K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

                                                              Bn tham khảo nha

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .

Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé...Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không ...Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.

Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi...

Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy...Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !

Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..

Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.

Cậu có thể lên trên mạng tham khảo mà

3 tháng 10 2019

1. Biện pháp nhân hóa: "con đường - khỏi bị thương". Con đường như một sinh thể sống.

2. Ngọn lửa mà các cô gái mở đường thắp lên thể hiện lòng yêu nước, kiên trung với lí tưởng cách mạng, tinh thần quả cảm, bất chấp gian khổ, hi sinh vì Tổ quốc.

3. Nhân vật Nho, Thao, Phương Định. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Bài làm

~ Em k bt mn thì thick thơ về thể loại j, nhg e chỉ thick thể loại phong cảnh và tâm trạng của tác giả, mấy bài văn tự sự hay thể loại hồi kí jj đó, chứ e hơi cs ác cảm vs tình cảm gđ. ~

@ Nhưng thơ hay ạ. @
# Học tốt #

sao có ác cảm?

Bài làm

~ Lâu lâu mới thấy quay trở lại ó.  Em sẽ sửa lại bài thơ cho anh. dòng hai khổ 1, nó cs mỗi 6 chữ, mà đây lại là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. ~

" Đêm buồn hiu hắt một cảnh sầu

Bỗng dưng nghĩ ngợi chuyện đâu đâu

Trăng không buồn chiếu mây phủ kín

Dạ tư bồn chồn giữa đêm thâu

Ngồi nói lẩm bẩm miệng mấy câu

Đêm khuya đã quá chẳng thấy lâu

Ngồi đầu trầu nước trong hiu quạnh

Uống với trăng ta, thẹn với lòng. "

# Thi tốt k ạ. #

ak anh ghi thiếu đấy đó là Lặng lẽ

30 tháng 9 2019

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

#Hok Tốt#

29 tháng 9 2019

lên án ,tố cáo những hành động mang tính cực đoan gây chiến tranh

29 tháng 9 2019

Có khá nhiều VD đấy!

viết thư , thăm hỏi vùng chiến tranh , cùng phản đối , mít tinh về chiến tranh , làm đơn gửi lên chính phủ , đóng góp ý kiến vào việc bảo vệ hòa bình , góp tiền giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh phá hủy vũ khí , bom nguyên tử cho chiến tranh 
Vẽ tranh , ca hát , văn nghệ , viết thư thăm hỏi , diễn đàn ý kiến cho nhau để giúp cho những người lãnh đạo đất nước thấy được tác hại của chiến tranh là vừa chết bao nhiêu mạng người vừa tổn hại đến nền kinh tế đất nước . Chiến tranh chẳng có lợi lọc gì cả

29 tháng 9 2019

Tác giả Nguyễn Du có cuộc đời gắn với giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là thời đại đầy biến động với nhiều đặc điểm nổi bật- Có lẽ chính vì vậy mà tác giả có thể viết lên được một tác phẩm đặc sắc - Đó chính là “Truyện Kiều, mang đầy đủ những nét đặc sắc trong việc miêu tả về cuộc sống đau khổ, gian nan của nhân vật chính là Thuý Kiều, đồng thời cũng thể hiện được sự tàn bạo, độc ác của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm có tên là: “Gặp gỡ và đính ước”, Chủ yếu trong đoạn trích này tác giả muốn tả tài sắc của chị em Kiều.
 
Tác giả không bắt đầu bằng cách tả ngay vẻ đẹp riêng biệt của chị em Kiều mà ông tả chung về hai chị em trước để bước đầu hướng người đọc vào những nét đặc sắc của cả hai chị em Kiều:
 
" Đầu lòng hai ả tố nga
Thuỷ Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười"

Tác giả đã sử đụng những hình ảnh ước lệ đặc sắc để nói về vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp bên ngoài của chị em Kiều. Sau khi nói chung về hai chị em, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Vân trước. Tác giả tả vẻ bề ngoài trang trọng khác người của Vân là một vẻ đẹp của những con người quí phái- Sau đó, Nguyễn Du tả về đôi mắt, giọng nói, giọng cười của Vân, dường như, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh dáng vẻ của một cô gái có sắc đẹp rất cụ thể, vẻ đẹp tuyệt vời của trời ban, vẻ đẹp hoà hợp với thiên nhiên mà ít ai có được. Đây chính là vẻ đẹp rất đoan trang, phúc hậu, êm đềm và dường như tác giả muốn gửi gắm qua vẻ đẹp êm đềm ấy chính là sự dự báo tương lai của Vân cũng êm đềm, hạnh phúc như vậy. Nhưng điều khiến cho người đọc cảm thấy thật sự đặc sắc lại chính là cách miêu tả Thuý Kiều của tác giả. Nếu như tác giả tả Vân thông qua đôi mắt, tiếng cười và lời nói thì Kiều đã được tác giả vẽ lên bằng vẻ đẹp của đôi mắt, đây chính là biện pháp đặc tả được tác giả sử dụng nhằm hướng người đọc tới vẻ đẹp đắm say, ngây ngất lòng người của Kiều. Đôi mắt trong như nước hồ thu để gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong trẻo, trong sáng tựa như nước mùa thu cũng giống như tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của Kiều. Không chỉ có vậy mà Kiều còn có vẻ đẹp của mùa xuân:
 
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn"
 
Vẻ đẹp đó khiến cho thiên nhiên phải “hờn”, phải "ghen". Điều đó chứng tỏ sắc đẹp của Kiều không hoà hợp với thiên nhiên, đây chính là sự dự báo trước về một cuộc sống éo le, trắc trở của Kiều sau này. Tác giả đã miêu tả sắc đẹp của Kiều trên nền là sắc đẹp của Vân khiến cho chúng ta càng cảm nhận rõ ràng hơn vẻ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều. Nhưng Kiều không chỉ có sắc đẹp tuyệt trần mà tài năng cũng không kém gì sắc đẹp, cầm, kì, thi, hoạ đều tuyệt vời. Tiếng đàn của Kiều không những ăn đứt Hồ Cầm một chương mà nó còn khiến người nghe cảm thấy não nhân. Và thông qua tiếng đàn của Kiều ta có thể nhận thấy Kiều là một cô gái rất nhân ái, đa sầu, đa cảm nên mới có thể gửi được lòng mình theo tiếng đàn. Thông qua hình ảnh:
 
"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai"
 
Ta còn có thể cảm nhận thêm, Kiều còn là một cô gái có phẩm hạnh cao đẹp đã đến tuổi lấy chồng nhưng luôn biết giữ gìn khuôn phép. Nhìn lại tất cả, ta có thể nhận thấy một vẻ đẹp toàn mĩ, vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, kết hợp tài tình giữa cả sắc và tài nhưng dường như lại dự báo một tương lai đầy bất trắc, “chữ tài liền với chữ tai một vần”.
 
Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả. Nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ để đưa chúng ta vào thế giới với những điều đặc sắc. Không chỉ có vậy, tác giả còn sử dụng biện pháp miêu tả mang tính hình tượng tự cảm nhận theo cách riêng của mình hoặc chọn tả các chi tiết đặc sắc cũng như tấm lòng ngưỡng mộ đối với con người cũng là một biện pháp nghệ thuật khá tiêu biểu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
 
Với ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc sắc và chân thực, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt chúng ta chân dung tuyệt vời của hai chị em Kiều.

27 tháng 9 2019

lộn THỊ không phải THI

27 tháng 9 2019

a) ca si , thi si

27 tháng 9 2019

... Có ai onl OLM nx âu mak hỏi

26 tháng 9 2019

Dân tộc là gì ? “Dân tộc” là khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính, chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia hoặc chỉ một cộng đồng dân cư của một tộc người sử dụng chung một ngôn ngữ, có đặc điểm chung về văn hoá và ý thức tự giác tộc người, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa. Thế nào là dân tộc thiểu số? Dân tộc thiểu số chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một quốc gia đa dân tộc. Những đặc điểm dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc ? Phần lớn các cộng đồng thiểu số Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ tại vùng núi, địa hình chia cắt, phức tạp tại nhiều địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, có tầm quan trọng đặc biệt về môi trường sinh thái. Đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy, truyền thông dân tộc cần đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực. Theo số liệu thống kê năm 2009, ở vùng dân tộc có một nửa dân số độ tuổi từ trung niên trở lên chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Truyền thông bằng tiếng dân tộc là một lợi thế. Thực tế cho thấy, truyền thông trực tiếp, đối thoại ở vùng dân tộc là phù hợp và hiệu quả hơn so với truyền thông gián tiếp. Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng khác biệt. Tận dụng được lợi thế về truyền thống văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quan hệ xã hội của mỗi dân tộc thì truyền thông dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiếu khách, yêu văn nghệ là đặc tính nổi trội, phổ biến ở các cộng đồng thiểu số. Yếu tố này cần được sử dụng triệt để khi thực hiện các sản phẩm truyền thông. HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC 9 Một đặc điểm khá nổi trội trong các cộng đồng thiểu số, đó là vai trò dẫn dắt, then chốt của những người tiên phong, người có uy tín. Truyền thông dân tộc đem lại kết quả tốt khi đối tượng hóa một cách mạnh mẽ và hướng về cơ sở, đến từng nhóm đối tượng và nhắm đến các đối tượng này. Các phương thức truyền thông dân tộc cần mang đặc trưng thôn bản, dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sự tham gia tích cực của người dân. Tính gắn kết cộng đồng cao là tác nhân quan trọng để lan tỏa và duy trì các thực hành mới làm tăng hiệu quả truyền thông; Truyền thông sẽ hiệu quả khi tạo được dư luận tích cực. Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti, bảo thủ, mẫn cảm. Vì thế, sự lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng thiểu số là quá trình mang tính lựa chọn, cần một khoảng thời gian nhất định. Quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện từng bước, tạo cơ hội để người dân kiểm chứng và học hỏi từ thực tế. Để truyền thông hiệu quả cần thông qua các kênh khác nhau, từ người tiên phong đến các thành viên khác thông qua mối liên hệ gia đình, dòng họ, sinh hoạt cộng đồng cũng như tất cả các lực lượng truyền thông như trực tiếp, báo in, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin mới. Ở một số vùng dân tộc hiện nay, du lịch phát triển mạnh, internet, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông. Thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin vẫn là tình trạng khá phổ biến ở vùng dân tộc. Đẩy mạnh truyền thông dân tộc, đưa thông tin mạnh mẽ về cơ sở, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng về thông tin, thúc đẩy sự trao quyền cho các cộng đồng thiểu số, giúp họ chủ động tham gia vào các chương trình phát triển. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu số Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá, tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy bản sắc văn hoá, Nhà nước đã thực hiện chính sách phát triển toàn diện vùng dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.