K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

khùng hả mày

18 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

14 tháng 10 2017

Phân tích là

*Câu 1 ,Lời chào vòm vã niềm vui mừng của nhà thơ sau bao tháng ngày mới gặp lại bạn

*sau câu tiếp theo :sự tiếp đãi bạn

-Trẻ thời đi vắng chợ thời xa 

-Ao sâu nước cả khôn chài cá

-vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

-cải chửa ra cây cà mới nụ

-bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

-Đầu trò tiếp khách trầu không có

*suy ra sự thiếu thốn về mọi giá trị vật chất

*Đùa vui trêu bạn

*câu 8 ta với ta

- sự hòa nhập của tình bạn tri kỉ

-một sự thống nhất giữa chủ và khách

suy ra tình bạn đậm đà tự nhiên , dân dã

ĐÚNG ĐẤY

14 tháng 10 2017

hê hê em không biết k cho em rồi em phân k cho ở trên gmail

13 tháng 10 2017

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

13 tháng 10 2017

Câu chuyện chứa hàm ý nghĩa sâu xa về dạo lý trong cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, khuyên con người ta sống lương  thiện thì ắt sẽ được đền đáp, trời không phụ lòng người, còn nếu gian nanh, xảo trá ắt bị trừng phạt giống như mẹ con Lý Thông vậy.

Câu chuyện đã ca ngợi chàng trai Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giỏi giang khi diệt trừ yêu quái, từ đó đưa Thạch Sanh trở thành một tấm gương sang để thiếu nhi cũng như thanh niên noi theo

Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

 

13 tháng 10 2017

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.

bai-van-mau-lop-7-ta-loai-cay-em-yeu-thich-nhat-cay-phuong

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.

Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.

13 tháng 10 2017

viết cái gì??

miêu tả, tự sự ,thuyết minh, ...hay viết thơ.

13 tháng 10 2017

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất.

  •  

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.


 

13 tháng 10 2017

ban hay phan h bai tho ban toi nha?

13 tháng 10 2017

 Bài làm :

Ngôi trường nhỏ của em nằm trên một khoảng đất trống, bên cạnh có trường mẫu giáo cho các em nhỏ. Trường đã được xây dựng khá lâu nên không còn mới nữa. Đi từ xa, ngôi trường nổi bật với màu vàng chói, 3 tầng nằm sau cánh đồng làng xanh mát. Cổng trường được xây dựng khá cầu kỳ, hình vòng cung, bên trên có treo biển lớn “trường tiểu học Hà Tiến I”. Con đường dẫn vào trường được trồng 2 hàng cây xanh mát, thẳng tắp. Đi được một đoạn sẽ có đường rẽ vào nhà để xe. Từ đây, có một đường dẫn thẳng vào giữa sân trường. Các bạn có thể nhanh chóng vào trong lớp học mà không cần đi vòng lại. Sân trường em rất rộng, những cây xà cừ cổ thụ được trồng ở bốn góc sân trường và ở trung tâm. Những bóng cây là nơi vui chơi lý tưởng cho chúng em mỗi khi hè về. Trường em có hai dãy nhà. Một dãy nhà cấp 4 dành cho giáo viên, phòng họp, phòng thầy hiệu trưởng và phòng để đồ. Chắc dãy nhà này đã xây từ rất lâu rồi, rêu phong phủ kín bức tường tạo nên cảm giác ổ kính, thân thuộc đến lạ. Dãy nhà 3 tầng mới hơn là dãy phòng học cho chúng em. Tầng một dành cho các em lớp 1 và lớp 2. Tầng hai là phòng cho lớp 3 và lớp 4. Tầng ba cho học sinh lớp 5 và phòng máy chiếu.

Trước hiên tầng một của trường học, bác bảo vệ còn trồng một bồn cây cảnh, sắt tỉa gọn gàng thành nhiều hình đẹp mắt. Nào hình vuông, hình ngôi sao, hình bông hoa nhiều màu làm trường học càng thêm sinh động, đẹp mắt. Hàng tuần sẽ có lớp trực đi tưới nước cho các bồn hoa, cây cảnh để cây luôn được xanh tươi, khoe sắc.

Ngôi trường của em vẫn vậy, vẫn rất đẹp và gần gũi. Thầy cô bạn bè thân thiện, cởi mở là niềm hứng khởi mỗi ngày giúp em hào hứng hơn trong mỗi buổi tới trường. Em rất yêu trường em.



 

13 tháng 10 2017

Văn :[khoảng 5000c chữ ]về trường em đó bài đó đúng vì chỉ ghi chữ[5000 chữ] nhé hihihihihi

Nhớ cho tui ahi

13 tháng 10 2017

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

13 tháng 10 2017

ột năm học đã kết thúc, em hân hoan khi được mẹ đưa về thăm quê ngoại. Em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn trề sức sống của buổi sáng tinh khôi.


Trời hãy còn sớm mà em đã thức dậy, chạy ùa ra sân. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn. Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển sương và làn khói trắng cả hai đang quyện vào nhau để tạo nên nhứng dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh khắp cả cánh đồng. Mới sáng mà những cây lúa đang thì con gái đã ngả đầu vào nhau thủ thỉ trò chuyện. Đồng lúa trông như một tấm thảm nhung mượt mà đang nhấp nhô theo làn gió. Ở tận chân trời phía đông, những tia nắng yếu ớt đang cố gắng xuyên qua hàng bạch đàn thẳng tắp ven đường , ánh sáng rực rỡ muôn vàn màu sắc. Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh. Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở bầu không khí trong lành và thấy tim mình đập rộn lên một niềm vui phơi phới…


Ông mặt trời đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng xoá xoè rộng ánh sáng xuống vạn vật. Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng vang rộn âm thanh thánh thót của những chú chim vùa thức dậy đã rủ nhau bay liệng và hát ca. Thấp thoáng ở đằng xa là bóng những chiếc áo của bà con nông dân đang làm cỏ. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở đồ hoà lẫn với tiếng lội nước bì bõm của các cô chú làm không khí của cánh đồng thêm nhộn nhịp.


Rảo bước trên bờ kênh nhỏ em cảm thấy khoan khoái vô cùng. Dòng nước lấp lánh ánh nắng trời như một tấm gương. Thỉnh thoảng một vài chú đòng đong nhảy lên rồi vội vàng lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn cứ lan rộng ra. Đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên con đưòng ven làng phá tan không khí yên lặng. Em chạy vội vào khu vườn nhà tràn ngập nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh rờn, mái đầu bạc của ngoại đang lúi húi bắt sâu. Những buổi bình minh thật đẹp nơi thôn dã ấy là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời em. Em vẫn luôn muốn được về quê ngoại để có dịp thưởng thức những buổi sáng như vậy

chúc bn luôn luôn học giỏi nha .

13 tháng 10 2017

cảm nhận á,cảm nhận của mk là:vui,tự hào 

13 tháng 10 2017

Là một công dân nhỏ tuổi của đất nước,tôi vô cùng bùi ngùi và xúc động khi biết đc sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.Lòng trào dâng lên một sự tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp này.Có những lúc,tôi tự hỏi mình,ông cha ta đã làm thế nào để đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.Khi đó ba tôi lại nói:"Ông cha ta là người dùng cảm,kên cường".Tôi hứa sẽ cố gắng học thật tốt để có thể đưa Việt Nam đứng lên phát triển để sánh vai với tầm cao quốc tế

13 tháng 10 2017

                                                                                  Bài làm

Côn Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt. Đây thực sự là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân và bao tao nhân mặc khách, những người tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử. Trong số họ, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nhiều lần, nhiều năm sống gắn bó, chan hòa cùng thiên nhiên tạo vật ở nơi đây. Ông đã coi Côn Sơn như "núi nhà", "quê cũ" và tìm thấy ở chốn này bạn bè tri âm tri kỷ.

            Cũng hiếm đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đã có bao người làm thơ về Côn Sơn. Và Trần Đăng Khoa, thần đồng thơ ca xứ Đông là một trong những người làm thơ ấy.

            "Đêm Côn Sơn" được Trần Đăng Khoa viết khi chú bé mới 10 tuổi. Thi phẩm tựa như là một ghi chép bằng thơ về một đêm ngủ ở Côn Sơn khi tham quan. Bài thơ có hai phần rõ rệt: phần thứ nhất (6 dòng đầu) và phần thứ hai (8 dòng cuối) được ngăn cách và nối nhau bởi một giấc ngủ bị ngắt quãng đột ngột do tiếng sấm rền.

            Như một bức ký hoạ về chốn lâm tuyền, "Đêm Côn Sơn" có cả núi rừng, cây cối, chim chóc, suối và cả ánh trăng. Tuy nhiên "bức tranh" miêu tả cảnh về đêm, tất cả chỉ hiện hình qua những âm thanh mà chỉ thính giác con người mới cảm nhận được.

            Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật ở Côn Sơn như bị che phủ bởi tấm nhung huyền; chỉ còn đâu đây"tiếng chim vách núi nhỏ dần". Bởi chim đã bay về tổ nên tiếng hót dần thưa thớt, mơ hồ... Dưới kia, tiếng suối "khi gần, khi xa" như "rì rầm" không dứt. Gần kề là tiếng lá đa ngoài thềm. Mọi âm thanh đều ở trạng thái giảm nhẹ ("nhỏ dần"), xa dần ("khi gần, khi xa"). Đêm nơi đây tĩnh lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng lá đa rơi.

            Câu thơ:

"Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"

như "thần cú" của bài thơ đã được nhiều người khen không tiếc lời. Nhà thơ Tố Hữu nói: "Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi (thực ra lúc này Khoa đã 10 tuổi) lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời." Nhà thơ Xuân Diệu thì lại khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế.

            Câu thơ hay vì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. "Nghe" tiếng lá đa rơi mà như "nhìn" thấy cả hình dáng chiếc lá ("rất mỏng") và độ rơi của nó ("rơi nghiêng")

            Phải chăng đó là khoảnh khắc chiếc lá lìa cành, buông mình vào hư vô và bắt đầu hành trình của nó. Chiếc lá khẽ lắc lư một chút, đung đưa một chút, xoay vần nhẹ trên không rồi khẽ khàng chạm xuống mặt đất. Nhà thơ "nhí" đã ghi lại cái khoảnh khắc dịu dàng ấy bằng từ "rơi nghiêng".

            Lấy "động" để tả "tĩnh", câu thơ đã tôn lên rất nhiều sự tĩnh lặng, tôn nghiêm của chốn linh thiêng Côn Sơn.

            Nhưng thực ra ở Côn Sơn không có cây đa. Chiếc "lá đa" ấy là do Khoa "hư cấu" ra và nó được ghép vào hợp lý đến nỗi không ai thoáng gợn chút hoài nghi. Khoa đã dùng một cái không có thật ("lá đa") để làm bật lên cái có thật, đó là sự yên tĩnh của Côn Sơn đêm nay.

            Về khuya, âm thanh càng nhỏ dần... và trước mắt chú bé Khoa chỉ còn hình ảnh "Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm" và "Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền..." Trong cuốn "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa kể lúc đầu Khoa viết là "Sợ gì" (trẻ con vốn hay sợ, Khoa mới lên 10 tuổi, đêm tối sợ ma đã đành nhưng bụt cũng sợ). Nhà thơ Xuân Diệu đã chữa cho cậu học trò của mình chữ "sợ" bằng chữ "nghĩ". Thế là ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Xuân Diệu chỉ đổi một chữ mà thay đổi cả thần thái bài thơ.

            Phần hai của bài thơ bắt đầu bằng tiếng "sấm rền":

"Bỗng đâu vang tiếng sấm rền"

            Tiếng sấm rền ngoài trời hay tiếng sấm rền trong mơ? Và chú bé bừng tỉnh. Cảnh tượng huy hoàng, rực rỡ, sôi động khác hẳn phần đầu. Mọi âm thanh và ánh sáng đều ở cường độ mạnh. Đền thì "đỏ hương", chuông thì kêu "ngang trời", rừng thì "nổi gió", suối thì "tuôn ào ào", đồi thông thì "sáng" bừng lên dưới trăng cao. Cảnh càng kỳ ảo và mang tầm vóc vũ trụ hơn khi Khoa như nhìn thấy hồn thiêng Nguyễn Trãi "về thăm". Nguyễn Trãi vẫn nhớ về "quê cũ" (chẳng phải trong "Quốc âm thi tập" ông đã viết về Côn Sơn: "Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân/ Lẳng thẳng chưa lìa chốn trần" đó sao?). Cảnh như thực như mơ. Sự chuyển vần của đất trời nơi núi rừng Côn Sơn hay giấc mơ thần diệu của nhà thơ khi đặt chân tới chốn linh thiêng này? Có lẽ cả hai. Ở đoạn thơ này Trần Đăng Khoa đã phóng bút với những câu thơ thật hào mại, lãng mạn, bay bổng.

            Như một lẽ tự nhiên, nói đến Nguyễn Trãi là phải nói đến thơ. Và thật hồn nhiên Khoa đã nghe thấy tiếng"thơ ngâm" huyền bí:

"Em nghe có tiếng thơ ngâm"

            Tiếng sấm rền có thể nghe trong mơ, vậy thì tiếng thơ ngâm có thật hay nghe bằng tâm tưởng, nghe trong ảo giác? Nguyễn Trãi hiện về đọc thơ chăng? Người đọc "Cáo bình Ngô" hay "Côn Sơn ca". Tiếng thơ của Người vẫn vang vọng giữa đất trời, non nước này; Tấm lòng của Người vẫn sáng như sao Khuê. Nếu vậy thì "Đêm Côn Sơn" là bài thơ chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi - vị lão thần đầu bạc đã chết dưới lưỡi đao oan nghiệt của triều đình phong kiến. Đọc câu thơ này của Trần Đăng Khoa, tôi miên man cảm thức như vậy...

            ... Nhưng tiếng thơ ngâm ấy (có người nói) cũng có thể là của một chú bộ đội. Bởi vì:

"Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya"

            Các chú bộ đội pháo cao xạ vẫn thức canh cho giấc ngủ của Côn Sơn yên tĩnh.

Côn Sơn, nơi lữu giữ những trầm tích lịch sử và văn hoá của dân tộc, là mảnh đất thiêng không chỉ với người dân xứ Đông mà còn với muôn triệu người dân đất Việt. Đêm nay, hồn thiêng của thánh thần ("bụt"), của người anh hùng dân tộc ("Nguyễn Trãi") cùng với núi rừng nơi đây, với người lính thời đại Hồ Chí Minh vẫn thức, giữ cho Côn Sơn mãi mãi bình yên. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong một đêm chiến tranh của năm 1968, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc.

            Bài thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ đem đến cho người đọc một "bức hoạ" đêm Côn Sơn đơn thuần mà còn là những nghĩ suy không kém phần sâu xa về đất nước.

13 tháng 10 2017

Cảm ơn bạn

13 tháng 10 2017

 Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca ciàn tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Tìm hiểu bài thơ ta sẽ thấy tài thơ điêu luyện của Bà:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn dó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Và lúc này chính là khoảnh khắc đó của nữ sĩ.

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Ta như gặp một nét thân quen, man mác của câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm.

Trong cảnh chiều, trong tiếng gọi tàn ngày đó, con người hiện ra:

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Đó cũng là đặc điểm của thơ Thanh Quan. Gặp cảnh và người ở đây ta không thể không liên tưởng đến cảnh và người.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Trong Qua đèo Ngang của cùng tác giả, cảnh và người đều vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Ta có cảm giác nhà thơ cũng đang lặng lẽ, thẩn thờ. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh:

Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây  dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc:

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Ta đã từng bắt gặp những câu thơ tài ba đó trong thơ bà:

Dừng chân dứng lại, trời non nước

 Một mảnh tình riêng, ta với ta

(Qua đèo Ngang)

Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

(Thăng Long hoài cổ)

Qua đó, ta càng hiểu được nỗi niềm tâm sự của tác giả. Mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên đường suy thoái, thơ Thanh Quan biểu hiện một khía cạnh tư tưởng của văn chương thế kỷ 18 - 19, phản ánh tâm tư của lớp nho sĩ chán nản bế tắc. Tiếng thơ đó cũng biểu hiện tâm trạng hoài cổ, thiết tha nhớ nhà Lê đã suy vi. Phải chăng đó cũng là tâm tình của tập đoàn phong kiến đã hết thời vàng son, hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ vào bối cảnh lịch sử như thế, ta có biểu hiện sâu thêm cái buồn trong lòng bà: cái buồn thời đại.

Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc. Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà.

Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩa sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư âm trong lòng người đọc.

13 tháng 10 2017

Bài làm

Chiêu Lăng là khu lãng mộ các gia tiên và vua chúa nhà Trần, có nhiều voi đá, ngựa đá. Chiêu Lăng thuộc phủ Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình. Ô Mã Nhi từng mang quân đến đào mồ mả, đập phá Chiêu Lăng. Hành động ấy của giặc vô cùng dã man, đã xúc phạm quốc thể và danh dự thiêng liêng đối với Trần Nhân Tông và hoàng tộc.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, giặc Mông cổ bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Trần Nhân Tông và triều đình đã trọng thể tổ chức lễ hiến tiệp (dâng tù binh Mông cổ có Ô Mã Phi, Phần Tiếp và nhiều tướng lĩnh cao cấp khác, bị trói và giải đến theo đúng nghi lễ và phong tục).

Sử sách cũ cho biết, tại lễ hiến tiệp ở Chiêu Lăng năm ấy, chợt nhìn thấy chân ngựa đá (thạch mã) có vết bùn, vua Trần Nhân Tông đã ứng khẩu hai câu thơ tức cảnh bằng chữ Hán:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cổ điện kim âu”.

Hai câu thơ đối nhau. Ngôn từ trang trọng, trang nghiêm. Ý tưởng tráng lệ, sâu xa. Đúng là khẩu khí của một bậc đế vương anh hùng lưu danh sử sách. Câu thơ dịch cũng khá hay:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.

Xã tắc, sơn hà là những từ Hán Việt cùng nghĩa, gần nghĩa như giang sơn, sông núi, đất nước, Tổ quốc - cách nói của chúng ta ngày nay. “Lao” có nghĩa là gian lao, vất vả. “Điện” có nghĩa là vững yên, vững bền. Kim âu là âu vàng có chạm khắc rồng phượng và trang trí bằng ngọc rất đẹp; Kim âu là biểu tượng, vật tượng trưng tôn quý, linh thiêng của vương triều, của quốc gia và dân tộc. Có vị giáo sư đã dịch thành “chậu vàng”, nghĩa đen thì đúng, nhưng rất thô!

Chữ “lao” trong câu thơ chữ Hán đã nhân hóa con ngựa đá ở Chiêu Lăng. “Lưỡng hồi” là hai phen, hai bận; chỉ cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) của Đại Việt đánh thắng quân Mông Cổ xâm lược. Để làm nên chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù” (Thơ Trần Quang Khải), để Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng... mãi mãi sáng ngời sông núi, cả nước cả dân tộc đã đứng lên với lời thề “Quyết chiến” với ý chí “Sát Thát” ngùn ngụt đất trời. Làm nên chiến thắng là nhờ vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc không kẻ thù nào lay          chuyển nổi: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. Để chiếnthắng quân xâm lược, vị thống soái quyết xả thân vì sơn hà, xã tắc, “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ). Để mãi mãi trong thời gian “mà nhục quân thù khôn rửa nỗi” (Bạch Đằng giang phú), có biết bao anh hùng quyết giương cao ngọn cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, có hàng ngàn hàng vạn tướng sĩ đã “Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân hùng khí át sao Ngưu” (Phạm Ngũ Lão). Và để làm nên trận thắng, hình như ngựa đá ở Chiêu Lăng cũng xông pha gươm giáo cùng ba quân, nếm trải nhiều gian lao khó nhọc. Câu thơ “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã” là một tứ thơ sâu sắc tuyệt hay. Câu thơ còn mang hàm nghĩa: tổ tiên ông cha linh thiêng đã ngầm giúp cháu con làm nên chiến công “bình Nguyên” lừng lẫy, bảo toàn núi sông Đại Việt.

Câu thơ thứ hai biểu lộ niềm tự hào về sự bền vững đến muôn đời của kim âu, của sơn hà xã tắc. Đó là ý chí tự cường. Đó là khát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân ta:

“Sơn hà thiên cổ điện kim âu”.

Có thể nói hai câu của vua Trần Nhân Tông đã góp phần tỏa sáng “Hào khí Đông A”. Hơn 700 năm sau, vần thơ tráng lệ ấy vẫn còn làm xúc động lòng người.

Ai đã từng đọc "Truyện Kiều" chắc không thể nào quên được câu thơ của Nguyễn Du nói về hoàng hôn:

"Sông sa vò võ phương trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng".

Cũng nói về hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương, bài thơ "Cảnh chiều hôm " của Bà Huyện Thanh Quan là một kiệt tác của nền thơ Nôm Việt Nam trong thế kỉ XIX:

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".

       Câu thơ đầu tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hai chữ "bảng lảng" có giá trị tạo hình đặc sắc: ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn:

                "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn".

   Hai chữ "bảng lảng" là nhãn tự – như con mắt của câu thơ. Nguyễn Du cũng có lần viết:

             "Trời tây bảng lảng bóng vàng" (Truyện Kiều)

  Chỉ qua một vần thơ, một câu thơ, một chữ thôi, người đọc cũng cảm nhận được ngòi bút thơ vô cùng điêu luyện của Bà Huyện Thanh Quan.

    Đối với người đi xa, khoảnh khắc hoàng hôn, buồn sao kể hết được? Nỗi buồn ấy lại được nhân lên khi tiếng ốc (tù và) cùng tiếng trống đồn "xa đưa vẳng" lại. Chiều dài (tiếng ốc), chiều cao (tiếng trống đồn trên chòi cao) của không gian được diễn tả qua các hợp âm ấy, đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Câu thơ vừa có ánh sáng (bảng lảng) vừa có âm thanh (tiếng ốc, trống đồn) tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã:

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn "

Phần thực và phần luận, các thi liệu làm nên cốt cách bài thơ được chọn lựa tinh tế, biểu đạt một hồn thơ giàu cảm xúc. Ngư ông, mục tử, lữ khách… thế giới con người được nói đến. Cảnh vật thì có ngàn mai, có gió và sương, có "chim bay mỏi" … Những thi liệu ấy mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ (người thì có: ngư, tiều; cảnh vật, cây cỏ, hoa lá thì có: phong, sương, mai, liễu, cánh chim chiều…) nhưng với tài sáng tạo vô song: chọn từ, tạo hình ảnh, đối câu, đối từ, đối thanh, ở phương diện nào, nữ sĩ cũng tỏ rõ một hồn thơ tài hoa, một ngòi bút trang nhã. Vì thế cảnh vật trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi con người Việt Nam. Cảnh vật mang hồn người đậm đà bản sắc dân tộc.

        Chiều tà, ngư ông cùng con thuyền nhẹ trôi theo dòng sông về viễn phố (bến xa) với tâm trạng của một "ngư ông" – ông chài nhàn hạ, thoải mái. Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi:

             "Gác mái, ngư ông về viễn phố".

Cùng lúc đó, lũ trẻ đưa trâu về chuồng, trở lại "cô thôn", cử chỉ "gõ sừng" của mục đồng thật hồn nhiên, vô tư, yêu đời.

                "Gõ sừng mục tử lại cô thôn".

    Đó là hai nét vẽ về con người, hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu.

    Hai câu luận tiếp theo mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách ưên nẻo đường tha hương nghìn dặm. Trời sắp tối. Ngàn mái xào xạc trong "gió cuốn"; gió mỗi lúc một mạnh. Cánh chim mỏi bay gấp về rừng tìm tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu. Và trên con đường sương gió ấy, lạnh lẽo ấy chỉ có một người lữ khách, một mình một bóng đang "bước dồn" tìm nơi nghỉ trọ. Hai hình ảnh "chim bay mỏi" và "khách bước dồn" là hai nét vẽ đăng đôi, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa ”gió cuốn" và "sương sa", đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Câu thơ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Đảo ngữ làm nổi bật cái bao la của nẻo đường xa miền đất lạ:

"Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu, sương sa khách bước dồn".

Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết đưực những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế!

Hai câu kết hội tụ, dồn nén lại tình thương nhớ. Nữ sĩ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Câu thứ bảy gồm hai vế tiểu đối, lời thơ cân xứng đẹp: "Kẻ chốn

      Chương Đài người lữ thứ". Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và Liễu thị đời nhà Hán xa xưa. Bà Huyện Thanh Quan đã vận dụng điển tích ấy một cách sáng tạo. "Chương Đài" và "lữ thứ" trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. "Hàn ôn” là nóng lạnh, "nỗi hàn ôn" là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết:

"Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

 Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".

    "Cảnh chiều hôm " và "Qua Đèo Ngang" hai kiệt tác thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đó là chùm thơ của Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong những tháng ngày nữ sĩ trên đường thiên lí vào kinh đô Huế nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn. Có thể coi đó là những bút kí – thơ vô cùng độc đáo. Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thấm một nỗi buồn li biệt hoặc hoài cổ, hay nói đến hoàng hôn, lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố…) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn. "Cảnh chiều hôm " là một bông hoa nghệ thuật chứa chan tình thương nhớ, bâng khuâng,…