K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

Gọi số bộ ghép hình là x; số búp bê là y và số gấu bông là z ta có

\(\left\{{}\begin{matrix}x+y+z=14\\8x+4y+5z=92\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}8x+8y+8z=112\left(1\right)\\8x+4y+5z=92\left(2\right)\end{matrix}\right.\)  Trừ 2 vế của (1) cho (2)

\(\Rightarrow4y+3z=20\Leftrightarrow y=\dfrac{20-3z}{4}=5-\dfrac{3z}{4}\) 

Do \(y\in\) N* => 4 phải là UC(3z)

Đồng thời \(y>0\Rightarrow5-\dfrac{3z}{4}>0\Leftrightarrow3z< 20\Leftrightarrow z< \dfrac{20}{3}\Rightarrow z\le6\)

=> Giá trị z thỏa mãn là z=4

 

13 tháng 10 2023

X : Y = 8 ⇒  X/8 = Y/1 ⇒ X/16 = Y/2 (1)

Z : X = 3 : 16 ⇒ Z/3 = X/16 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ X/16 = Y/2 = Z/3

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

X/16 = Y/2 = Z/3 = (X + Y + Z)/(16 + 2 + 3) = 150/21 = 50/7

X/16 = 50/7 ⇒ X = 50/7 . 16 = 800/7

Vậy X = 800/7

13 tháng 10 2023

Gọi chiều dài đoàn tàu ngắn là x thì chiều dài đoàn tàu dài là 2x

Giả sử 1 trong 2 đoàn tàu đứng yên thì vận tốc của đoàn tàu còn lại là 

74+70=144 km/h

Hai đoàn tàu đi ngược chiều nhau mất 6 s là khoảng thời gian khi đầu của 2 đoàn tàu bắt đầu gặp nhau cho đến khi đuôi của 2 đoàn tàu gặp nhau

Khi đó đoàn tàu được coi là chuyển động đã đi được quãng đường bằng tổng chiều dài của 2 đoàn tàu và là

x+2x=3x

Ta có phương trình

\(\dfrac{3x}{144}=\dfrac{6}{3600}=\dfrac{1}{600}\Leftrightarrow1800x=144\Leftrightarrow x=0,08km=80m\)

Chiều dài đoàn tàu dài là

2.80=160 m

 

14 tháng 10 2023

66 cách dùng tổ hợp nhé

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
13 tháng 11 2023

Lời giải:

$ax+by=c, bx+cy=a; cx+ay=b$

$\Rightarrow ax+by+bx+cy+cx+ay=a+b+c$
$\Rightarrow (a+b+c)(x+y)=a+b+c$
$\Rightarrow a+b+c=0$ hoặc $x+y=1$

TH1: $a+b+c=0$

$\Rightarrow a^3+b^3+c^3=(a+b)^3-3ab(a+b)+c^3$

$=(-c)^3-3ab(-c)+c^3=-c^3+3abc+c^3=3abc$ (đpcm)

TH2: $x+y=1$:

$ax+by=c$

$\Rightarrow ax+b(1-x)=c\Rightarrow ax-bx=c-b$

Tương tự: $bx-cx=a-c; cx-ax=b-a$

$\Rightarrow x^3(a-b)(b-c)(c-a)=(c-b)(a-c)(b-a)=-(a-b)(b-c)(c-a)$

$\Rightarrow x^3=-1$ hoặc $(a-b)(b-c)(c-a)=0$

Nếu $(a-b)(b-c)(c-a)=0\Rightarrow a=b$ hoặc $b=c$ hoặc $c=a$

$a=b$ thì $c-b=x(a-b)=0\Rightarrow b=c$

$\Rightarrow a=b=c$. Do đó: $a^3+b^3+c^3=3a^3=3abc$

Tương tự với TH $b=c, c=a$

Nếu $x^3=-1\Rightarrow x=-1$. Khi đó $y=2$

Khi đó:
$2b-a=c; 2c-b=a; 2a-c=b$

$\Rightarrow 2b=a+c, 2c=a+b, 2a=b+c$

$\Rightarrow 2b-2c=c-b\Rightarrow b=c$.

$2c-2a=a-c\Rightarrow a=c$

$\Rightarrow a=b=c$

$\Rightarrow a^3+b^3+c^3=3a^3=3abc$ 

Vậy ta có đpcm.

13 tháng 10 2023

A B C D E F

a/

Ta có

AB//CD (cạnh đối hbh) => BE//CD

CE//BD (gt)

=> BECD là hình bh (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau từng đôi một là hbh)

b/

Ta có

BE=CD (cạnh đối hbh)

AB=CD (cạnh đối hbh)

=> BE=AB => BF là đường trung tuyến của tg AEF 

Ta có

CF//BD (gt)

AD//BC (cạnh đối hbh) => DF//BC

=> BCFD là hình bình hành (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau từng đôi một là hbh)

Ta có

BC=AD (cạnh đối hbh)

BC=DF (cạnh đối hbh)

=> AD=DF => DE là đường trung tuyến của tg AEF

Ta có

BD=CE (cạnh đối hbh)

BD=CF (cạnh đối hbh)

=> CE=CF => AC là trung tuyến của tg AEF

=> AC; BF; DE đồng quy (trong tg 3 đường trung tuyến đồng quy)

12 tháng 10 2023

a) x² + 4x + 4 = (x + 2)²

b) 4x² - 4x + 1 = (2x - 1)²

c) 2x - 1 - x²

= -(x² - 2x + 1)

= -(x - 1)²

d) x² + x + 1/4

= x² + 2.x.1/2 + (1/2)²

= (x + 1/2)²

e) 9 - x²

= 3² - x²

= (3 - x)(3 + x)

g) (x + 5)² - 4x²

= (x + 5)² - (2x)²

= (x + 5 - 2x)(x + 5 + 2x)

= (5 - x)(3x + 5)

h) (x + 1)² - (2x - 1)²

= (x + 1 - 2x + 1)(x + 1 + 2x - 1)

= (2 - x).3x

= 3x(2 - x)

i) Sửa đề: x²y² - 4xy + 4

= (xy)² - 2.xy.2 + 2²

= (xy - 2)²

k) y² - (x² - 2x + 1)

= y² - (x - 1)²

= (y - x + 1)(y + x - 1)

l) x³ + 6x² + 12x + 8

= x³ + 3.x².2 + 3.x.2² + 2³

= (x + 2)³

m) 8x³ - 12x²y + 6xy² - y³

= (2x)³ - 3.(2x)².y + 3.2x.y² - y³

= (2x - y)³

12 tháng 10 2023

\(\left(x+y\right)^2-2\left(x+y\right)z+z^2\)

\(=\left(x+y-z\right)^2\)

12 tháng 10 2023

a) Xét tứ giác ADHE có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{A}=90^o\\\widehat{HDA}=90^o\\\widehat{HEA}=90^o\end{matrix}\right.\)

=> ADHE là h.c.n

b) Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{BID}=2\widehat{IHD}\\\widehat{IKE}=2\widehat{KCE}\end{matrix}\right.\)

mà \(\widehat{IHD}=\widehat{KCE}\)

=> \(\widehat{BID}=\widehat{IKE}\) mà 2 góc có vị trí đồng vị

=> DI//EK

=> DEKI là hình thang