K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn thử thách yêu cầu chúng ta phải vượt qua chúng thì mới đạt được thành công. Để làm được như vậy thì ý chí và nghị lực chính là hai yêu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của mỗi người. Ý chí là khả năng xác định, điều khiển bản thân theo mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện nó. Nghị lực là tinh thần, sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ. Người có ý chí và nghị lực sẽ luôn được mọi người yêu quý, giúp đỡ và tin tưởng. Ý chí và nghị lực là hai phẩm chất luôn đi kèm với nhau, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi chúng ta gặp phải khó khăn thì chỉ cần có ý chí và nghị lực, ta sẽ tìm ra được cách giải quyết và vượt qua những khó khăn đó. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là ý chí quyết tâm chiến đấu, nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã mang lại thắng lợi vẻ vang và độc lập tự do cho Tổ quốc. Vậy để rèn luyện ý chí và nghị lực sống, chúng ta cần phải làm gì? Là một học sinh, ý chí và nghị lực được rèn luyện nếu ta luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập dù trong bất cứ khó khăn, thử thách nào.

15 tháng 3 2019

ko có việc gì khó 

chỉ sợ  ko nhìu

cày cup và úp

quyết chí ắt được

15 tháng 3 2019

Con trai thời nay chỉ thế thôi
Yêu thương thề thốt bấy nhiêu lời
Lạ gì 2 chữ thật lòng ấy
Vừa nói đầu môi quên cuối môi
Dẫu biết con trai là như thế
Mà sao em vẫn mãi còn yêu
Để rồi đau khổ mình em nhận
Tan nát con tim thật đủ điều
=> Đây là bài thơ chế hay về con trai thời nay.

4 tháng 5 2021

- Bài thơ được viết với kết cấu song hành ở các hình ảnh xuyên suốt bài thơ tạo nên cấu trúc sóng đôi.

- Ngoài ra, ấn tượng hơn cả đó là kết cấu đầu cuối tương ứng bởi hình ảnh “hàng tre” xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối của tác phẩm.

4 tháng 5 2021
Em chưa học anh ơi
4 tháng 5 2021

1, 

- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.

- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa"

2, 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.

Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

4 tháng 5 2021

Thể thơ : 8 chữ

Bố cục: 4 phần, tương ứng với bốn khổ thơ.

- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng

- Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.

    

4 tháng 5 2021

Đó là 

biểu cảm

miêu tả

tự sự

4 tháng 5 2021

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác.

- Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.

Từ đông trong câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” là danh từ riêng chỉ địa điểm.

Từ “đông” còn có nghĩa là:

    + (tính từ) chỉ mật độ dày của sự vật, hiện tượng.

    + (danh từ) chỉ hướng: hướng đông.

4 tháng 5 2021

Trong bài Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ giống như một khúc tráng ca. Những câu thơ có từ “hát” trong bài:

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

    + Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

    + Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.