K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

26 tháng 10 2020

"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

26 tháng 10 2020

Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.

Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc!., cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, háo hiệu năm học mới sắp kết thúc, Và hè lại đến.

Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung.

26 tháng 10 2020

Công nghệ rất hữu ích. Chúng ta trở nên năng suất hơn, bởi vì chúng ta phát minh ra công nghệ. Do đó, con người càng hứng thú hơn với các công cụ và công nghệ. Chúng giúp cuộc sống được dễ dàng hơn theo một phương cách nào đó. Điện thoại là một công nghệ rất hữu ích. Và ngày nay, người ta dành nhiều thời gian hơn để xem tivi, hay xem một cái gì đó trên điện thoại. Bởi vì điều đó làm cho họ thích thú. Con người thực sự rất sợ sự buồn chán. Con người không thích sự buồn chán. Con người muốn được tiêu khiển. Họ muốn một thứ gì đó để có thể giúp họ giải trí, một thứ gì đó làm họ hứng thú. Công nghệ cũng giúp con người học hỏi được nhiều hơn. Sách cũng là công nghệ. Như vậy, con người học hỏi từ công nghệ, con người sử dụng công nghệ để học hỏi nhiều hơn. Tất cả mọi thiết bị, ngay cả cây thước, cũng là công nghệ. Con đo cái này cái kia dài bao nhiêu. Bất cứ thứ gì con người phát minh ra đều là một phần của công nghệ. Điều đó làm nên con người chúng ta. Con người muốn phát minh, muốn tạo ra mọi thứ. Nên người ta liên tục, liên tục phát minh ra các công nghệ mới. Không bao giờ dừng lại. Bản chất của con người là khám phá, phát minh, làm cho mọi thứ tốt hơn. Đó là điều tốt. Nhưng, khi con hỏi về vấn đề này, Ta hiểu rằng con đang suy nghĩ đến việc con người ta đang ngày càng bị phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và dành quá nhiều thời gian vào đó. Câu hỏi của con là một câu hỏi rất hay.Ngày nay, rất nhiều nhà xã hội học, tâm lý học, và thậm chí cả bác sĩ nghĩ rằng công nghệ đã trở thành một vấn đề cho cuộc sống. Trẻ con dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử và xem video, không phải để học những điều có ý nghĩa hơn.Chúng ta không thể cưỡng lại công nghệ. Chúng ta phải học cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là những người như con, sống trong cuộc đời này và làm công việc kinh doanh. Kể cả trong lĩnh vực giáo dục, trong các trường đại học, họ cũng cần phải sử dụng công nghệ để dạy, để gửi thông tin. Không ích lợi chút nào nếu chống cự lại công nghệ.

Một điểm khác con nói rất quan trọng. Quan hệ con người được dựa vào việc giao tiếp trực tiếp với nhau, mặt đối mặt, người với người, lắng nghe và trao đổi. Điều đó làm cho cuộc sống này phong phú. Công nghệ chủ yếu giúp trao đổi thông tin, nhưng không thể tạo nên sự gần gủi. Chúng ta cần phải hiểu rằng, nếu chúng ta càng trở nên bị lệ thuộc hơn vào công nghệ thì các mối quan hệ của chúng ta càng trở nên hời hợt hơn. Để có thể học hỏi được những điều sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống này, mọi người cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau, giữa người với người, với các vị thầy, với bạn bè, để thực sự trao đổi những gì muốn học hỏi. Chúng ta cũng có thể học hỏi nhiều từ sách vở, từ máy tính. Nhưng có những thứ chúng ta chỉ có thể học từ một người khác. Do đó, điều rất quan trọng là chúng ta cần phải gặp gỡ, nói chuyện, thảo luận. Cha mẹ và con cái. Họ cần phải gặp gỡ trực tiếp. Chỉ gửi tin nhắn không thì không đủ. Chỉ gửi câu hỏi thăm đại loại như: “Bố có khoẻ không?” – “Bố vẫn khoẻ” thì không đủ. Cần phải gặp gỡ nhau trực tiếp, rất quan trọng. Như vậy, chúng ta cần thảo luận làm cách nào để sử dụng, khai thác công nghệ, đồng thời với việc xây dựng các mối quan hệ một cách sâu sắc và có ý nghĩa.

Khi kinh doanh, con cần phải cho mọi người biết mặt hàng con bán cho khách hàng là cái gì và mức giá mà người ta phải trả cho con. Và con phải thuyết phục được rằng, nếu họ mua những gì con bán, nó có thể cải thiện cuộc sống của họ. Họ trở nên đẹp đẽ hơn, khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn, một thứ gì đó tốt hơn. Điều này là tự nhiên. Xuyên suốt lịch sử của cuộc sống, con người phát triển vì họ trao đổi. Tiền tệ được phát minh để trao đổi. Con giới thiệu món hàng con bán, nếu người ta thích món hàng, người ta sẽ mua. Và đó là cách văn hoá được phát triển. Như vậy, việc mua và bán là cần thiết. Nếu không có sự mua, bán này, thế giới sẽ không được phát triển. Khi con bán một món hàng, con cần phải trình bày món hàng của con có. Và ngày nay, với công nghệ, con có thể bày hàng qua Internet, qua tivi. Đây là một phương thức nhanh hơn, dễ dàng hơn. Mọi người đều làm như thế. Và chúng ta không thể né tránh việc này. Ta nghĩ ý con hỏi là làm sao sử dụng công nghệ mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt với con người. Công nghệ có thể tiếp cận được hàng tỉ người, nhưng không thể giúp chúng ta gặp nhau tận mặt. Như vậy, chỉ có một số người mới có thể thực sự gặp mặt. Khi con nói chuyện trên tivi, người ta có thể nghe và xem con nói. Họ lấy được một số thông tin từ việc xem. Nhưng nếu con muốn hỏi ai một điều gì đó, muốn hiểu một điều gì đó một cách rõ ràng hơn, con cần phải gặp mặt con người đó. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách sâu sắc cách để có thể cân bằng hai thứ này.Ngày nay, Ta thấy giới trẻ dành quá nhiều thời gian vào màn hình, chứ không phải là việc học hỏi những điều ý nghĩa từ người này, người kia. Điều này rất nguy hiểm. Bởi vì, để có thể trở thành một người tốt, con cần phải tìm được một người tốt và học hỏi từ họ. Làm cách nào để cuộc sống con có ý nghĩa, bình an, và tự do? Con cần phải gặp một vị thầy tốt và học từ vị thầy đó. Việc học từ sách vở, công nghệ và học hỏi từ vị thầy cần phải đi cùng với nhau. Con không thể tách rời các sự học hỏi này. Trước khi có sách, người ta chỉ có thể học hỏi trực tiếp từ vị thầy: đi tìm và gặp vị thầy, đặt các câu hỏi, lắng nghe, và thực hành. Kể từ khi sách được phát minh, con người có thể đọc sách và học hỏi từ sách. Nhưng chỉ chừng đó thì chưa trọn vẹn. Vẫn cần phải gặp vị thầy của con, nếu con muốn phát triển lên tầng mức cao hơn, sâu sắc hơn trong học tập. Công nghệ cũng giống như sách, sách chính là một dạng công nghệ. Như vậy, chúng ta cần phải học hỏi từ sách vở, học hỏi từ công nghệ, từ Internet. Và chúng ta cũng cần phải học hỏi từ một vị thầy tốt. Hoặc chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Mọi người ai cũng có thể học hỏi được một thứ gì đó từ những người xung quanh. Ta cũng có thể học hỏi được một điều gì đó từ các con. Khi Ta gặp các con và suy nghĩ về các con, Ta thấy rằng, à con người này không giống với những người khác, bởi vì chúng ta đều khác nhau. Nên khi Ta gặp gỡ, trao đổi và hiểu hơn về con, điều đó làm cho cuộc sống của Ta phong phú hơn, tốt hơn. Việc hiểu một người khác là rất quan trọng đối với chúng ta, trong bất cứ một nền văn hoá nào. Con đến nước Mỹ, con đến Canada, con gặp gỡ những người dân ở đó. Và con thấy họ sống khác với con. Con học được một điều gì đó từ họ. Gặp gỡ trực tiếp người khác là một việc quan trọng của chúng ta. Từ xa xưa, người ta thường tổ chức lễ hội, mời mọi người từ những địa phương khác nhau đến cùng tham dự, giải trí, nói chuyện, trao đổi thảo luận, và kể cả mua bán trao đổi các mặt hàng với nhau. Ở Việt Nam, điều đó cũng xảy ra. Trong thời gian diễn ra lễ hội, có rất nhiều người tới, trong đó có cả những vị thầy thông tuệ. Nên người ta có những chương trình khác nhau cho các đối tượng khác nhau.Như vậy, gặp gỡ và trao đổi kiến thức và thông tin là việc làm cần thiết. Không nên nghĩ rằng công nghệ là một điều gì đó tệ hại. Con không thể cưỡng lại công nghệ. Chúng ta cần phải học cách để sử dụng công nghệ. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu rằng điều quan trọng là cần phải gặp gỡ và trao đổi với nhau. Và kể cả với công nghệ, chúng ta có thể sử dụng công nghệ để truyền tải những thông tin tốt, thông tin đúng cũng như ngược lại.  Cũng giống như sách vở, có cuốn hay, có cuốn dở. Điều đó cũng không là ngoại lệ đối với công nghệ. Nếu con đọc cuốn sách tốt, con học được những điều hay. Nếu con đọc một cuốn sách không tốt, có thể con sẽ học được những điều xấu. Con cần phải giải thích điều này với mọi người. Một số người không có sự hiểu biết này. Như vậy, cần phải hiểu công nghệ và sử dụng công nghệ.

26 tháng 10 2020

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử  đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành”  có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.  

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của  bạn bè,  qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.  

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng  các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.  

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ  mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.   Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.  

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với  nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”.  Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.   Ngược lại, nếu mọi người  biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”  

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”  

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.   Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải  thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

26 tháng 10 2020

Thế giói kì diệu: đó là thế giới của Tri Thức.

Bước vào Cổng Trường Ta học được tri thức.Bước ra cổng trường trường ta thực hành tri thức, tiếp tục làm việc thu nhận tri thức và như thế ta không ngừng hiểu biết.

P/S : Các Bạn chú ý ATGT.

30 tháng 10 2020

b,

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn mà còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

26 tháng 10 2020

QUAN HỆ TỪ:

- Định nghĩa những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các QHT thường gặp: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

   + VD: Bông hoa hồng hoa cúc đều đã héo rũ.

- Ý nghĩa: QHT được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,....giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

25 tháng 10 2020

 Vào dịp Tết Nguyên Đán năm em học lớp sáu, lần đầu tiên được nhìn thấy cây mai vàng bằng mắt thật, em đã “phải lòng” loài hoa này. Mỗi mùa xuân về, mai vàng nở rộ khiến trong em dâng trào nhiều cảm xúc khó nói thành lời. Vì nhiều lí do mà mai vàng trở thành loài cây mà em yêu thích nhất.

Mai vàng quý nhất là ở hoa của nó. Hoa mai màu vàng rực, sáng tươi gần giống màu của vàng – kim loại quý, nên nó thường lấy làm biểu tượng cho sự sang giàu, sung túc. Hoa mai thường có 5 cánh, cá biệt gia đình nào mà có bông mai vàng 7 cánh thì năm đó sẽ được “đại cát đại quý”. Do đó, mai vàng được liệt vào danh sách “tứ quý” là tùng, cúc, trúc, mai.

Không chỉ sang trọng, vẻ đẹp của cây mai là vẻ đẹp thanh cao. Những cành mai mềm, mảnh dẻ, khẳng khiu, tưởng như khô ráp, thô sơ nhưng lại tạo ra được trăm bông hoa rực vàng. Mai không làm đẹp cho mình như các loài cây bóng mướt quanh năm khác, mai chú trọng tạo nên giá trị sau cùng. Suốt cả năm dài tích lũy, duy nhất vào mùa xuân mai cho hoa đẹp – tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Mai là loài cây mảnh dẻ, thuần khiết, thanh cao. Hoa mai thường nở thành từng chùm, tươi rói, rực rỡ và đặc biệt rất lâu tàn.

Xem thêm:  Cảm nhận về đoạn trích trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi

Mai vàng là một trong những loài cây đặc trưng của Việt Nam. Mai thường nở hoa vào mùa xuân, đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cùng với hoa đào (ở miền Bắc), mai trở thành loại cây không thể thiếu. Em có thể thấy cả mùa xuân ùa về trên cành mai vàng.

Nhà em có trồng một cây mai vàng. Ba mua nhân dịp Tết năm ngoái. Có cây mai vàng đặt trước sân, cả căn nhà em như sáng hẳn lên. Ba em thường trang trí cho cây mai trở nên bắt mắt hơn. Ba quấn bộ đèn nháy xanh đỏ dọc theo các cành và thân cây. Trên mỗi cành mai, ba lại treo vài ba phong bao lì xì đỏ thắm và các quả đèn lồng, bùa may mắn, thẻ phật… nhỏ nhỏ xinh xinh. Từ xa nhìn, cây mai lấp lánh những ánh vàng ánh đỏ khiến lòng người háo hức. Ai vào nhà chơi cũng khen nhà em có phúc, mua được cây mai đẹp quá. Nếu có đi xa quê lâu ngày, nhìn thấy cây mai vàng ai lại không rưng rưng cảm xúc nhớ về gia đình, về cái Tết cổ truyền đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Mai chính là quê hương, là một phần cuộc sống của em.

Em yêu cây mai vàng còn bởi nó mang trong mình cái khí chất của dân tộc con Lạc cháu Rồng. Ngay như trong đạo Nho, mai vàng tượng trưng cho lòng người quân tử, bậc lãnh đạo. Người quân tử thanh cao và đoan chính như cành mai vàng trước gió đông. Trên các trang phục lộng lẫy thường có hình thêu hoa mai vàng như sự đề cao địa vị và trí tuệ. Mai vàng như bậc tri âm, tri kỷ với những hào kiệt gặp thời loạn lạc vẫn giữ cốt cách. Có khi, người Việt còn quan niệm mai vàng tượng trưng cho vẻ đẹp đài các, đoan trang của người phụ nữ. Do đó, các loại trang sức giá trị thường lấy cảm hứng từ hoa mai vàng mà thiết kế. Con người Việt Nam nói chung luôn coi trọng danh dự hơn là bề ngoài, thà “Chết vinh còn hơn sống nhục”, giản dị nhưng luôn thanh tao. Thơ ca xưa và nay đều nhắc đến mai vàng với biểu tượng cao quý đó. 

Tham khảo nhé.

25 tháng 10 2020

Cảm ơn @cute chanel@