K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: "Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?" Em bé ngước nhìn mẹ một vài giây, rồi sau đó em lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay minh. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải, rồi lại cắm thêm một miếng trên qua táo bên tay...
Đọc tiếp

Đọc câu truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: "Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?" Em bé ngước nhìn mẹ một vài giây, rồi sau đó em lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay minh. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải, rồi lại cắm thêm một miếng trên qua táo bên tay trái. Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình. Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: "Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!".
(Nguồn https://trithucvn.net/doi-song/8-cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song)

Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của câu chuyện.
Câu 3: Các câu "Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?", "Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!" liên quan đến phương châm hội thoại nào? Em hãy trình bày khái niệm về phương châm hội thoại đó.

0
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                   Thu về khi lá còn non          Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều                   Dáng mẹ gầy gò thân yêu          Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan                 ..................................................                   Đời như chiếc bóng thu vàng          Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao                   Vang xa từng tiếng ngọt ngào          Dứt câu nghe lệ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
                  Thu về khi lá còn non
         Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
                  Dáng mẹ gầy gò thân yêu
         Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan
                ..................................................
                  Đời như chiếc bóng thu vàng
         Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao
                  Vang xa từng tiếng ngọt ngào
         Dứt câu nghe lệ dâng trào...ai hay.
(Theo Võ Anh Tài - Chiếc bóng thu vàng)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Người mẹ trong đoạn thơ được tác giả miêu tả với những hình ảnh nào? Qua đó em cảm nhận người mẹ trong đoạn thơ là người như thế nào?
Câu 3: Đặt một câu có sử dụng phương châm lịch sự bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ.

1

Câu 1: 

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ : Lục bát. 

Câu 2: 

Người mẹ trong bài thơ trên được miêu tả qua những hình ảnh: dáng gầy gò, áo nâu trăm mảnh, chợ khuya quang gánh, tiếng ngọt ngào, lệ dâng trào. 

Qua đó em cảm nhận được người mẹ trong bài thơ là người phụ nữ lam lũ, vất vả, đức hi sinh cao đẹp và giàu tình yêu thương con. 

Câu 3: 

Đặt câu: Thưa mẹ, con mãi khắc ghi công việc sinh thành và dưỡng dục của mẹ 

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi,...
Đọc tiếp

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"  ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 3: Tìm 01 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và nêu khái niệm về lời dẫn trực tiếp?

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

Câu 2: 

Qua đoạn trích trên, tác giả mong muốn chúng ta hướng đến sự hạnh phúc cho bản thân mình đầu tiên. Bởi chỉ khi chúng ta hạnh phúc và yêu thương bản thân mình ta mới có thể truyền đi những năng lượng tích cực và giá trị tốt đẹp tới cộng đồng. Sự giàu sang, phú quý có thể là nhất thời nhưng hạnh phúc sẽ luôn là điều ở lại che chở tâm hồn qua mọi nỗi đau. 

Câu 3: 

Lời dẫn trực tiếp "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ... suy nghĩ về điều đó cả". 

Khái niệm lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hoặc một người nào đó. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. 

Việc tốt mà em đã làm đến bây giờ vẫn cảm thấy tự hào là em đã giúp đỡ một cụ già gặp tai nạn. Hôm đó trên đường đi học về em thấy có một chiếc xe máy va chạm với một bà cụ đang đi xe đạp. Bà cụ bị xô ngã ra đường nhưng người lái xe máy ngay lập tức bỏ đi. Dù lúc ấy đường đông nhưng nhiều người quá vội vã nên không ở lại giúp bà cụ. Em quyết định chạy tới giúp bà, đỡ bà ngồi bên vệ đường. Sau đó em hỏi số điện thoại và địa chỉ liên lạc để đưa bà về nhà. Thật may nhà bà ở gần đó. Lúc em đưa bà về đến nhà, bà cảm ơn rối rít và khen em ngoan. Em rất vui vì điều đó. Em tự hứa với lòng mình trong tương lai phải làm nhiều việc tốt hơn nữa. 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:    Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!    Một thiếu niên đi xa đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: "Anh đang gặp chuyện gì vậy?".    Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: "Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
   Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!
   Một thiếu niên đi xa đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: "Anh đang gặp chuyện gì vậy?".
   Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: "Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho anh được, vì vậy đây và chiếc xe duy nhất của bọn anh".
   Cậu thiếu niên đưa điện thoại của cậu cho tôi và nói: "Anh hãy gọi cho vợ anh đi, bảo với chị ấy là em sẽ đến lấy chìa khóa".
   "Quãng đường cả đi và về là hơn 11km đấy", tôi kêu lên.
   "Đừng lo điều đó ạ", cậu trấn an tôi.
   Một giờ sau, cậu thiếu niên đã trở lại với chìa khóa trong tay. Tôi tặng cậu một ít tiền nhưng cậu đã từ chối. "Hãy coi như là em vừa tập thể dục đi", cậu nói. Rồi giống như một chàng cao bồi trong các bộ phim, cậu nhảy lên xe và biến mất sau ánh hoàng hôn.
   (https://www.dkn.tv/doi-song/những câu chuyện tử tế trong đời thườngkhiến lòng người ấm lại -p-1.html)

Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính cho văn bản trên?
Câu 2: Thông điệp nào được gọi ra từ câu chuyện trên?
Câu 3: Các nhân vật trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm phương châm hội thoại đó?
 

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 

Câu 2: 

Thông điệp gợi ra từ câu chuyện là: trân trọng sự cho đi mà không mong cầu được nhận lại hay hồi đáp. Đó cũng là điều mỗi chúng ta cần phải học tập. 

Câu 3: Các nhân vật trong truyện đã tuân thủ phương châm lịch sự. 

Khái niệm: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.