K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2020

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

     Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

     Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

      Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

     Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dường như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặt Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

    Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Hai con búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

     Khi tác giả kể về khoảnh khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Cũng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

     Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

    Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

     Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?


 

11 tháng 9 2020

Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" phê phán những bậc làm cha mẹ, chỉ nghĩ cho bản thân, không lo cho con cái, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà dẫn đến ly hôn. Họ không biết rằng, khi bố mẹ như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến con. Ảnh hưởng đến tinh thần, thiếu đi tình cảm gia đình, tình cảm từ cha mẹ, anh em. Hay như Thủy trong văn bản này, bạn sẽ không còn đi học nữa, bạn phải nghĩ học ra chợ bán hoa quả. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Qua văn bản trên, chúng ta nên biết tổ ấm gia đình là thứ vô cùng quý giá, quan trọng và thiêng liêng, chúng ta nên tự bảo vệ và giữ gìn nó

11 tháng 9 2020

Bài làm:

Bé hồng mồ côi bố sống xa mẹ từ lâu. Em sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Vì thế ước mơ được gặp mẹ luôn ap ủ trong lòng em. Thế rồi vào một buổi chiều tan học em chợt thấy một ng ngồi trên xe kéo giống mẹ em liền chạy theo và gọi bối rối. Điều đó cho thấy rằng nỗi nhớ mẹ niềm khao khát dc gặp mẹ của bé Hồng, em luôn nko tới hình dáng mẹ vì thế chỉ cần nhìn thoáng qua thôi là em đã nhân ra mẹ mình. Thế rồi xe chạy chậm lại, mẹ em cầm nón vẩy em vài giây sau em đuổi kịp, tráng đẫm mồ hoi và ríu cả chân lại. Không phải là mệt mà e lại như mà vì giờ đây em cảm thấy vo cùng sung sướng, e mừng rỡ khi nhân ra ng do chính là mẹ mình. Bé Hồng vo cùng xúc động và không nói lên lời. Bé Hồng nhìn kĩ khuôn mặt mẹ và nhân ra mẹ ko com cõi.xơ xác..gương mặt mẹ vẫn tươi sáng đôi mắt trong vào nước da mịn. .nổi bật màu hồng của đôi gò má. Tình yêu thương mẹ, nỗi nhớ mẹ vo ngần vì thế hôm nay bé Hồng thấy mẹ mình đẹp đẽ lạ thường. Cái cảm giác âm áp mơn man khắp da thịt, thấy ng mẹ êm diệu vo cùng thay cho sự hạnh phúc tột đinh của bé Hồng lâu ngày xa mẹ thiếu vắng tình mẫu bây giờ lại dc ngồi bên mẹ như thế này. Những rung động cực điểm của một tâm hồn bé dại đã đến với bé Hồng khi em dc ôm ap cái hình hài mau mu của mình. .mà đã bao lâu ko gặp

Học tốt!!!

12 tháng 9 2021

sai r

 

 

11 tháng 9 2020

https://h.vn/hoi-dap/question/422111.html

9 tháng 9 2020

* Trên đường tới trường: Tâm trạng của nhân vật TÔI vừa lạ, vừa quen khi bước vào 1 thế giới mới:

+ Thấy mình trang trọng, đứng đắn

+ Thêm nhiều sách vở mới

+ Cố ghì tay thật chặt, muốn thử sức mình

-> Hình ảnh cậu bé dễ thương, đáng yêu với tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, háo hức, mong muốn được khám phá những điều kì diệu của tuổi học trò.

* Trên sân trường:- Tâm trạng chơ vơ, vụng về, lúng túng, muốn bước nhanh nhưng toàn thân cứ run

                             - Khi nghe ông Đốc đọc tên "tôi" tưởng như tim ngừng đập, giật mình, lúng túng

-> Cảm giác lạ lùng khi thấy xa mẹ, xa nhà, chuần bị bước vào thế giới mới.

* Trong lớp học:

Hình ảnh một con chim non liệng đến bên cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi bay cao -> Gợi nhớ, tiếc nuối những tháng ngày tuổi thơ tự do để bước vào giai đoạn mới tập làm người lớn -> sải cánh bay vào thế giới của tri thức, tiếp nhận chân trời mới.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

9 tháng 9 2020

Tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm đó, khi vừa bước vào trường, mọi thứ thật đẹp và lộng lẫy. Bao nhiêu là cờ, là hoa và bao nhiêu là thầy cô với bạn bè, thật là đông vui, nhộn nhịp như một ngày hội vậy! Tôi tiến đến hàng ghế lớp mình cùng với bao bạn bè mới với một niềm vui khôn xiết lẫn một chút rụt rè. Điều mà tôi nhớ nhất đến tận ngày hôm nay là tôi đã nhận nhầm lớp của mình chỉ vì mải chơi. Mọi người biết vì sao không? Đó là khi vừa kết thúc buổi khai giảng ở trường, tôi với mấy đứa bạn chạy lên sân khấu để chơi. Khi tôi và mấy đứa bạn thấy mọi người đã vào hết lớp của mình rồi thì chúng tôi mới nháo nhào chạy về lớp học. Tại vì chúng tôi bị hoảng nên chạy nhầm vào lớp 1B trong khi chúng tôi lớp 1A, cô giáo thấy bọn tôi không có trong danh sách nên hỏi chúng tôi học lớp nào mà vào nhầm đây. Chúng tôi mới tá hỏa nhận ra và được cô tận tay dắt về lớp. Tôi đã học được rất nhiều điều sau ngày hôm đó. 

9 tháng 9 2020

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ dắt tay đến trường 
Em vừa đi vừa khóc 
Mẹ dỗ dành bên em 
Ngày đầu tiên đi học 
Em mắt ướt nhạt nhoà 
Cô vỗ về an ủi 
Chao ôi! Sao thiết tha

Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Nhưng có lẽ ngày khai giảng đáng nhớ nhất chính là ngày em bước vào lớp 1. Tạm biệt những ngày tháng rong chơi tuổi thơ, chúng ta bắt đầu bước vào một hành trình mới trong cuộc đời của mình. Đến trường để học những nét chữ, phép toán đầu tiên.

9 tháng 9 2020

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học:

+ Trên đường đến trường: lời văn giàu chất thơ, hình ảnh so sánh => cho thấy sự thay đổi lớn trong "tôi"

+lúc ở trường:

- trước đó: Sạch sẽ, cao ráo, xa lạ (trường đối với nhân vật "tôi")

- lần này: xinh xắn, oai nghiêm, ngời đông.

-> Từ háo hức hăm hở -> lo sợ, vẩn vơ.

-> chơ vơ, vụng về, lúng túng.

-> 1 cậu bé nông thôn rụt rè ít tiếp xúc với đám đông.

+ Vào lớp: Thấy cái gì cũng mới và cũng hay

-> Quên đi cảm giác sợ sệt, thấy gắn bó tự nhiên với lớp và bạn bè.

=>>> Sự lưu luyến khi phải rời bỏ tuổi thơ vô tư, bắt đầu có ý thức về nhiệm vụ học tập -> đáng yêu và hồn nhiên

8 tháng 9 2020

bạn ở đà nẵng đúng ko

8 tháng 9 2020

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Nội dung chính của đoạn thơ nói lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá(tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên, sự vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi, thân thiết, đáng yêu một cách kì lạ). Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng…                      k cho mình nha

7 tháng 9 2020

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :

–    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Ông giáo ngạc nhiên:

–    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:

–    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ

–    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Ông giáo vỗ an, an ủi lão:

–    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!

Lão Hạc cố gượng cười:

–    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:

–    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!

    Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:

–    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc.

–    Việc gì thế cụ?

–    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:

BẠN ĐANG XEM: Trang chủ → Văn mẫu lớp 8 → Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyên đó như thế nào

Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyên đó như thế nào

 Hà Dím  10/10/2015  0 Comment  Lão Hạc, Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :

–    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Ông giáo ngạc nhiên:

–    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:

–    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ

–    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Ông giáo vỗ an, an ủi lão:

–    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!

Lão Hạc cố gượng cười:

–    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:

–    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!

    Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:

–    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc.

–    Việc gì thế cụ?

–    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:

–    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!

Lão Hạc vẫn năn nỉ:

–    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!

Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại:

–    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?

Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:

–    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về!

–    Vâng! Cụ lại nhà!

Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”.

kể lại truyện lão hạc bán chó

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.