K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2023

Quê hương em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng. Nếu những vùng đất khác được biết đến với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những kiến trúc hoành tráng. Thì quê hương em được biết đến với những cánh đồng rộng lớn, cò bay mỏi cánh chẳng thấy bờ. Đặc biệt, là khi cánh đồng vào mùa gặt, thì biết bao nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ kéo nhau đến chụp ảnh, quay phim vì vẻ đẹp tuyệt vời của cánh đồng.

Cả cánh đồng được trồng dọc theo dòng sông Hồng thân thương. Nếu mà đạp xe dọc theo chiều dài đó thì cũng phải hai mươi phút mới hết được. Tuy cả cánh đồng là của nhiều hộ khác nhau, tuy không gieo cùng một ngày, nhưng lại kéo nhau chín chung một đợt. Nhìn từ xa, thì cả cánh đồng vàng ruộm như mật ong đặc sánh. Phải lại gần và tinh ý, mới nhận ra được độ chín của từng thửa khác nhau. Những bông lúa lúc này chẳng cây nào còn thẳng cả, cây nào cây nấy nghiêng ngả sang hẳn một bên. Bởi những hạt lúa tròn mẩy, nặng trĩu trên ngọn. Thành ra, nhìn ruộng lúa chẳng khác gì cửa hàng có cả nghìn chiếc liềm bé nhỏ. Mỗi khi gió lướt qua, các đầu lúa lại rung rinh, khẽ chạm vào nhau, khiến mặt ruộng như có muôn nghìn con sóng vàng đang kéo nhau vào bờ. Nếu nhìn từ xa, có một số người vẫn nghĩ, khi lúa chín thì cả cây lúa đều chuyển thành màu vàng ươm. Nhưng sự thật không phải như thế. Đến cuối mùa vụ, hạt thóc chín vàng, nhưng thân và lá của cây lúa thì vẫn xanh nguyên. Chỉ là, cái màu xanh kia khiêm tốn ẩn mình lại, nhường cho sắc vàng rực rỡ lên sân khấu, con mình thì chúc xuống phía dưới. Thành thử, nếu chỉ lướt qua, thì dễ lầm tưởng cả cánh đồng chỉ có một màu vàng.

Những ngày từ khi lúa bắt đầu chín đến khi thu hoạch, cả cánh đồng trở nên tấp nập, rộn ràng. Bởi âm thanh của lũ chim kéo nhau về chờ nhặt nhạnh những hạt thóc vương vãi. Của những người mến mộ cảnh sắc vùng lúa chín mà kéo đến chụp ảnh, lưu giữ kỉ niệm. Và của cả những người nông dân ra đồng thăm lúa, phấn khởi chờ mong ngày thu gặt.

Năm nào, vào những ngày cuối mùa sắp gặt, em cũng xin theo ông ra đồng xem lúa. Ngồi trên bãi cỏ, ngâm chân xuống luống nước mát dẫn vào ruộng. Hít căng lồng ngực mùi lúa chín thơm nồng nàn, ngọt béo, em lại thấy thật hạnh phúc và tự hào về quê hương ruộng lúa của mình.

Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.   Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Cầu mong mẹ  khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say   Rồi ra đọc sách,...
Đọc tiếp

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Cầu mong mẹ  khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

(Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích là lời của ai. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,0 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì?

Câu 3. (2,0 điểm): Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 4. (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

SOS

1
30 tháng 3 2023

Câu 1. Đoạn trích là lời của người con.

PTBDC: Biểu cảm

Câu 2. Những gian lao, vất vả, nhọc nhằn của người mẹ.

Câu 3. BPTT: So sách

Câu 4. 

- Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối mẹ, thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ.

- Sự hy sinh, tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con

Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.   Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Cầu mong mẹ  khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say   Rồi ra đọc sách,...
Đọc tiếp

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Cầu mong mẹ  khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

(Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích là lời của ai. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,0 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì?

Câu 3. (2,0 điểm): Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 4. (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích

cứu

 

2
30 tháng 3 2023

Câu 1:

Đoạn trích là lời của con.  

PTBĐ biểu cảm

Câu 2: tả ý nghĩ của con về những khó nhọc trong cuộc đời của người mẹ cũng như bộc lộ tình yêu thương mẹ thiết tha.

Câu 3:

Liệt kê: ngày ăn ngon miệng, đêm năm ngủ say

Hoán dụ: mẹ là đất nước, tháng ngày

Câu 4 : Nội dung chính : Thể hiện tinh cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả, nói về cả cuộc đời mẹ hi sinh vì con thì bây giờ con sẽ đền đáp và bày tỏ lòng kính thành của con cho mẹ vì bấy lâu kia mẹ đã hi sinh và vất vả vì con rất nhiều 

 

Là của Trần Đăng Khoa

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:                                       Mo cau                               “Trở vàng rồi cái mo cau                       Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em                               Cho bà cắt chiếc quạt xinh                        Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây                              Hương cây trái,  mảnh vườn này                       Phả vào tỏa ngát từ tay của...
Đọc tiếp

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:

                                      Mo cau

                              “Trở vàng rồi cái mo cau

                      Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em

                              Cho bà cắt chiếc quạt xinh

                       Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây

                             Hương cây trái,  mảnh vườn này

                      Phả vào tỏa ngát từ tay của bà.”

                                                          ( Trần Ngọc Hưởng)

SOS

1
30 tháng 3 2023

Bài thơ Mo cau của tác giả Trần Ngọc Hương là một bài thơ rất hay và gợi cho em nhiều kỉ niệm. Nếu bạn nào từng sống ở những vùng quê hoặc được về quê thăm ông bà chắc hẳn đã có lần nhìn thấy chiếc quạt được làm bằng mo cau. Chính vì vậy hình ảnh "Trở vàng rồi cái mo cau/ Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em" chính là muốn nói đến những chiếc mo cau vàng rồi dần rụng xuống. Để rồi bà làm thành chiếc quạt xinh. Mọi thứ như được gói gọn vào đó. Chiếc quạt mang đến "gió lành", mùi hương của cây trái, mảnh vườn. Tất cả thật quen thuộc thân thương đến lạ. Qua đó ta có thể thấy được sự cảm nhận tinh tế, miêu tả tài tình của nhà thơ. Ta càng yêu thêm những gì mộc mạc, giản dị của cảnh quê.

27 tháng 3 2023

help me

27 tháng 3 2023

Hiện nay thì ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường,vệ sinh lớp ở học sinh đang dần được cải thiện.Em thấy đó là một việc làm rất đáng noi gương,nó góp phần xây dựng cho chúng ta một xã hội văn minh,sạch đẹp.Sống trong một môi trường học như vậy thì việc học tập của chúng ta được cải thiện phần nào.Ý thức giữu gìn sạch sẽ vệ sinh lớp học sẽ giúp học sinh trở nên chăm chỉ,linh hoạt,nhanh nhẹn hơn,không những vậy mà còn giúp cải thiện tâm trạng mỗi khi đến trường học tập nữa!