K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2023

a)

Lão Hạc có một tình thương rất đặc biệt. Ông trân trọng yêu quý cậu Vàng - một chú chó hết mực; coi nó như một người bạn, ăn cũng dành phần ăn nhiều hơn cho nó, ngủ cùng nó, lại có cả tên riêng gọi là cậu. Rồi khi phải bất đắc dĩ mà bán nó, ông hối hận và đau đớn dằn vặt vô cùng. Mà tình thương Lão dành cho con chó ấy cũng vì nó là kỉ vật mà con trai ông để lại, là một người cha cao cả đầy tấm lòng hi sinh ông chọn sống cực khổ với cậu Vàng để con trai có điều kiện làm ăn sống tốt hơn. Dù là nông dân đen nghèo cùng cực chỉ ăn khoai sắn qua ngày nhưng trong Lão vẫn luôn luôn tràn ắp tình yêu thương nồng hậu!.

 

b) Cho hỏi "câu khai triển bậc 2" là gì vậy, đang học toán mà nhớ ra còn văn chưa làm nên đăng câu hỏi như vậy hả:")

7 tháng 7 2023

Sứ mệnh của người thi sĩ là tạo ra những thi phẩm sâu sắc, ý nghĩa; không chỉ đưa cảm xúc chính mình vào thơ ca hay văn học mà còn hiện thể lại những cái đẹp cốt lõi tinh túy của đời sống. Trong hành trình biến tạo ấy, nhà thơ Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động được dệt lên từ cảm xúc thương nhớ quê hương da diết về vẻ đẹp của tuổi thơ ông - làng chài qua bài thơ "Quê Hương". Nổi bật khí thế mạnh mẽ nhất ở khổ thứ hai:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Khi miêu tả về chiếc thuyền tác giả đã dùng biện pháp so sánh nó như con tuấn mã, kết hợp với từ "nhẹ hăng" cho ta thấy cảnh những chiếc thuyền lướt trên sóng đầy sự tự tin mạnh mẽ với khí thế hăng say yêu lao động phi thường của người dân làng chài. Chưa dừng lại ở đó, ở câu thơ tiếp theo Người dùng những động từ mạnh như "phăng", "mạnh mẽ" cho người đọc cảm nhận rõ cảnh ra khơi đầy sự oai hùng, quyết tâm của người dân; cùng với đó từ "vượt trường giang" càng thể hiện sự hiên ngang khoán đạt của một tinh thần lao động ý chí, cố gắng. Đồng thời đó cũng là hoạt động của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Bên cạnh chiếc thuyền, nhà thơ còn gợi hình ảnh "cánh buồm" đang "trương lên" to lớn như "mảnh hồn làng" bằng nghệ thuật so sánh. Từ đây, ta hình dung được rõ sự gắn bó mật thiết của chiếc buồm với người dân làng chài; không chỉ là vật dụng để kiếm sống mà còn là người bạn tri kỉ tượng trưng cho "hồn" của ngôi làng. Rồi ở câu thơ cuối thực sự Tế Hanh đã dùng cả tâm hồn tha thiết gắn bó với quê hương mà hình dung được cảnh "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm. Từ "rướn" thể hiện cho sự cố gắng lam lũ, "thân trắng" thể hiện cho một tâm hồn đẹp đẽ một thân thể cường tráng của người dân chài lưới, "thâu góp gió" thể hiện hành động sẵn sàng đương đầu với gian nan thử thách. Có lẽ thật đúng khi Hoài Thanh đã nhận xét "Tế Hanh tinh lắm'', quả thực thơ ông quá đỗi tinh tế khiến người đọc như chìm vào những tiếng thơ bình dị nhưng không tầm thường. Chao ôi, biết mấy trân trọng một tình thương quê hương không bao giờ có thể nhàn nhạt!.

TLam

7 tháng 7 2023

cứu với

7 tháng 7 2023

Trong đoạn văn trên không có câu chủ đề.

Cách trình bày nội dung đoạn văn: song hành (trình bày từng nội dung - chi tiết song song nhau, không có nội dung nào trùm lên nội dung nào).

28 tháng 6 2023

a)

Từ ghép: quần áo, học tập, học hành, học trò, thông minh, trường lớp, bạn bè, lễ phép, chăm chỉ, nô đùa.

Từ láy: ngoan ngoãn, thon thả.

Từ đơn: dạy, nghe, hiểu, nói.

b)

Danh từ: quần áo, học trò, trường lớp, bạn bè.

Tính từ: ngoan ngoãn, thông minh, lễ phép, chăm chỉ, thon thả.

Động từ: học tập, học hành, dạy, nô đùa, nghe, hiểu, nói.

5 tháng 6 2023

Cậu tham khảo nhé !

Điều ước của tôi là trở thành một giáo viên và góp phần lan tỏa tình yêu sách đến với mọi người xung quanh. Tôi luôn tin rằng sách là nguồn tri thức vô tận và có thể mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận với sách và hiểu rõ được giá trị của chúng.

Vì vậy, tôi muốn trở thành một giáo viên để giúp đỡ các học sinh yêu thích sách và đọc sách. Tôi muốn khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho các em học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị của việc đọc sách và cách áp dụng kiến thức từ sách vào cuộc sống hàng ngày. Tôi tin rằng việc lan tỏa tình yêu sách sẽ giúp nâng cao tri thức và mang lại lợi ích cho xã hội.

Ngoài ra, tôi cũng mong muốn có thể giúp đỡ những người khác trong việc tiếp cận với sách. Tôi muốn tham gia các hoạt động tình nguyện, tổ chức các lớp học miễn phí hoặc chia sẻ sách cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Tôi tin rằng việc này sẽ giúp mọi người có cơ hội tiếp cận với sách và hiểu rõ hơn về giá trị của chúng.

Cuối cùng, tôi muốn truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh bằng việc chia sẻ những câu chuyện về sách và những trải nghiệm của bản thân khi đọc sách. Tôi tin rằng việc chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị của sách và có thêm động lực để đọc sách. Tôi hy vọng rằng điều ước của mình sẽ được thực hiện và tôi có thể góp phần lan tỏa tình yêu sách đến với mọi người.

 

 

Nguồn : FQA

16 tháng 5 2023

Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.

Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.

Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.

15 tháng 5 2023

Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.

Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.

Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.

8 tháng 5 2023

DRRWWEW6RIFEF

8 tháng 5 2023

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, điện thoại di động đang là phương tiện giao tiếp, giải trí khá phổ biến. Tuy nhiên điện thoại di động ngoài những mặt có lợi thì cũng không tránh được những tác hại để lại hệ luỵ không hề nhỏ.

Điện thoại di động còn được gọi là điện thoại cầm tay, kết nối sóng (không dây) nên điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. Chiếc điện thoại được thay đổi từng ngày, không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn trước và tích hợp nhiều chức năng hơn trước như: báo thức, ghi âm, ghi chú,… chứ không chỉ nghe và gọi. Ngoài các chức năng trên, điện thoại được coi là dụng cụ giải trí hữu ích, phương tiện giúp ta giải stress hoặc một cuốn sách nhỏ gọn nhưng bao gồm tất cả các thông tin trên đời. Hay cho dù có cách nhau nửa vòng Trái đất thì ta vẫn có thể gọi điện, nhắn tin hay thậm chí là nhìn thấy nhau qua điện thoại.

Ngoài ra điện thoại có thể giúp ta tự học hay cùng trao đổi ý kiến về bài tập với các người bạn, truy cập các trang web giải trí hay dùng để nghe nhạc, chơi game,… Hay ngay khi đang ở cơ quan làm việc hoặc trường học vẫn có thể biết được ta đã tắt điều hoà, ngắt cầu dao điện, xem camera nhà mình có trộm hay không.

Ngoài những mặt tốt thì điện thoại di động không thể tránh khỏi những tác lại to lớn mà nó đã gây ra. Vì chiếc điện thoại thông minh có quá nhiều tính năng giải trí nên làm cho người ta chẳng bao giờ muốn rời bỏ chiếc điện thoại của mình. Những học sinh khi đến lớp bị phân tâm bởi lúc thì mở lên xem có ai nhắn tin, lúc mở lên xem facebook có tin gì mới và hàng trăm lý do khiến chúng ta không muốn buông chiếc điện thoại khỏi tay.

Hiện nay nếu hỏi các học sinh hay sinh viên đang sử dụng điện thoại cho việc gì thì chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời rằng dùng để liên lạc với gia đình, trao đổi bài vở với thầy cô hay bạn bè. Nhưng những việc đó chiếm rất ít trong mục đích mà họ sử dụng điện thoại là để đua đòi cho bằng bạn bè , lạm dụng việc giải trí để “cày game”,…

Từ khi xuất hiện điện thoại di động thì tinh thần tự giác học tập, rèn luyện bài tập của học sinh dường như là “mất tích “vì khi thầy cô cho bài tập, chỉ cần lên Google kiếm bài giải là được. Có những người còn truy cập vào các trang web đen, tìm những hình ảnh đồi truỵ, những nội dung phim thiếu lành mạnh. Hoặc có những trò đùa ác ý như chụp ảnh “dìm”, những khoảnh khắc hớ hênh của người khác rồi đưa lên mạng xã hội. Thậm chí còn dùng điện thoại để gian lận trong các kỳ thi hay kiểm tra. Trường hợp sử dụng điện thoại trong lớp luôn luôn xảy ra, có lúc các giáo viên phải dừng bài giảng lại để nhắc nhở những trường hợp đó.

Việc ai ai cũng “chúi đầu” vào chiếc điện thoại làm cho tình cảm trong gia đình dần dần nhạt phai, làm cho chúng ta bị cô lập, gò bó trong thế giới ảo. Sử dụng điện thoại thông minh chính là con dao hai lưỡi đối với tất cả mọi người. Ngoài những lợi ích mà chiếc điện thoại thông minh mang lại thì tác hại của nó cũng không thể làm ngơ. Vì vậy nếu muốn trang bị điện thoại cho con em thì ta nên trang bị những điện thoại với chức năng nghe, gọi là chính.

Thời gian là vàng bạc. Lãng phí thời gian tuổi trẻ là sự lãng phí lớn nhất của con người. Thế nên, ta đừng nên lãng phí thời gian vào những việc vô ích. Chúng ta phải biết sử dụng điện thoại đúng cách, không lạm dụng điện thoại di động.

10 tháng 5 2023

1 biểu cảm

2 ba hình ảnh là ba câu đầu

3bptt: so sánh

Tác dụng : làm hình ảnh quê hương thêm cụ thể

4 tình yêu quê hương

 

GH
8 tháng 5 2023

Tham khảo

                                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

                                                            BẢN TƯỜNG TRÌNH

 Kính gửi ban giám hiệu trường ..................... và thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: 

Lớp:

Hôm nay, em viêt đơn này để tường trình về việc bản thân em đã làm gãy ghế của lớp. Trong giờ ra chơi, lúc đang chơi đùa em vô tình ngã vào chồng ghế. cú ngã đã làm gãy vài cái ghế của lớp. (trình bày lí do tiếp). Em rất xin lỗi thầy cô giáo và xin hứa từ lần sau em sẽ không tái phạm nữa .mong thầy cô bỏ qua cho em.

                                                                                                                   .........., ngày......tháng......năm

   chữ kí phụ huynh                                                     

9 tháng 5 2023

Trường ....                         Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

      Lớp ...                               Độc lập - tự do - hạnh phúc

                               BẢN TƯỜNG TRÌNH

Kính gửi thầy/cô giao chủ nhiệm lớp ...

Em tên là: ...

Học lớp: ...

(Nội dung tường trình)

Ngày tháng năm viết

       Chữ kí

Họ và tên người viết