K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác.

- Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu tác phẩm

- Ôn lại những kiến thức liên quan đến các biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh từ những biện pháp tu từ: Điệp từ (những, của, chúng ta,....), điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta, Những cánh đồng.../ Những ngả đường..../ Những dòng sông....), điệp ngữ (đây là chúng ta), nhân hóa (trời thu thay áo mới, gió thổi rừng tre phấp phới,...), so sánh.

Những biện pháp đã tạo cho tác giả bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc đến với độc giả, khiến cho bài thơ vừa linh động, gần gũi thân mật nhưng không kém phần hào hùng về bức tượng đài hình ảnh đất nước trong khoảng chiến đấu và chiến thắng.

4 tháng 3 2023

   Các hình ảnh từ những biện pháp tu từ: Điệp từ (những, của, chúng ta,....), điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta, Những cánh đồng.../ Những ngả đường..../ Những dòng sông....), điệp ngữ (đây là chúng ta), nhân hóa (trời thu thay áo mới, gió thổi rừng tre phấp phới,...), so sánh.

     Những biện pháp đã tạo cho tác giả bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc đến với độc giả, khiến cho bài thơ vừa linh động, gần gũi thân mật nhưng không kém phần hào hùng về bức tượng đài hình ảnh đất nước trong khoảng chiến đấu và chiến thắng.

4 tháng 5 2021

Thể thơ : 8 chữ

Bố cục: 4 phần, tương ứng với bốn khổ thơ.

- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng

- Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.

    

4 tháng 5 2021

1, 

- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.

- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa"

2, 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.

Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

4 tháng 3 2023

    Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

     Nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn văn cuối.

- Xác định kiểu câu được tác giả sử dụng chủ yếu.

Lời giải chi tiết:

- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.

5 tháng 3 2023

Tác giả đã lập luận theo phương pháp quy nạp. Trước khi dẫn người đọc đến nhận định của mình về những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến, Chu Văn Sơn đã lí giải ý nghĩa của câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, trong đó, đã cắt nghĩa sắc thái nghĩa của từng từ như “cần”, “lơ phơ”, “hắt hiu”.

 
29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Ôn lại kiến thức cũ

- Áp dụng vào bài thơ → tác dụng của các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày

- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe

- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.

4 tháng 3 2023

- Các biện pháp tu từ: 

+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…

+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.

+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…

→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc. 

4 tháng 3 2023

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

29 tháng 8 2023

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu → Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ là: Đến với cảnh à quan sát à lắng nghe và liên tưởng – bộc lộ nỗi lòng.

⇒ Qua đó thấy được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người.