K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL

Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry.

 t i c k nha

hok tốt

17 tháng 10 2021

mình chỉ biết xuất bản là năm 1943 thôi nha

16 tháng 10 2021

 là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. ... Nó so sánh hai sự vật mà không dùng những cụm từ hoặc từ 'như', 'như là','giống như'.

Đây là 3 câu này tham khảo thôi nha

16 tháng 10 2021

Câu 2 

Bà tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở nhà bà là người thương và cưng chiều tôi nhất. Bà nhắc nhở tôi phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa kể cho tôi nghe qua đó giáo dục tôi. Bà tôi ngày ngày thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn tôi.

16 tháng 10 2021

Một số ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ cho các bạn tham khảo

Trong câu thơ:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Nhà thơ Nguyễn Du đã dùng hai hình ảnh chim đỗ quyên và hoa lựu để cùng biểu đạt ý nghĩa: mùa hè đã đến. Cả hai hình ảnh này đều là những dấu hiệu báo hè (chim đỗ quyên kêu và hoa lựu nở đều vào thời điểm mùa hè). Vì thế nhìn vào hai dấu hiệu ấy, người ta có thể nghĩ ngay đến sự khởi đầu của mùa hè. Lửa lựu còn gợi liên tưởng đến sức ấm nóng của mùa hè.

Chú ý: Thực ra hai hình ảnh chim quyên và hoa lựu nở cũng có thể hiểu là hai hoán dụ. Bởi mùa hè - chim quyên - hoa lựu đều có thực và gắn bó chặt chẽ với nhau trong thực tế (nghĩa là chúng có mối liên hệ tương cận với nhau). Nhưvậy chỉ có hình ảnh lửa lựu (sức nóng của mùa hè) ở trong câu này là được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng tương đồng "thực sự" mà thôi.

b) Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

Cụm từ "làm thành người" là một ẩn dụ được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về cách thức. Từ "làm thành" thường dùng để chỉ quá trình thực hiện một việc gì đó (từ cha được đến được, từ cha tốt đến tốt...). Quá trình nhận thức của con người cũng diễn ra như vậy. Do đó làm thành người cũng hiểu là nên người - nghĩa là biết nhận thức đúng đắn về cuộc sống.

c) Ơi con chim chiền chiện – Hót chi mà vang trời – Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng

Đoạn thơ này cũng giống hai câu thơ của Nguyễn Du. Ở đây, hình ảnh chim chiền chiện, giọt sương rơi (giọt long lanh) là những dấu hiệu báo mùa xuân đến. Ẩn dụ này được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng dấu hiệu đặc trưng - mùa.

d) Thác bao nhiêu thác cũng qua – Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:

Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.

Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.

e) Câu thơ cũng có hai hình ảnh ẩn dụ: Phù du (liên tưởng đến cuộc đời nổi trội, ngắn ngủi) và phù sa (cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, ấm no). Có liên tưởng này vì phù du là một loài côn trùng có cuộc đời ngắn ngủi, trái lại phù sa là "chất dinh dưỡng" tốt nuôi sống cây trái trên đồng. Dùng hai hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ Chế Lan Viên muốn so sánh cuộc đời xưa và nay. Từ đó mà khẳng định giá trị và ý nghĩa nhân văn của cuộc sống hôm nay.

3. Ví dụ một số câu văn có dùng phép ẩn dụ

a) Tôi đang nói đến cuộc sống đau thương và không hiểu sao, tôi lại nghĩ ngay đến "các vị la Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận.

b) Đất trời trở mình sang mùa, đã thấy cái lành lạnh của gió.

c) Ông T vẫn ngồi đó. Ông đang nhớ về cái đêm tối tăm nhất của đời ông.

4. a) Đầu xanh đã tội tình gì - Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.

b) Trong trường hợp, khi chúng ta gặp phải một đối tượng đã bị tác giả thay đổi cách gọi tên, để hiểu đúng được đối tượng ấy, chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận, một tính chất, một đặc điểm nào đó... tiêu biểu. Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ. Nó giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng... trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.

Các trường hợp này đều là hoán dụ tu từ.

5. Nguyễn Bính viết:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ "người thôn Đoài" và "người thôn Đông". Còn hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại là những ẩn dụ dùng để chỉ những người đang yêu. Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị. Đích của lời nói tuy vẫn hướng về người yêu. Thế nhưng cách nói bâng quơ theo kiểu ngôn ngữ tỏ tình của trai gái đã tạo ra một sự thích thú đặc biệt cho những người tiếp nhận nội dung của câu thơ.

Cùng là bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng nếu câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng...? sử dụng những liên tưởng có phần mòn sáo thì câu thơ của Nguyễn Bính (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông) lại có những liên tưởng vô cùng mới mẻ. Những liên tưởng này tạo ra nét đẹp riêng và sự thích thú, hấp dẫn cho mỗi câu thơ.

16 tháng 10 2021

Trong kho tàng văn học dân gian, thể loại truyện mà tôi ưa thích nhất là truyện cổ tích. Truyện cổ tích mở ra một thế giới muôn màu muôn vẻ, từ phong tục tập quán đến mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Câu chuyện tôi kể các bạn nghe phản ánh một mặt của đời sống xã hội. Câu chuyện có tên là Cây khế. Tôi sẽ kể theo lời của người em trong câu chuyện này.

Có lẽ suốt cuộc đời này, điều khiến tôi day dứt nhất và cũng là điều đau khổ nhất đối với tồi đó là cái chết của anh trai tôi. Nếu tôi không nói chuyện vì sao tôi trở nên giàu có cho anh tôi biết và nếu tôi không nhận lời đổi mảnh vườn có cây khế thì bây giờ anh tôi vẫn còn sống bên người vợ thân yêu của mình. Câu chuyện của hai anh em tôi được bắt đầu như thế này: Hồi ấy, bố mẹ tôi mất sớm, lúc chia gia tài, anh tôi lấy hết nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ trong đó có một cây khế. Hai vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả, cày thuê cuốc mướn sống lần hồi qua ngày.

Năm nào cây khế cũng sai trĩu quả, hai vợ chồng tôi hái khế đem ra chợ bán, đủ tiền đong gạo. Một buổi sáng, khi tôi ra vườn bỗng thấy một con chim lạ đang mổ khế để ăn. Tôi buông lời than thở:

- Chim ơi! Nhà ta nghèo lắm, cả gia tài chỉ có mỗi cây khế này, chim đừng ăn khế của ta.

Chim bỗng kêu lên thành tiếng người:

"Ăn một quả. Trả cục vàng. May túi ba gang. Mang đi mà đựng"

Tôi vội kể chuyện đó cho vợ tôi nghe. Tin lời chim, vợ chồng tôi liền kiếm vải cũ chắp nối may thành cái túi ba gang. Sáng hôm sau, chim lạ đến đưa tôi đi lấy vàng. Trên sườn núi, những thỏi vàng óng ánh, trông lóa cả mắt. Tôi nhặt vàng bỏ đầy túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về vườn cũ. Từ đó vợ chồng tôi trở nên giàu có.

Vợ chồng anh tôi vốn có tính tham lam, thấy tôi tự nhiên trở nên giàu cò bèn gạ gẫm hỏi chuyện tôi. Tôi thật thà kể lại câu chuyện cho anh tôi nghe. Hôm sau, anh đến nói với tôi:

- Anh đổi cả gia tài của anh để lấy mảnh vườn có cây khế của chú.

Chiều lòng anh, vợ chồng tôi nhận lời và dọn về nhà anh ở.

Từ ngày đổi được cây khế, anh tôi nóng ruột đợi chờ. Rồi một buổi sáng, chim lạ lại đến ăn khế. Hai vợ chồng anh tôi mừng quýnh. Anh tôi cũng giả vờ than thở và chim cũng kêu lên thành tiếng như lần trước. Hai vợ chồng anh tôi liền lấy vải may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, chim cũng đưa anh đến đảo lấy vàng. Anh tôi nhặt vàng nhét đầy cái túi to tướng rồi ì ạch leo lên mình chim.

Vàng nhiều nên chim bay rất chậm. Đến giữa biển, đôi cánh chim mỏi rã rời. Trời đã tối, bất chợt gặp cơn gió mạnh, chim không gượng được, bay lảo đảo, lật mình một cái, anh tôi và cái túi đầy vàng rơi tỏm xuống biển.

Tôi vừa trách mình, vừa giận anh trai tôi. Nếu anh không tham lam có lẽ cuộc sống của anh sẽ mãi mãi tốt đẹp. Nhớ anh, tôi trào nước mắt.

Kể lại câu chuyện cây khế bằng lời của người em trai mẫu 5

Ngày xửa, ngày xưa trong gia đình nọ có hai anh em mồ cô cha mẹ từ nhỏ, họ sống với nhau hòa thuận cho đến khi người anh lấy vợ.Khi có cuộc sống riêng người anh không còn muốn sống cùng em mình nữa, gọi người em đến và phân chia tài sản.Với tính tình tham lam, ích kỉ khi chia gia tài,anh ta nhận hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha mẹ để lại chỉ để cho em trai mình một túp lều tranh và mảnh vườn nhỏ với cây khế trước nhà. Người em vốn hiền lành, nên không trách cứ gì anh vẫn vui vẻ đồng ý với quyết định đó. Hằng ngày, cậu em chăm chỉ làm lụng, cày cuốc để lo cho cuộc sống của mình, và cũng không quên chăm sóc cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vườn bỗng sai quả lạ thường cành nào cành ấy trĩu nặng quả. Người em vui lắm cứ nghĩ cây khế sai như thế này mình sẽ mang đi chợ bán chắc chắn sẽ đổi được nhiều gạo để dự trữ trong nhà. Một hôm, vừa đi làm về người em thấy trên cây khế có một con chim lớn đang ăn khế của chàng. Người em thấy thế, liền xua đuổi chim đi và nói:

- Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì tôi sống bằng gì?

Lạ kì thay con chim bỗng dừng lại không ăn khế của chàng nữa, mà nói với chàng rằng:

- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.

Người em thấy chim biết nói tiếng người, biết đây là loài chim lạ, nên chàng không đuổi nó đi nữa, mà để cho nó ăn. Chàng nghĩ bụng, chim có ăn thêm mấy quả nữa cũng không hết được cả cây huống hồ, con chim này còn biết cất tiếng nói. Mấy hôm sau, con chim lại đến ăn khế và nó vẫn nói như lần trước với người em, chàng thấy lạ lắm bèn vào nhà lấy những mảnh vải vụn, may vừa một chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Chim thấy người em đã chuẩn bị xong bèn sà xuống mặt đất, đỡ người em lên lưng mình, rồi cất cánh bay thẳng lên bầu trời. Ngồi trên lưng chim, người em thấy cả vùng rộng lớn nào sông, nào biển rồi những núi non trùng điệp, mà chàng chưa bao giờ thấy cảnh đẹp hùng vĩ như vậy. Chim đưa chàng đi mãi, rồi dừng lại ở một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em vô cùng sửng sốt, vì chàng không ngờ có nơi chứa đựng cả kho báu lớn đến như vậy, chàng đi xung quanh ngắm nhìn thỏa thích và lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi nhờ chim đưa về nhà. Từ đó về sau cuộc sống của người em trở nên khấm khá hơn, không những có của ăn của để mà chàng còn giúp đỡ người nghèo khó, dân làng ai cũng quý mến chàng.

Vợ chồng người anh thấy em mình bỗng dưng giàu có, bèn sang nhà hỏi chuyện, dò la. Sau khi nghe em trai kể câu chuyện về con chim ăn khế trả vàng, vợ chồng người anh nảy sinh lòng tham, bèn ngon ngọt dỗ cậu em, để đổi toàn bộ gia tài của mình lấy mảnh vườn và cây khế nhà. Người em vui vẻ đổi cho anh.Thế là người anh chuyển sang nhà em ở.Vợ chồng người anh chờ mãi, cuối cùng cũng đến lúc khế ra quả. Và con chim lạ cũng đến ăn khế. Lúc này người anh nhớ lại, câu chuyện em kể. Người anh giả vờ khóc nóc, nài nỉ để chim đừng ăn khế nhà mình. Chim bèn nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.Người anh thấy thế vui lắm, cứ nghĩ mình có được cơ hội đến đảo vàng để mang về được nhiều châu báu rồi đây. Bèn vào nhà nói với vợ tìm trong nhà những mảnh vải tốt nhất may túi 12 gang thật chắc để đi lấy vàng. Lần sau, khi chim đến ăn khế rồi đưa anh đi lấy vàng. Vừa đi đến nơi, người anh đã vội tìm những thỏi vàng to nhất, nặng nhất nhét đầy túi 12 gang, anh cứ mải đi lại giữa đống châu báu đến chiều mới chịu ra về. Trước khi lên lưng chim, anh còn tham lam nhét đầy vàng vào người. Chim cố gắng cất cánh bay, nhưng vì đường xa mà vàng nặng quá nên cánh chim cứ chao đảo, mấy lần suýt rơi xuống biển, thấy thế chim bèn nói với người anh bỏ bớt vàng đi để có thể an toàn trở về nhà. Nhưng vì tính quá tham lam, tiếc của anh không nghe lời cứ giữ khư khư chỗ vàng. Chim thấy thế bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển.

Nếu như không tham lam thì người anh đã có cuộc sống ấm no hạnh phúc bên gia đình, nhưng cũng chỉ vì sự ích kỉ của bản thân mà anh ta phải bỏ mạng nơi biển khơi sâu thẳm.

16 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ai đã một lần đến vườn nhà tôi đề.u quan sát và trầm trồ khen ngợi cây khế ở vườn nhà. Nó là dấu ấn trong cuộc đời tôi. Nhìn cây khế tôi nhớ về câu chuyện buồn giữa tôi và người anh ruột của tôi đã vĩnh viễn ra đi.

Ngày ấy, tôi rất mến anh trai. Khi cha mẹ tôi qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Tôi chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, tôi chỉ ngày ngày chăm chút cho cây, mong cây đơm quả ngọt. Cây không phụ lòng tôi, khế xanh và lớn nhanh trông thấy. Rồi một ngày kia, cây trô hoa. Ôi! Những chùm hoa khế mới đẹp làm sao! Tôi cứ cần mẫn chăm cây và mong cây đơm hoa kết trái. Sự mong chờ đón đợi của tôi cũng đến. Từng chùm quả vàng đã chiu chít trên cành. Nhờ có cây khế mà vợ chồng tôi sống được qua ngày. Một hôm nọ, tôi nhìn thấy một con chim lạ đậu trên cành cây, nó ăn hết quả này đến quả khác.

Tôi sốt ruột vô cùng nhưng cùng chăng đành lòng xua đuôi chim đi. Tôi chỉ đứng dưới gốc than thở với chim: Gia tài tôi chỉ có cây khế này, chim ăn hết tôi sống làm sao? Chim bỗng kêu lên:

Ăn một quả khế
Trả một cục vàng

May túi ba gang

Mang đi mà đựng.

Nghe lời chim lạ, tôi bảo vợ tìm vải cũ may cái túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngoi lên lưng nó đê đi lấy vàng. Chim chở tôi đi đến đáo vàng. Ngồi trên lưng chim, tôi nhìn thấy trời, thấy biến, thấy đồng ruộng phì nhiêu. Đen nơi, chim hạ cánh và bảo tôi nhặt vàng bỏ vào cái túi để chim chở về. Tôi làm theo lời chim dặn, chỉ lấy vàng bỏ vào vừa đủ túi ba gang. Tôi được chim chở về. Nhờ có số vàng ấy, gia đình tôi được sống sung túc hơn.

Thấy gia đình tôi làm ăn kham khá, anh trai sang hỏi xem sao. Tôi thật lòng kê lại chuyện lạ cho anh nghe. Anh bảo tôi phải đối cây khế lấy nhà cửa ruộng vườn của anh. Tôi vốn chiều lòng anh nên nhất nhất nghe theo. Hằng ngày, anh cử chăm bằm ngồi dưới gốc đê trông chờ chim lạ. Hôm nọ, chim lạ đên ăn khê. Anh cũng than thở như tôi. Chim cùng kêu lên như lần trước. Anh mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim cũng đến chở anh đi lấy vàng. Đen đào vàng, anh lấy vàng bở đầy túi rồi nhét thêm vào bụng, vào lưng. Anh ì ạch leo lên lưng chim đề được chở về. Dọc đương bay, chim thấy nặng nên bảo anh bở bót vàng xuống. Anh không nghe lời chim, mặc cho lời yêu cầu của chim lạ. Bay giữa biển, chim mỏi cánh nên chao đáo. Anh vẫn khư khư ôm lấy túi vàng. Thế là anh và túi vàng nặng trịch ấy rơi tòm xuống biên.

Tuy anh tham lam, xem nhẹ tình anh em, nhưng đối với tôi, tình thâm nghĩa nặng làm sao tôi quên được. Tỏi nghĩ răng: giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu đến nỗi có kết cục bi thương như thế.

Cho đoạn văn sau:“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".Câu 1 . Đoạn...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".

Câu 1 . Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 . Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ấy trong đoạn trích?

Câu 4 . Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

Câu 5 . Viết đoạn văn 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. Đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân, chú thích từ láy).

4
16 tháng 10 2021

Vb Sơn Tinh Thủy Tinh

Tự sự

Câu cn lại luk ôn thi xog a quên hết r

16 tháng 10 2021

câu 1 văn bản sơn tinh thủy tinh

câu 2 tự sự và miêu tả

câu 3 từ láy tăng sức hấp dẫn cho câu văn

câu 4 người xưa đã giải thích rằng do thủy tinh đều kéo quân đến đánh sơn tinh nên có quy luật thiên nhiên này 

16 tháng 10 2021

phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, những người có công ơn nuôi nấng mình. Khi người lớn dạy bảo những gì đều phải lắng nghe và vâng lời, không được ham chơi mà bỏ mặc người lớn khi bệnh hoạn.

nhớ k mình

16 tháng 10 2021

sau khi đọc truyện cậu bé tích chu ta thấy: ta cần phải biết yêu thương, trận trọng người bà.

ta phải biết nghe lời người lớn

còn lại tợ nghĩ