuân đã đi vào lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ ,vào những trang thơ văn,mà ở đó ,xuân là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.Chính vì vậy mà đã có biết bao thi phẩm nổi tiếng viết về đề tài này.Và không thể không nhắc đến tuyệt phẩm 'mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải.Nổi bật lên là khổ bốn ,năm của bài thơ đã cho ta thấy ước nguyện của người thi nhân gần đất xa trời.

       Bài thơ 'mùa xuân nho nhỏ' được sáng tác vào tháng 11/ 1980 ,khi Thanh Hải đang ốm nặng .Nó được kết tinh từ nhwungx  cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước.Từ đó thể hiện khát vọng dâng hiến 'mùa xuân nho nhỏ' của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

       Có phải chính giây phút giáp mặt với cái chết,giây phút giáp giữa mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp khiến  cho tâm hồn con người bừng lên sức sống khiến ngòi bút của nhà thơ nở hoa.Nếu khổ một là bức tranh mùa xuân thiên nhiên với dòng sông xanh ,với nhành hoa tím ,với tiếng chim hót...thì ở khổ bốn cũng là bức tranh mùa xuân với những nét đặc trưng ấy nhưng lại là mùa xuân của riêng tác giả,trong tâm hồn ,ước vongk của nhà thơ.Trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên ,Thanh Hải cũng ao ước mình là mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho cuộc đời chung

                                                      'Ta làm con chim hót

                                                      Ta làm một cành hoa

                                                      Ta nhập vào hòa ca

                                                       Một nốt trầm xao xuyến' 

Với giọng  điệu lời ca thật ngọt ngào êm ái bởi những thanh bằng liên tiếp và điệp ngữ 'ta làm' được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh một ước mơ chân thành tha thiết.Tại sao trong muôn  ngàn điều ước ,Thanh Hải lại chỉ chọn những hình ảnh giản dị ,mộc mạc như con chim ,cành hoa ,một nốt trầm.Có lẽ là vì đây là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên ,tuy nhỏ bé ,khiêm nhường nhưng lại rất ý nghĩa  : con chim đem lại tiếng hót vui cho đời ,cành hoa đem lại sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ .Những điều này tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng nó lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân ,tạo nên sắc xuân.Bên cạnh đó ,tác giả còn muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm trong bản tình ca êm ái.Nó chỉ là một nốt trầm kín đáo ,khiêm nhường  chứ không phải là một nốt cao thánh thót ,nổi trội .Nó lẫn vào bản tình ca.dù khó  nhận biết nhưng lại tạo nên cái hay của bản nhạc.Từ đó ,tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng đó là một nốt trầm ngân vang ,một nốt trầm có ích cho đời. cũng như là một mùa xuân' nho nhỏ ' và 'lặng lẽ',không phô trương ,ồn ào.Đông thời ,qua cách chuyển đổi từ ngữ xưng hô từ 'tôi' ở khổ đầu sang 'ta' cùng với động từ 'làm'.'nhập' ,nhà thơ đã khéo léo khẳng định mối quan hệ ,sự hòa nhập giữa cái riêng và cái chung ,giữa cá nhân vaf cộng đồng  

      Sau ước nguyện tha thiets của mình ,ông đã đi tới khát vọng cống hiến bền bi của mình .Trong cảm hứng ,nhân vật trửu tình bỗng biến thành một màu xuân nho nhỏ ,có khối .có hình nhập vào mùa xuân lớn của đất nước.

                                       ' Một mùa xuân nho nhỏ

                                        Lặng lẽ dâng cho đời

                                        Dù là tuổi hai mươi

                                        Dù là khi tóc bạc.'

        Ở đây ,chúng ta đã thấy được quan niệm sống của nhà thơ được bộc lộ.Chỉ qua cách sử dụng ngôn ngữ chính xác ,tinh té ,gợi cảm với hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo 'một mùa xuân nho nhỏ' và từ láy 'nho nhỏ','lặng lẽ', Thanh Hải đã biểu lộ một khát vọng sống cao đẹp: mỗi người hãy làm một mùa xuân ,hãy đem những gì tốt đẹp và tinh túy của mình để góp phần làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước .Nhưng vẻ đẹp đó còn được nâng lên đỉnh cao khi đó là những cống hiến thầm lặng với một tahsi đọ chân thành,khiêm nhường,lấy tình thương làm chuẩn mực ,không khoe khoang ,cao thượng .Đồng thời ,qua điệp ngữ 'dù là',một lần nữa tác giả đã khẳng định được ước nguyện thủy chung ,son sắt của mình.Đối với ông,dẫu ta có ở giai đoạn nào trong cuộc đời : là tuổi hai mươi căng trẻ ,tràn đầy sức sống hay là khi đã già yếu bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời ,làm đẹp cho quê hương đất nước.Từ đó ,khổ thơ như một lời nhắn nhủ ,một lẽ sống .Sống là để cống hiến .Tuy là     đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại mở rộng  với mọi người ,lay động người đọc cùng chung ý nghĩ . Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết 

                                             'Nếu là con chim chiếc lá

                                   Con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh

                                            Lẽ nào vay mà không trả 

                                   Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'

        Thật là những câu thơ hay và ý nghĩa ,thể hiện một quan niemj vô cùng cao đẹp và đáng quý.

   Bài thơ có nhịp điệu trong sáng ,tha thiets ,gợi cảm ,gần gũi với dân ca .Đông thời ,nhà thơ cũng đã sử dụng linh hoạt các yêu tố thể thơ ,cách ngắt nhịp ,gieo vần ,điệp ngữ .Tứ thơ xoay quanh các hình ảnh màu xuân khiến cho thơ luôn tập trung ,cảm xúc trong thơ không bị dàn trải .

          Chính những câu văn mộc mạc ,giản dị này ,chính những ước nguyện chân thành này đã góp phàn làm tươi đẹp cho đời ,làm tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên học tập.Những ước nguyện đó đã thúc giục ,cổ vũ động viên giới trẻ  cống hiến cho đời,dùng nhiệt huyết ,thanh xuân ,không từ bỏ trước khó khăn và luôn chiến đấu vì mục tieu lí tưởng của quê hương đất nước.Nhất là trong thời kì dịch covid này ,trước hết ,thế hệ trẻ càng phải  có ý thức phòng dich để đảm bảo sức khỏe của bản thân ,sau đó tìm tòi ,nghiên cứu ra các loại thuốc kháng virut nếu có thể.Làm tiên phong để tuyên truyền cho mọi người biết về nguy hại của dịch đồng thời trấn an dân chúng ,..để góp phần trong việc phòng chống đại dich covid tại địa phương và đát nước .

           Có thể nói ,đã có rất nhiều thi nhân bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân nhưng 'mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải vẫn mang nét đọc đáo riêng biệt.Tác giả không chỉ thể hiện được một bức tranh xuân làm say mê lòng người mà còn cất lên được tiếng lòng tha thiế của người con yêu nước.Dosd là lòng say mê ,là niềm tin mãnh liệt  vào sức sống lâu bên của dân tộc ta 

      

I.   ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ […] Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni – lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn: Tôi...
Đọc tiếp

I.   ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ

[…] Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni – lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn:

Tôi nói:

-       Sao bố kính trọng nó quá vậy?

Bố cười xòa:

-       Không phải đâu, bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó.

Bố còn nói thêm một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng. Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả con người tôi đều là món quà của bố. Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên:

-       A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!

Bố lại nghĩ ra trò chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.

Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:

-       Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!

Bố không tin, xách đèn ra soi và đúng vậy. Những bông hoa cứ đem hương đến cửa sổ như báo cho tôi biết từng mùa. Hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Tôi còn phân biệt được đồng một lúc những hoa gì đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt vời nhất thế giới!

Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu mét. Bạn còn biết tiếng chân đó là của ai, bố hay mẹ…

                               (Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ, 2004)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: (0,5 điểm) Trong văn bản, những gì là món quà theo nhân vật “tôi” hiểu?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:

Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:

-       Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!

Câu 3: (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó?

Câu 4: (1,0 điểm) Bài học em rút ra từ văn bản trên là gì?

13
16 tháng 5 2021

Câu 1 : Nhân vật " tôi " hiểu món quà là khu vườn , mỗi bông hoa , một vườn hoa , bố .

Câu 2 :  - Thành phần gọi đáp : " bố ơi " 
 Câu 3 :  Mỗi món quà đều mang một ý nghĩa riêng biệt cho dù là lớn hay nhỏ , ta cũng cần phải trân trọng món quà đó vì nó là cả một tấm lòng của người tặng trao lại cho một người nào đó  , cái họ trao đi đó chũng là những thứ tốt đẹp nên khi ta nhận được món quà đó thì ta cũng sẽ được đẹp lây . 
Câu 4 : Qua văn bản trên , đã giúp cho tôi nhận ra được giá trị của việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống , nó ý nghĩa biết nhường nào khi ta cho đi một thứ gì đó , đó chính là điều tốt lành mà ta muốn gửi gắm tới họ , lúc đó  hai người sẽ trở nên thân thiết , gắn bó hơn  .  Và đặt biêt hơn nữa , nó giúp tôi nhận ra được giá trị của sự lắng nghe , sự thấu hiểu trong cuộc sống . Từ đó , tôi  thấu hiểu được những niềm vui , nỗi buồn của mọi người khi được chia sẻ cho mình . 
 

17 tháng 5 2021

câu 1

nhân vật tôi hiểu món quà là : những bông hoa (là món quà nhỏ) ,một vườn hoa (là món quà lớn0 ,bố (là món quà bự)

câu 2: thành phần gọi đáp :'bố ơi'

câu 3:

Mỗi một món quà đều mang một vẻ đẹp riêng ,một dụng ý riêng và một giá trị riêng.Nhưng ,qua mỗi món quà đều khẳng định được giá trị ,năng lực ,khả năng của bản thân ta .Bởi đơn giản thôi ,mỗi món quà đều đi kèm với dụng ý ,và chỉ khi bạn thực sự có khả năng ,thực lực thì người khác mới tặng quà cho bạn. Đồng thời,khi ta trao cho người khác món quà  cũng đã khẳng định được giá trị của người nhận nó.Từ đó ,người nhận không chỉ vui mà chúng ta cũng đang gửi đi những điều tốt đẹp.Vì thế,nên dù ta nhận hay trao đi một món quà thì chúng ta cũng được đẹp lây.

câu 4:

Trong cuộc sống ,chúng ta luôn cần chia sẽ ,cho đi những thứ mình có để đối lấy niềm vui ,nụ cười của mọi người.Đó là một phi vụ ta hời được rất nhiều .Vì  nụ cười của họ rất đẹp, nó sáng tới mức khiến ta  ấm lòng .Và nên nhớ rằng ,  ta cho đi  càng nhiều thì nhận lại càng nhiều.Ta tưởng rằng đại dương là lớn nhất nhưng ta đâu biết bầu trời còn lớn hơn và tình yêu thương còn lớn hơn bầu trời .Nó đẹp đẽ và chói lọi đén mức có thể chieus sáng cả trái đất .Và đôi khi ,hãy lắng nghe và thấu hiểu mọi người.Nó là cầu nối để tạo ra một mối quan hẹ bền vững.Nó không chỉ giúp ta hiểu mọi người hơn mà còn là cho ta hiểu chính mình ,đồng thời mở rộng lòng hơn

 

14 tháng 5 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

13 tháng 5 2021

levi là ng trông trẻ

13 tháng 5 2021

ĐÂY KHÔNG PHẢI NGỮ VĂN NGHEN

13 tháng 5 2021

bạn ơi đừng đăng linh tinh ko bị báo cáo đó bạn

hãm lồn thế nhở

đây là 1 thành phần ăn bám phụ nữ điển hình

8 tháng 5 2021

chưa học

9 tháng 5 2021

Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, suốt cuộc đời cầm bút của mình ông luôn trăn trở và có những suy tư khi viết về cuộc sống con người ở Nam Bộ. Trong thời khắc chiến tranh ác liệt thì nhà văn cũng đã hướng ngòi bút của mình đi sâu, tập trung khai thác được tình người, tình gia đình trong kháng chiến. Và sáng tác “Chiếc lược ngà” là một trong những thành công của nhà văn khi đã miêu tả thật chân thực tình cha con ông Sáu trong chiến tranh. Trong tác phẩm thì nhân vật ông Sáu luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thành, lắng đọng nhất.

Ông Sáu được Nguyễn Quang Sáng xây dựng trong tác phẩm của mình cũng chính là người nông dân Nam Bộ luôn giàu lòng yêu nước. Ông Sáu lúc đi kháng chiến thì đứa con gái của ông lúc này đây cũng lại chưa đầy một tuổi, mãi đến khi đứa con gái nhỏ lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và gặp lại đứa con yêu ngày đêm ông mong nhớ. Trong những ngày được ở nhà ông Sáu luôn cố gắng dành hết tình yêu thương cho con gái ông, thế nhưng bé Thu đã cự tuyệt tình cảm của ông. Lý do mà bé Thu không nhận ra cha chỉ vì trên mặt ông có vết thẹo khác với người cha trong bức hình mà nó biết. Cho đến phút chia tay ông mới đón nhận được tình cảm của con nhưng thực sự lúc đó chính là giây phút ấy quá ngắn ngủi.

Trong chiến tranh ác liệt ông Sáu như chẳng lúc nào không thôi nhớ nhà và nhớ về đứa con nhỏ của mình. Tình yêu thương vô bờ của ông như cứ tích tụ lại từng ngày, ròng biết bao nhiêu năm cho đến khi được một chuyến về phép thăm nhà. Thực sự trong ông Sáu thì cái tình cha con nôn nao trong lòng anh thật lớn mạnh, những khát khao có đủ sức để có thể đốt cháy lòng ông lúc này là được gặp con và mong mỏi đứa con gái yêu của mình gọi một tiếng ba để ông được sống trong tình cha con hạnh phúc, thứ tình phụ tử mà bấy lâu nay ông từng mong đợi. Chẳng cần phải đời chiếc xuồng cập vào bờ hẳn mà ông cũng nhảy ngay lên bờ khi nhìn đứa bé chạc tuổi con ông và như có một sợi dây vô hình đã khiến ông có cảm giác đó chính là bé Thu – con của ông. Thế nhưng đáp lại sự ân cần và tình cảm đó là sự sợ hãi của bé Thu, sự nghi ngờ và không tin ông Sáu là ba của mình. Ông Sáu buồn lắm và “mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Trong mấy nhà được ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, dường như cũng chính ông mong được nghe một tiếng “ba” từ miệng của con bé nhưng tất cả đều không trọn vẹn và với ông sao lại khó khăn như thế. Ông vẫn luôn luôn gần gũi con thì bé Thu càng hất ra và nhất định không gọi ông một tiếng ba nào cả. Ông Sáu như cảm nhận thấy thật khổ tâm và bất lực với con nhỏ quá ương ngạnh. Ông Sáu thương và yêu con của ông nhiều lắm, chính chiến tranh đã là nguyên do lớn để cha con ông không được gặp nhau, và để lại trên khuôn mặt ông vết thẹo dài vừa đau đớn vừa lại là nguyên nhân khiến cho cha con không nhận nhau.

Cho đến lúc chia tay, ông Sáu dường như cũng muốn ôm con hôn con nhưng lại sợ nó từ chối và bỏ chạy, chính vì thế mà ông đành chỉ nhìn con với đôi mắt trìu mến và có biết bao vẻ buồn rầu nhưng rồi trước những biển hiện tình cảm mãnh liệt của con. Ông Sáu lúc đó cũng xúc động khi con bé cất tiếng gọi “ba”. Cảm giác trong ông lúc này đây dường như không kìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc. Ông cũng một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi cũng đã hôn lên tóc con bằng tình yêu vô bờ bến nhất.

Lúc này ông cũng lại thấy dằn vặt day dứt vì ông cũng đã đánh con trong lúc nóng giận, rồi lời dặn của bé Thu khiến ông không thể nào quên được “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe Ba”. Câu nói này dường như đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con gái của ông. Ông kiếm được khúc ngà thì trong lòng vui sướng, trong mưa bom và bão đạn hình ảnh ông Sáu chiến đấu anh hùng và không quên cứ lúc rảnh lại lôi miếng ngà ra để làm thành cây lược. Khi nhớ con ông mang chiếc lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên tóc để giúp cho cây lược thêm bóng, thêm mượt hơn và tình yêu thương con như được khắc họa trên chiếc lược ngà. Chiến tranh khốc liệt khiến ông Sáu hi sinh thế nhưng tình cha con ở ông thì không thể nào chết được.

Thực sự việc xây dựng lên nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con cũng đã để lại bao mến phục với độc giả và làm cho tác phẩm “Chiếc lược ngà” trở thành một tác phẩm vừa hiện thực nhưng lại được bao phủ bởi tình phụ tử thiêng liêng nhất.