K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2018

đáp án : B. vi phạm hai lỗi : điều khiển xe máy khi chưa đủ  tuổi và uống rượu bia khi tham gia giao thông 

~ học tốt ~

23 tháng 2 2018

Chính xác nhất là đáp án :

B . Vì phạm 2 lỗi : điêù khiển xe chữa đủ tuổi và uống rượu bia khi tham gia giao thông

23 tháng 2 2018
lý công uẩn nha bạn ,cho mik 1 k nhé
23 tháng 2 2018

c, khí oxi gây ô nhiễm

23 tháng 2 2018

đáp ân : C. khí oxi gây nhiễm không khí 

~ học tốt ~

23 tháng 2 2018

Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu  thuyết là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người hiếu khách, yêu nước, kiên cường, bất khuất vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Nam Bộ. Quyển sách đã để lại cho em biết bao những suy nghĩ về vùng đất phương Nam thân yêu. Chỉ khi đọc hết quyển sách, chúng ta mới cảm nhận được cái đẹp và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Với nhân vật chính là một cậu bé tên An.
        Trong quyển sách này, Đoàn Giỏi đã kể theo ngôi thứ nhất, hóa thân chân thật về cả tính cách lẫn cảm xúc của An. Cậu bé Nguyễn An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Tại những chi tiết này, tác giả đã miêu tả một cách chân thực hoàn cảnh và cuộc sống  khốn khổ của nhân dân ta lúc chạy trốn giặc Pháp, khiến cho một đứa bé lớn lên trong hòa bình, độc lập như em cũng phải xót xa cho những thiếu thốn, thiệt thòi của nhân dân ta khi chiến tranh. Tác giả đã gợi cho em hình ảnh của những con người kiên cường, họ đã phải rời bỏ quê hương để chạy thoát khỏi tay bọn giặc Pháp. 

23 tháng 2 2018

Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !



 

22 tháng 2 2018

Đất nước Việt Nam một dải đất chữ S kéo dài từ Bắc vào Nam, dải đất ấy tuy nhỏ nhưng nhân dân ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu là loại giặc để bảo vệ và xây dựng. Nhân dân ta luôn giữ một tinh thần đoàn kết, một đạo lí “Lá lành đùm lá rách” tốt đẹp. Hàng năm dài đất ấy cũng phải chịu biết bao nhiêu trận bão, biết mấy mươi thiên tai lũ lụt, đặc biệt là phần đất miền trung. Ngày hôm qua trên truyền hình những hình ảnh của trận bão thế kỉ đổ xuống miền Trung khiến cho em cũng như biết bao con người trên đất nước này xót thương.

Trên khắp khu phố, khắp mảnh đất, lối xóm, đường làng nước ngập tràn. Cả một dải đất miền trung bị ngập trong nước. Những con cá chết nổi lên, nước đục ngầu như mắt người nào có ác ý. Dòng nước chảy sóng ào ào như biển khơi. Trong dòng nước lũ ấy những giọt mưa rơi xuống như góp thêm lượng nước để dâng cao để hòng nhấn chìm cả con người lẫn súc vật vào biển nước. Gió quất cây nhãn, tạt bụi chuối, gió ào ào trên những rặng phi lao rồi lại đẩy cành tre ngã xuống.

Xưa người ta nuôi gà nuôi vịt ở dưới đất nay gà vịt được đưa lên tận mái nhà để nuôi. Những ngôi nhà mái ngói ngập đến tận mái, những người con phải trèo lên trên mái ấy mặc cho gió quất mặt, kệ cho mưa rát lưng vẫn còn hơn là chết chìm ở dưới. Tiếng trẻ con khóc thét trong mưa bão, chúng được đưa vào những cái thúng nhỏ che chắn để khỏi mưa gió. Những người lớn hơn thì phải bơi đi bơi lại để kiếm đồ ăn cho cả gia đình. Những chuồng bò nước ngập gần đến mái, những con bò ngập hết thân mình, chỉ còn mỗi khuôn mặt cố ngẩng lên trên mặt nước. Nhưng liệu rằng nó có thể chống cự được bao lâu, đôi mắt nó ướt lệ muốn lồng lên cũng chẳng được chỉ biết đứng chôn chân chờ chết.

Trong cơn bão lũ ấy, có biết bao nhiêu người bị gió thổi rơi xuống nước, biết bao nhiêu sinh linh bị bão lũ cuốn trôi, người thì chết, người thì chẳng thấy xác đâu. Trận bão ấy đi qua không chỉ thiệt hại về của cải của con người mà thiệt hại về cả tính mạng. Cùng là dân trong một nước chẳng ai không xót thương động lòng trước sự khốn khổ ấy

22 tháng 2 2018

Những ngày tháng bảy âm lịch đối với người dân quê em là khoảng thời gian đầy lo âu, phiền muộn. Bởi đó là thời gian mà hầu như năm nào cũng có thiên lai, lũ lụt. Những con thuyền nằm mòn mỏi ở bờ, những già đình trông ngóng tin tức người thân, những con lợn, con gà lũ lượt bị cuốn trôi theo dòng nước. “Tin bão khẩn cấp! Cơn bão số 10”. Những thông báo phát ra từ ti-vi không những không làm an lòng cho người dân mà lại làm cho những thân hình nhỏ bé của con người vùng biển liên tục thổn thức, ngóng nhìn ra biển – nơi bão tiến vào. Còn khoảng hơn chục hải lý nữa thì bão mới vào bờ, những bầu trời đã xám xịt, nước biển cũng nhuốm một màu tối tăm, ảm đạm. Từng cơn gió cứ rít lên qua khe cửa, quật tung những chiếc thùng xốp ướp cá của gia đình, làm chúng bay tung tóe. Chuồng gà đã được kê cao đến gần nóc nhà, những con lợn cũng tranh thủ đưa lên độ cao có thế. Để như thế thôi chứ biết rằng mỗi lần bão về là mất trắng, chẳng con vật nào có thể tồn tại sau những cơ bão cay nghiệt ấy. Mẹ đi tới đi lui, hết chạy ra sau chằng chống cái cửa thì chạy lên xã nghe ngóng tin tức anh hai đang trú bão ở Philippines không biết thế nào. Nhà được các chú bộ đội chằng chống từ hôm trước, cát được cho vào bao để đặt trên mái nhà, dây thừng buộc bốn góc đóng vào cọc sâu, thuyền thúng được mang lên buộc vào vách nhà kỹ lượng, đồ đạc, quần áo được cho vào bao sẵn để khi có lệnh sơ tán là khuân đồ mang lên ủy ban xã ngay. Em chỉ có mỗi một chiếc bọ ny lông đựng sách vở nên lúc nào cũng mang theo bên cạnh, không dám buông ra vì lo rằng nếu ướt sẽ chẳng còn thứ gì để học, mẹ phải tốn thêm khoản tiền thiệt hại sau bão. Rồi bão cũng đến, gió giật phăng mọi thứ, nhìn qua khe cữa trong ủy ban mà mọi người đều không giấu nỗi tiếng thở dài. Ai cũng lo lắng, ai cũng buồn rầu: “Thế này thì mất thât!”, “Thôi mất, mất cả rồi”, “Trời ơi vốn liếng biết bao nhiêu năm trời!”, “Trời ơi rồi biết sống sao đây hở trời!”. Những lời than vãn trách cứ đất trời liên tục vang lên kèm theo đó là những dòng nước mắt kèm nhèm lau vội. Người này động viên an ủi người kia, người mất ít ôm vai người mất nhiều, người trẻ làm chỗ tựa đầu cho người cao tuổi… cứ thế, mọi người nương tựa nhau vượt qua nỗi đau trước giông gió của cơ bão lòng. Bão tan rồi nhưng nước dâng cao, nhà cửa đâu đâu cũng chìm trong biển nước. Đứng từ ủy ban xã, em có thể nhìn thấy căn nhà của mình chìm trong biển nước. May là những con lợn con đặt trong thau còn nổi bồng bềnh không thì mất trắng. Đoàn cứu trợ từ khắp nơi đổ về với khẩu hiệu thân thuôc “Vì miền Trung ruột thịt”. Những gói mì được chia nhau, những bịch cháo ăn liền cũng được phân phát, những chiếc chăn được trao cho những cụ già và em nhỏ… mọi người đồng lòng giúp đỡ người dân quê em vượt qua cơ khốn đốn trong những ngày giông bão. Bão tan, nước cũng rút, mọi người trở về nhà để bắt đầu khắc phục sau bão. Nhà cửa tan hoang, vườn rau, con gà cũng trôi theo cơn lũ dữ. Những chú bộ đội xắn tay áo giúp đỡ người dân dựng lại cửa nhà, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng mọi người đều thở phào vì người nhà vẫn được bình yên. Cơ bão này không to như những cơn bão trước đó, thế những cũng đủ khiến mọi người trở nên khốn đốn vô cùng. Đó là do thiên nhiên, là do khí hậu. Nhưng bản thân chúng em được học đó là cơ thịnh nộ của môi trường. Có lẽ em sẽ phải cố gắng nhiều hơn, để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ người dân quê mình không còn phải khổ cực trước những cơ giông tố.

 

22 tháng 2 2018

Hàng phượng vĩ chạy dài theo con phố dẫn đến ngôi trường tôi đang học. Hai bên đường những tán cây rợp mát, đan vào nhau tạo thành vòm. Cái vòm cổng tự nhiên ấy giống như một hành lang dẫn đến cung điện của một vị vua. Vào những ngày hè như thế này, cái cổng vòm xanh mát của mùa hè đã chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Đi dưới lòng đường, tôi mơ màng tưởng tượng những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn ngàn chú bướm đang múa lượn quanh tôi – một nàng công chúa. Đặc biệt, những cây phương đã già, thân cây vừa vòng tay ôm của một đứa học sinh lớp 6 như tôi, vỏ cây xù xì và chúng đứng thẳng tắp hai bên đường như những người lính đứng canh gác. Đây chẳng phải con đường dẫn đến hoàng cung là gì?

Mùa hè sang, dấu vết của nhưng tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ còn lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Đi dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp một loạt lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian. Theo xuống với những chiếc lá nhỏ xinh như muôn hạt tuyết xanh là những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Tôi bỡ ngỡ cúi nhặt và cẩn thận ép vào trang vở trắng.

Chợt không gian vang lên tiếng râm ra rào rào. Tôi ngẩng lên sửng sốt như lần đầu nghe cái âm thanh bồi hồi ấy. Rất nhiều chú ve đang ẩn mình trong những vòm cây đang ngân nga tiếng hát. Chúng cất lời ca chào đón mùa hè hay cử hành khúc chào mừng những thành viên của cung điện nhà trường?

Giờ đây tôi mới để ý đến xung quanh. Hóa ra chẳng phải chỉ mình tôi đang tự lự đi dưới hàng cây tuổi thơ này. Lấp ló sau những thân phượng già xù xì nâu đất là những bóng áo trắng vô tư. Các bạn đang đi nhặt những cánh phượng đẹp nhát để ép vào trang vở. Cũng có bạn lang thang trên đường, thình thoảng lại chăm chú nhìn vào thân cây xem có thấy chú ve kim nào không. Khi tiếng ve râm ran cất lên, không ai bảo ai, ngẩng lên nhìn hàng cây sắc thắm. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống. Nhưng chỉ một lát sau, khi vài ba tiếng ve ngân lên nho nhỏ là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối.

Sắc nắng của ngày hè tưởng như càng rực rỡ hơn bởi mày đỏ thắm của hàng phượng vĩ và tiếng râm ran của những chú ve.

Tôi yêu mùa hè không chỉ vì có những ngày nghỉ sung sướng, tự do. Trong kí ức của tôi mùa hạ - mùa thi – mùa phượng – mùa ve đã trở thành một mảng kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn bất kì một cô cậu học trò nào.

22 tháng 2 2018

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.

Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em. 

22 tháng 2 2018

1,ta là ai?

2,ngoc cute có cute ko?

22 tháng 2 2018

TA DANG LAM GI THE NAY ?

WHY YOU SO CUTE?