K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017

trả lời các câu hỏi nhanh và chính xác bn sẽ đc người hỏi k cho nhưng người hỏi có thể là thành viên vip hoặc thành viên thường 

+ thành viên vip k cho thì bn sẽ có điểm hỏi đáp

+ còn thành viên thường k thì ko lên điểm

nhưng nếu như nhìu người k cho thì có thể bn sẽ nâng đc điểm hỏi đáp lên nếu trong đó có cả thành viên vip

cái này là mk nghe bn mk ns v chứ mk cx mới lên đây ko bik nhìu như bn mk đc

23 tháng 8 2021

trả lời các câu hỏi chất luongj nhé !!

26 tháng 11 2017

Chữ A , một chữ trong bảng chữ cái . Nó là một từ rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày , kể cả trong đời sống . Nhưng có nhiều bạn ại xem thường chữ A , viết chữ nghệt ngạc ( chữ nghệt ngạc sai chính tả nhé ) . Và theo PGS - TS Bùi Hiền mới đây , đã phải bác bỏ 11 chữ cái , khiến chữ A ko còn giá trị . Em mong sao chữ A là chữ cái quan trọng nhất trong mỗi người . EM xin hết

Hay ko mk ko biết nhé 

Chúc các bn hok tốt

26 tháng 11 2017

Học để độc lập. Chúng ta thu nhận kiến thức để trưởng thành và trở thành một con người độc lập về tài chính và suy nghĩ. Nếu bạn phụ thuộc vào bố mẹ, bạn sẽ phải mua chiếc áo mà bố mẹ bạn thích. Nhưng nếu bạn độc lập, bạn sẽ mua chiếc áo đó theo ý bạn muốn. Chỉ khi có độc lập, bạn mới được tự do sống, suy nghĩ và hành động bằng cách của bản thân mình. Chỉ khi có độc lập, tự do bạn mới trở thành người hạnh phúc. Mỗi người sẽ có một “công thức” hạnh phúc của riêng mình. Có người lựa chọn “mòn gót” ở giảng đường đại học để hạnh phúc. Cũng có người lựa chọn bơi ra trường đời để hạnh phúc. Nhưng dù ở đâu, để hạnh phúc, bạn nhất định phải học.

Học để trưởng thành. Khi học tiểu học, bạn học “i”, “tờ” để nhìn nhận và gọi tên được cuộc sống. Lớn hơn, bạn học tập để biết ước mơ và lựa chọn nghề nghiệp. Sự học không chỉ gói gọn trong 16 năm ngồi ghế nhà trường. Khi đi làm, bạn càng  cần thiết phải học. Bạn sẽ khao khát được học tập từ đồng nghiệp, người quản lí, đối tác thậm chí học tập chính đối thủ của mình. Học tập chính là quá trình để mỗi người trưởng thành. Ngày hôm nay thấy mình trưởng thành hơn ngày hôm qua, đó là cảm giác hạnh phúc.

Học để biết yêu. Nếu bạn cho rằng tình yêu là bản năng thì bạn đã sai rồi. Tình yêu cũng cần phải học. Cha mẹ yêu con là bản năng. Nhưng không phải tình yêu nào cũng là chiều chuộng. Cha mẹ cũng cần học để biết yêu con đúng cách. Học tập cũng như thế! Học chính là con đường duy nhất để bạn hạnh phúc. Và bản thân quá trình cũng học tập cũng là quá trình hạnh phúc!

Học vui !

^^

25 tháng 11 2017

Học mới nên người được chứ

25 tháng 11 2017

Tôi là Trương Sinh ở Nam Xương, cùng quê với Vũ Nương, sau này là vợ tôi. Câu chuyện thương tâm của gia đình tôi đã xảy ra cách đây mấy năm, nhưng mỗi lúc nghĩ đến, tôi vẫn thấy dường như mới chỉ xảy ra hôm qua.

Vũ Nương là một cô gái nết na, thuỳ mị và xinh đẹp. Khuôn mặt nàng thanh tú, đôi mắt đen dịu hiền, mái tóc dày óng mượt. Nàng đẹp một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và phúc hậu. Tôi đem lòng yêu mến nàng nên đã xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Nàng là một người vợ hiểu lễ giáo, phép tắc, nói năng nhỏ nhẹ, một lòng thương chồng, phụng dưỡng mẹ già nên dù tôi có tính đa nghi nhưng gia đình tôi luôn được êm ấm.

Cuộc sống của chúng tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn đưa, nàng buồn rười rượi, lòng trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nàng thương tôi phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật. Nàng lo cho tôi rồi đây giáp mặt với giặc dữ, cận kề cái chết. Nàng không mong tôi lập công được đeo ấn phong hầu mà chỉ mong tôi bình an trở về. Tay nàng nắm chặt áo tôi chẳng rời, mắt nàng rưng rưng khiến tôi cầm lòng không được. Giờ phút chia tay đã đến. Tôi dứt áo ra đi, nàng thẫn thờ nhìn theo, mắt nhoà lệ. Tôi vừa đi vừa ngoái lại, bóng dáng nhỏ bé của người vợ hiền dần khuất sau ngàn dâu xanh thẳm. Lòng tôi nhớ thương, chua xót không cùng.

Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng : nàng đã nương dựa vào tôi là vì mong có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng bây giờ, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ, nàng không còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn. 

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi lang thang đi tìm vớt xác nàng nhưng không thấy tăm hơi. Hoá ra, lời thỉnh cầu của nàng đã linh nghiệm. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho nàng nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.
Hai cha con tôi sống những ngày tháng cô đơn, buồn bã đằng đẵng. Một đêm, phòng không vắng vẻ, tôi ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế liền chỉ tay lên chiếc bóng và nói : "Cha Đản lại đến kia kìa!". Tôi ngỡ ngàng rồi hiểu ra. Hỡi ơi, tôi đã hại chết Vũ Nương rồi! Tôi đau đớn, ân hận, xót xa, day dứt vô hạn. Bây giờ tôi mới hiểu vợ tôi bị oan, rằng nàng đã chết trong nỗi oan ức và tuyệt vọng. Nhưng việc đã lỡ rồi, tôi chẳng biết làm gì hơn là đau khổ, buồn thương, day dứt. 

Một hôm, Phan Lang - người cùng làng tôi đến kể cho tôi nghe là đã gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Ban đầu tôi không tin, nhưng khi chàng đưa chiếc hoa vàng cho tôi, tôi sửng sốt vì đó chính là vật vợ tôi đem theo lúc ra đi. Phan Lang nói, Vũ Nương vẫn cảm thấy tủi cực vì chưa được minh oan, vẫn thương nhớ chồng con, đau xót ứa nước mắt khi nghe kể cảnh buồn tủi của cha con tôi, cảnh nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt... Được biết nàng vẫn thương nhớ chồng con, tôi rất vui. Lòng tôi chứa chan hi vọng được gặp lại nàng. Tôi làm theo lời nhắn của nàng, lập một đàn giải oan ở bến sông, những mong nàng sẽ tha thứ cho lỗi lầm của tôi mà trở về, để tôi có thể bù đắp lại những đau khổ, thiệt thòi mà tôi đã gây ra cho nàng. Quả nhiên, Vũ Nương đã trở về. Giữa dòng Hoàng Giang mênh mông sóng nước bỗng hiện lên một chiếc kiệu hoa vàng lộng lẫy, rực rỡ. Nàng ngồi trên chiếc kiệu hoa ấy, mắt phượng mày ngài, dáng vẻ thanh thoát, cử chỉ khoan thai như một nàng tiên. Theo sau nàng, hơn 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lung linh trong ánh nến thoáng ẩn, thoáng hiện. Cả dòng sông như một lâu đài nguy nga tráng lệ mà nàng là người chủ lâu đài đó. Tôi vội gọi, khẩn thiết, chới với. Nàng nghe tiếng tôi nhưng cứ đứng giữa dòng, đôi mắt buồn thăm thẳm. Rồi nàng nói vọng vào, cảm tạ tình tôi, nhưng đã hứa với Linh Phi nên không trở về trần gian được nữa. Tôi đau khổ quá mức, nhưng còn biết làm sao được. Tuy vẫn còn thương nhớ nhau nhưng cốc nước đầy một khi đã đổ xuống đất thì dù có cố gắng thế nào cũng không thể vớt lại cho đầy được. Giữa chúng tôi đã có những khoảng cách không thể nào bù đắp. 

Còn chưa hết cay đắng, ngậm ngùi thì khói sương đã phủ, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất. 

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn. 
http://vuihh.vn/baiviet/15223-V...cuoc-doi-minh-co-su-dung-yeu-to-mieu-ta-.html

25 tháng 11 2017

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả quê ở Nam Xương. Vừa mới đến tuổi đôi mươi mẹ tôi bèn cưới vợ cho. Vợ tôi tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Tôi có tính hay ghen đối với vợ tôi phòng ngừa thái quá.  Vợ tôi cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Tôi tuy con nhà dòng nhưng không có học tên đã ghi trong sổ khai tráng phải đi sung binh loạt đầu. Lúc tôi ra đi mẹ có dặn rằng:

nguoi con gai nam xuong-nguyn du

Nay con phải tạm đi tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh đừng nên thăm miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn để dành người ta, có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống đất vâng lời dạy. Vợ thì rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:

Lang quân đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Vợ tôi nói đến đây mọi người đều đẫm lệ.

Rồi đó chén đưa vừa cạn dứt áo chinh phu, ngước mắt trông lên đã đẫm nỗi buồn ly biệt. Bấy giờ vợ tôi đương có thai. Sau khi tương biệt được mười ngày thì sinh được một đứa con trai đặt tên là Thằng Đản.

Ngày qua tháng lại thấm thoát đã nửa năm. Mẹ tôi không phải không muốn đợi tôi về mà là tuổi già sức yếu cộng thêm nhớ con mà sinh ốm. Vợ tôi hết sức thuốc thang chăm lo chu đáo nhưng mẹ đã không qua khỏi. Vợ tôi  hết lời thương xót phàm việc mà chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.

Qua sang năm sau giặc Chiêm chịu trói, quân nước kéo về. Tôi mới về thì mẹ đã từ trần, con vừa học nói. Tôi hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm, song nó không chịu gào khóc. Tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư?  Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên gạn hỏi nó nói:

Khi ông chưa về đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính tôi hay ghen nghe con nói vậy tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được.

Về đến nhà tôi mắng vợ một bữa cho hạ giận, Vợ tôi khóc mà rằng:

Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Xum họp chưa thỏa chăn gối, phân phôi vì đọng việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết…..Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.  Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Tôi vẫn không tin. Vợ tôi gạn hỏi việc kia ai nói nhưng tôi vẫn không nói ra là lời con nói. Tôi thường mắng mở và đuổi vợ ra khỏi nhà, bà con hàng xóm đến can cũng không có tác dụng gì.

Bị tôi đánh đuổi ra khỏi nhà vợ tôi bị rơi vào ngõ cụt. Vợ tôi tắm rửa sạch sẽ rồi ra Hoàng Gia ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho.

Nếu đoan tranh giữ tiết một lòng một dạ với chồng con thì khi chết xin được làm Mỵ Nương, cỏ Ngu Mỹ. Nếu lừa chồng dối con thì nguyện làm mồi cho cá. Nói xong vợ tôi gieo mình xuống sông mà chết.

Tuy tôi rất tức giận vì nàng không thủy chung nhưng nàng chết đi tôi cũng vô cùng thương tiếc tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một mình gà trống nuôi con vắng vẻ lạnh lẽo đêm đến tôi bấc đèn tàn, không sao ngủ được chợt con tôi nói rằng:

Cha Đản lại đến rồi!

Tôi hỏi đâu. Nó chỉ vào bóng tôi trên vách.

Thì ra tôi đi vắng vợ tôi thường đùa chỉ bóng mình mà bảo là cha. Bấy giờ tôi mới hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng chẳng làm gì được nữa.

Cùng làng với vợ tôi có người tên là Phan Lang một đem chiêm bao thấy người con gái áo xanh , đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy nhặt được một con rùa hắn ta nhớ đến giấc mơ hôm qua bèn phóng sinh cho con rùa. Phan Lang đi đánh cá và bị lật thuyền thây hắn trôi dặt và được một cô Vũ Nương  cứu sông. Cô ấy bảo là người cùng làng với Lang, Vũ Nương sai sứ giả đưa Phan Lang lên khỏi nước, Vũ Nương cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn:

Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một dàn giải oan ở bến sông,đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Về đến nhà Phan đem kể lại chuyện này cho tôi ban đầu tôi cũng không tin nhưng khi nhậ được chiếc hoa vàng tôi mới tin. Đây thật sự là vật dụng của vợ tôi.

Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông. Vợ tôi hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:

Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.

Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chông mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lâm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình.  Đã là vợ chông thì hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.

25 tháng 11 2017

Sống trong cuộc đời nhiều phức tạp, giữa một xã hội bon chen: đời sống con người dàn dần bị nhịp sống cơ năng lôi cuốn, mọi người sống trong hoàn cảnh hiện tại, hoàn toàn nhìn đời sống bặng một cặp mắt lơ là ngơ ngác xác định vị trí tinh thần hoàn toàn phiến diện và môt chiều, cuộc sống thuần túy con người không còn trung thực và thuần túy đối với chính mình.

Trong khung cảnh đó, những ai đã từng tha thiết ôm ấp một hoài bão lớn lao là lôi cuốn đời sống cơ năng con người rời ra cái nhìn phiến diện quả thật phức tạp vô cùng.

Đời sống hiện hữu của con người thật đáng bi quan hơn lúc nào hết.

Bi quan vì cuộc đời đã đi toàn bằng bề trái, tất cả những Tinh Hoa của một nghệ thuật Sống thuần túy đã hoàn toàn bị đảo lộn coi thường, Chân không tạo được, Thiên không được dung bồi và Mỹ hoàn toàn bị đời quên lãng.

Đứng trước một thế sự đảo điên, một thời đại quay cuồng, cuộc sống con người chỉ chấp nhận hiện tại, không tha thiết với tương lai và rời xa quá khứ ấy theo quan niệm của tác giả thiết tưởng không gì đáng làm hơn là ghi lại ở đây một vài điều hay, lẽ phải trong nghệ thuật xử thế – một điều kiện mà con người không thể thiếu – để hầu níu kéo được những gì mà người đời sẽ mai một trong tương lai…

24 tháng 11 2017

Khổ 1:

Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính” .Tên bài thơ vừa độc đáo,vừa hiện thực,để lại ấn tượng mạnh cho người đọc.Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ.Vì sao lại có sự không bình thường ấy?Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc,tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn,hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự



Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Với lối giải thích tự nhiên,đơn giản,câu thơ giàu chất văn xuôi,tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính.Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Thể thơ tự do phóng khoáng,hình ảnh cụ thể,nhịp thơ hai,hai,bốn biến đổi theo giọng thơ .Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường,súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”.Trong hoàn cảnh chiến tranh,các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.

Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống.Bom giật ,bom rung,sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường,dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ,muốn làm trụi tất cả.Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe,sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.

Nhưng,nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy,dẫu nó tàn bạo,trong hai câu thơ vẫn không có một từ,một âm thanh,ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ,cay đắng.Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh,một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình.Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe ,bằng lời thơ bình tĩnh,tự tin,hình ảnh với ngôn ngữ chân thật,tác giả ca ngợi phẩm chất,tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”.

Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường.So với ý của hai câu trên ,ý ở hai câu này có sự đối lập.Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ.Chiến trường “Bom giật,bom rung” dội xuống ác liệt,hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”.Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái.Các anh có bình tĩnh,ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải,chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.

Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.

Cách ngắt nhịp hai,hai,hai khắc họa thái độ,tư tưởng người lính.Họ quyết tâm,tin tưởng vượt qua gian khổ,hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất,nhìn trời” nghĩa là rất ung dung,hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước,nhìn vào con đường đi,nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe,nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu.Như thế,bom cứ giật,cứ rung,con đường đi tới,ta cứ đi!

Khổ 7:

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó. 
Không có kính rồi xe không có đèn 

Không có mui xe, thùng xe có xước 

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước ... 

Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim" .

24 tháng 11 2017

hãy nhập vai bé thu trong chuyện chiếc lược nhà của nhà văn Nguyễn Quang Sang kể lại cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con sau tám năm xa cách .Từ đó ,hãy nêu ngắn gọn một vài cảm nghĩ của em về tình cảm cha con trong cuộc sống mỗi con người

Làm

Hạnh phúc-đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm,nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc:Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta.Bản thân tôi-Bé Thu-cũng vậy,ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương,đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi.Song,như cái chân lý ấy,hạnh phúc ngay trước mặt tôi-người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi...nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng.Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi:Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi...Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời.Chuyện là thế này...
Theo lời kể của má ,khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng,của Bác Hồ,lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba.Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che,dưỡng dục của má.Song,như thế đối với tôi vẫn chưa đủ,tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường,tôi tự hào về ba nhiều lắm-người hùng của con.Năm tôi lên tám,1 phép màu đã xảy ra:Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy,lòng tôi nôn nao như lửa đốt,tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba.Thấp thoáng đằng xa,tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ.Ông ta chạy đến,nói to:"Ba đây con!".Quá đỗi ngỡ ngàng,tôi vụt chạy vào nhà kêu má.Lạ lùng thay,má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó.Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác,người lớn là thế sao?Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ,mang chút vẻ trưởng thành của người lớn.Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi.Thời gian ấy,má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba,nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ,muốn tôi nhận người dưng là ba à,đừng hòng!.Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung,tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi,bây giờ là vậy,mãi mãi cũng là vậy.Suốt ba ngày,ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi,tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra.Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng,chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à,không dễ đâu!Có 1 hôm,tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi:"Sao mày cứng đầu quá vậy hả?".Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè,tôi cúi gầm mặt,gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị.Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm,mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm.Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình,thấy thương ba nhiều quá.Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế ...Ôi,sao mà tôi ngu ngốc quá,ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý,những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi.Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh,bướng bỉnh.Đến đây,tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì...
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại,bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt,tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình,trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng...Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ.Suốt đêm ấy,tôi trằn trọc chả ngủ được,mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha.Hôm sau,tôi theo ngoại về nhà.Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác.Tôi như bị bỏ rơi,lạc lõng,bơ vơ.Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa,nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ:"Thôi,ba đi nghe con!"Trong khoảng khắc ấy,tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy,tôi thốt lên 1 tiếng:"Ba!"Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình.Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng,tất cả mọi người đều sửng sờ.Nhanh như sóc,tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba.Đau đớn thay,giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly,ba lại phải lên đường đi tập kết.Tôi không muốn ba đi 1 chút nào,chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua...Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại...Đau đớn làm sao...
Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy,1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu.Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng,tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm,kiên cường.Tôi không đơn độc,lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh,ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi,là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi...Có ba,tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình...

24 tháng 11 2017

ạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này…

Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to:"Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…

Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…

Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…